Đọc lại văn bản Tiếp xúc với tác phẩm trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 98 – 100) và trả lời các câu hỏi

134

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn đầy đủ Tập 1 và Tập 2 chương trình sách mới sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách SBT Ngữ Văn 11 từ đó học tốt môn Ngữ văn 11.

Đọc lại văn bản Tiếp xúc với tác phẩm trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 98 – 100) và trả lời các câu hỏi

Bài tập 6 trang 17 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Tiếp xúc với tác phẩm trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 98 – 100) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Văn bản gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần và chỉ ra mối quan hệ giữa các phần.

Trả lời:

- Văn bản Tiếp xúc với tác phẩm có ba phần. Các phần của văn bản đã được người viết thể hiện rõ bằng các tiểu mục.

+ Phần 1: Đời sống vật thể và đời sống hình tượng của tác phẩm.

+ Phần 2: Giá trị chủ quan của tác phẩm.

+ Phần 3: Nội dung của tác phẩm được người xem mở rộng.

- Mối quan hệ giữa các phần:

+ Phần 1 đề cập vấn đề cơ bản nhất của tác phẩm hội hoạ. Nếu thiếu kiến thức nền cơ bản đó, khó có thể tìm được con đường đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Sau khi diễn giải trí thức có tính công cụ đó, tác giả tập trung bàn về ý nghĩa của tác phẩm. Ý nghĩa chủ quan chính là biểu hiện trước hết, luôn gắn với bản thế tác phẩm (phần 2). Tuy nhiên, một tác phẩm chỉ phát lộ đầy đủ ý nghĩa khi có sự tiếp nhận của người đọc (phần 3). Như vậy, việc sắp xếp tuần tự các phần là hoàn toàn logic, chặt chẽ.

Câu 2 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Những dấu hiệu nào chứng tỏ Tiếp xúc với tác phẩm là một văn bản nghị luận?

Trả lời:

- Văn bản có các đặc điểm tiêu biểu của một văn bản nghị luận, thể hiện qua cấu trúc của nó:

+ Có một luận để bàn luận (nằm ở nhan đề của văn bản).

+ Văn bản có ba luận điểm được tác giả triển khai đầy đủ (ba tiểu mục của văn bản).

+ Trong văn bản, tác giả sử dụng lí lẽ để lập luận.

- Đặc biệt, tác giả rất chú trọng việc phân tích dẫn chứng (bức tranh Em Thuý của Trần Văn Cẩn) để những lí lẽ được nêu có sức thuyết phục.

Câu 3 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy phân tích mối quan hệ giữa đời sống vật thể và đời sống hình tượng của tác phẩm.

Trả lời:

Ở phần 1, tác giả tập trung làm rõ hai vấn đề: đời sống vật thể và đời sống hình tượng của tác phẩm. Hai phương diện này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Một tác phẩm trước hết phải có yếu tố vật thể, được tạo nên bởi chất liệu và các phương tiện vật chất khác, người xem nhận biết điều đó bằng các giác quan. Từ việc tiếp xúc với phương diện vật thể của tác phẩm, người xem nảy sinh cảm xúc, suy ngẫm, liên hệ và lĩnh hội ý nghĩa nào đó theo cảm nhận của mình. Đó chính là đời sống hình tượng của tác phẩm. Như vậy, trong hai phương diện ấy, đời sống vật thể phải có trước, là điều kiện để tác phẩm có được đời sống hình tượng.

Câu 4 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo bạn, nếu đặt lại tên cho văn bản là Bức tranh “Em Thuý” của Trần Văn Cẩn có hợp lí không? Vì sao?

Trả lời:

Nếu căn cứ vào các thông tin khá phong phú về bức tranh Em Thuý được thể hiện trong bài viết mà dùng cụm từ Bức tranh “Em Thuý” của Trần Văn Cẩn làm nhan đề cho bài viết này thì hoàn toàn không thoả đáng vì việc phân tích các khía cạnh của bức tranh Em Thuý để làm sáng tỏ các luận điểm, giúp người đọc biết cách tiếp nhận một tác phẩm hội hoạ. Ở đây, bức tranh của Em Thúy là cứ liệu để tác giả phân tích và chứng minh cho luận điểm của mình.

Câu 5 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong văn bản này, tác giả lập luận dựa trên việc phân tích một tác phẩm hội hoạ. Theo bạn, việc tiếp xúc với tác phẩm thuộc các loại hình khác có tương tự như vậy không? Vì sao?

Trả lời:

Thái Bá Vân đã đưa đến cho người đọc những kiến thức quan trọng về hội hoạ, bằng sự diễn giải thấu đáo, và sự phân tích tinh tế một bức tranh có giá trị. Tuy nhiên, bài viết còn giúp nhận thức những vấn đề phổ quát liên quan đến các loại hình nghệ thuật khác nhau. Tác phẩm thuộc bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng đều có hai phương diện: đời sống vật thể và đời sống hình tượng; cũng đều có giá trị chủ quan (gắn với tư tưởng, tình cảm của tác giả) và ý nghĩa khách quan (gắn với sự tiếp nhận của người thưởng thức). Chẳng hạn, ở tác phẩm văn học, đời sống vật thể chính là ngôn từ (có thể đọc lên bằng ngôn ngữ âm thanh), còn đời sống hình tượng chính là những bức tranh thiên nhiên, bức tranh sinh hoạt được khắc hoạ, các nhân vật có số phận riêng, những tình cảm, triết lí nhân sinh mà tác phẩm gợi lên trong lòng người đọc; những điều người viết muốn gửi gắm và những ý nghĩa mà người đọc cảm nhận được theo cách đọc của mình;…

Câu 6 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy chỉ ra những dấu hiệu thể hiện giọng điệu tâm tình thân mật trong đoạn trích.

Trả lời:

Trong đoạn trích, Hoài Thanh đã sử dụng nhiều từ ngữ diễn tả tâm thế chuyện trò thân mật dí dỏm: Dùng đại từ nhân xưng số nhiều để kết nối người nói và người nghe (“Chúng ta hãy tìm những chỗ khác nhau”); dùng những từ ngữ trong giao tiếp đời thường (“lắm khi”, “chướng”,...); gia tăng những từ ngữ chỉ tình thái (“không một lần nào dám dùng”, “chẳng trách gì”, “chẳng thèm”,...).

Đánh giá

0

0 đánh giá