Đọc lại văn bản Một thời đại trong thi ca trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 85 – 88) và trả lời các câu hỏi

110

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn đầy đủ Tập 1 và Tập 2 chương trình sách mới sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách SBT Ngữ Văn 11 từ đó học tốt môn Ngữ văn 11.

Đọc lại văn bản Một thời đại trong thi ca trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 85 – 88) và trả lời các câu hỏi

Bài tập 4 trang 16 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Một thời đại trong thi ca trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 85 – 88) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 16 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Những thông tin nào về bối cảnh ra đời của văn bản cần được chú ý?

Trả lời:

Khi tìm hiểu văn bản này, cần chú ý đến những thông tin sau:

– Tác giả: Hoài Thanh là nhà phê bình văn học xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Sở trường của ông là phê bình thơ.

- Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941: là hợp tuyển gồm 1 tiểu luận về phong trào Thơ mới, 45 bài viết về tác giả và 168 bài thơ tuyển. Công trình này được xuất bản năm 1942, ngay khi Thơ mới đang ở đỉnh cao.

Một thời đại trong thi ca là tiểu luận tổng kết phong trào Thơ mới với nhiều nội dung: xác định các hiện tượng đánh dấu từng chặng đường, mô tả quá trình phát triển, nhận diện “một thời đại mới trong thi ca”, lí giải nguyên nhân, chỉ ra các khuynh hướng, gọi tên các phong cách và chỉ rõ “tinh thần thơ mới”.

– Văn bản trong SGK nằm ở phần cuối của tiểu luận.

Câu 2 trang 16 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Câu mở đầu văn bản: “Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới” có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Câu mở đầu văn bản này vừa có vai trò kết nối, vừa là một cách đặt vấn đề – Trước đó, Hoài Thanh đã nói về những vấn đề khác của Thơ mới, chẳng hạn hình dáng câu thơ.

– Nêu vấn đề bàn luận một cách trực tiếp, rõ ràng: Tinh thần thơ mới là đặc trưng, cốt lõi làm nên diện mạo phong trào Thơ mới.

Câu 3 trang 16 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bạn có nhận xét gì về cách lập luận của Hoài Thanh ở văn bản này?

Trả lời:

Trong văn bản này, Hoài Thanh đã thể hiện cách lập luận giàu sức thuyết phục.

– Căn cứ tạo lập luận: thực tiễn thơ ca Việt Nam 1932 – 1941 và suy luận của Hoài Thanh.

– Mạch lập luận nương theo logic nhận thức thông thường: từ tình trạng khó rạch ròi thơ cũ – thơ mới, đưa ra tiêu chí nhận diện cái mới (“chữ tôi" khi mới xuất hiện, khi Thơ mới nở rộ), chỉ ra ý nghĩa của cái tôi đối với thơ ca.

– Mạch lập luận là nòng cốt để triển khai nội dung.

Câu 4 trang 16 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Khi nói về tình trạng khó phân biệt rạch ròi thơ mới – thơ cũ, Hoài Thanh đã đưa ra ba ví dụ để minh hoạ. Bạn hãy làm rõ sự đan xen cũ – mới trong từng ví dụ đó.

Trả lời:

Hoài Thanh đã chỉ ra tình trạng khó phân biệt rạch ròi thơ mới - thơ cũ qua các ví dụ:

– Hôm nay tôi đã chết trong người

Xưa hẹn nghìn năm yêu mến tôi

Xuân Diệu – một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới – vẫn dùng thể thơ thất ngôn truyền thống, nhưng đổi mới cách dùng chữ đặt câu (ngắt câu không trùng với dòng thơ, tạo thành câu thơ vắt dòng).

– Người giai nhân: bến đợi dưới cây già

Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt,

Cũng chính Xuân Diệu – nhà thơ được coi là “mới nhất trong các nhà Thơ mới - vẫn viết câu thơ bảy chữ theo kiểu thất ngôn truyền thống với ngôn từ, hình ảnh quen thuộc (giai nhân – du khách, bến – thuyền).

– Ô hay! Cảnh cũng ưa người nh

Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ?

Hai câu thơ của một nhà thơ thời trung đại là Bà Huyện Thanh Quan (có tài liệu cho là của Hồ Xuân Hương) tả cảnh thu nhưng cả câu thơ và ý thơ đều mới mẻ, hiện đại.

Câu 5 trang 16 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong văn bản này, yếu tố biểu cảm có tác dụng gì?

Trả lời:

- Những câu văn có yếu tố biểu cảm rõ ràng: “Giá trong thơ cũ chỉ có những trấn ngôn sáo ngữ, những bài thơ chúc tụng, những bài thơ vịnh hết cái này đến cái nọ, mà các nhà thơ một lại chỉ làm những bài kiệt tác thì cũng tiện cho ta biết mấy. Khốn nỗi, cái tâm thương cái lố lăng chẳng phải của riêng một thời nào, và muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn, phải sánh bài hay với bài hay vậy”; “Âu là ta đành phải nhận rằng trời đất không phải dựng lên cùng một lần với thế hệ chúng ta”; “Chẳng trách gì tác phẩm của họ vừa ra đời, đoàn thể đã dành làm của chung, lắm khi cũng chẳng thêm ghi tên của họ”; “Mà thật nó tội nghiệp quá!”

- Những sắc thái cảm xúc đáng chú ý: đùa bỡn, hài hước, châm biếm, cảm thương

=> Yếu tố biểu cảm kết hợp, bỗ trợ cho lí lẽ, bằng chứng một cách nhuần nhuyễn, thường xuyên.

Đánh giá

0

0 đánh giá