Đọc lại bài thơ Thuyền và biển trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 110 – 111) và trả lời các câu hỏi

351

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn đầy đủ Tập 1 và Tập 2 chương trình sách mới sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách SBT Ngữ Văn 11 từ đó học tốt môn Ngữ văn 11.

Đọc lại bài thơ Thuyền và biển trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 110 – 111) và trả lời các câu hỏi

Bài tập 3 trang 19 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại bài thơ Thuyền và biển trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 110 – 111) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Dựa vào vốn hiểu biết văn học của mình, hãy nêu một số cặp hình ảnh mang tính chất ẩn dụ thường xuất hiện trong thơ nhằm biểu đạt sự thắm thiết của tình lứa đôi. Từ đó, trình bày ý kiến của bạn về cặp hình ảnh thuyền – biển trong bài thơ Thuyền và biển của Xuân Quỳnh.

Trả lời:

- Một số cặp hình ảnh mang tính chất ẩn dụ thường xuất hiện trong thơ nhằm biểu đạt sự thắm thiết của tình lứa đôi: thuyền – bến, trúc – mai, mận – đào, Kim – Kiều,...

- Nhận xét về cặp hình ảnh thuyền - biển trong bài thơ Thuyền và biển của Xuân Quỳnh:

+ Thuyền và biển vốn dĩ là hai hình ảnh gần gũi, sóng đôi, hay được nhắc đến cùng nhau → Sử dụng hai hình ảnh này để nói về tình yêu lứa đôi là hợp lí bởi tình yêu là sự thân mật, gắn bó, song hành với nhau.

+ Hình ảnh thuyền và biển, hành trình thuyền ra biển để đi tìm những chân trời mới đã góp phần giúp nhà thơ thể hiện những góc nhìn mới mẻ về hành trình của tình yêu và khát vọng được yêu thương.

=> Xuân Quỳnh đã thành công trong việc kế thừa và sáng tạo cặp hình ảnh mang tính chất ẩn dụ thường xuất hiện trong thơ nhằm biểu đạt sự thắm thiết của tình lứa đôi, từ dùng ngôn ngữ thi ca để thể hiện trọn vẹn hành trình tìm và gặp gỡ tình yêu như trong bài thơ.

Câu 2 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bạn hiểu như thế nào về điều tác giả muốn biểu đạt qua hai câu thơ: “Thuyền đi hoài không mỏi/ Biển vẫn xa... còn xa”?

Trả lời:

- Một số cặp hình ảnh mang tính chất ẩn dụ thường xuất hiện trong thơ nhằm biểu đạt sự thắm thiết của tình lứa đôi: thuyền – bến, trúc – mai, mận – đào, Kim – Kiều,...

- Nhận xét về cặp hình ảnh thuyền - biển trong bài thơ Thuyền và biển của Xuân Quỳnh:

+ Thuyền và biển vốn dĩ là hai hình ảnh gần gũi, sóng đôi, hay được nhắc đến cùng nhau → Sử dụng hai hình ảnh này để nói về tình yêu lứa đôi là hợp lí bởi tình yêu là sự thân mật, gắn bó, song hành với nhau.

+ Hình ảnh thuyền và biển, hành trình thuyền ra biển để đi tìm những chân trời mới đã góp phần giúp nhà thơ thể hiện những góc nhìn mới mẻ về hành trình của tình yêu và khát vọng được yêu thương.

=> Xuân Quỳnh đã thành công trong việc kế thừa và sáng tạo cặp hình ảnh mang tính chất ẩn dụ thường xuất hiện trong thơ nhằm biểu đạt sự thắm thiết của tình lứa đôi, từ dùng ngôn ngữ thi ca để thể hiện trọn vẹn hành trình tìm và gặp gỡ tình yêu như trong bài thơ.

Câu 3 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Thông qua câu chuyện mang tính phổ quát về tình yêu, nhân vật trữ tình đã bộc lộ rất sắc nét cá tính, tính cách của mình. Hãy làm rõ điều này qua phân tích khổ thơ sau:

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu

Trả lời:

- Khổ thơ đã cho ta thấy quy luật tất yếu của cuộc sống và tình yêu. Chỉ những con thuyền lênh đênh trên sóng gió mới biết được biển khơi bao la đến nhường nào. Chỉ có những con sóng mới có thể hướng thuyền đến bến bờ mong đợi, đưa thuyền đi muôn nơi. Biển không nắm bắt được chính mình nhưng luôn sẵn sàng dùng sự mênh mông, rộng lớn của mình để che chở thuyền. Con người trong tình yêu cũng vậy. Giữa hai người đang yêu bao giờ cũng tồn tại một sợi dây linh diệu kết nối hai tâm hồn. Ta có thể không hiểu được mình nhưng luôn chờ đợi được thấu cảm từ đối phương và ngược lại.

- Khổ thơ có điệp từ “Chỉ” khiến cách diễn đạt toàn khổ mang màu sắc tuyệt đối hóa, gần như cực đoan. Qua đó, ta thấy được sư quyết liệt, mạnh mẽ, tự tin với tình yêu của mình và thấu hiểu bản chất của tình yêu trong con người nhân vật trữ tình.

Câu 4 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Người đang yêu thường giải thích thế giới theo nhãn quan (hay cách nhìn riêng) của tình yêu. Hãy tìm trong bài thơ những ý, những câu có thể chứng minh cho nhận xét đó.

Trả lời:

Trong bài thơ, nhà thơ Xuân Quỳnh đã sử dụng góc nhìn thơ ca mang tính cá nhân để giải thích các vấn đề, sự kiện trong bài. Ở bài Thuyền và biển của Xuân Quỳnh, nhà thơ vào vai người đang yêu. Chính sự hợp nhất và cộng hưởng này đã đưa tới những phát hiện thú vị: “Cũng có khi vô cớ/ Biển ào ạt xô thuyền/” (Vì tình yêu muôn thuở/ Có bao giờ đứng yên?) - giải thích hiện tượng sóng biển không ngừng xao động; “Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ” – giải thích hiện tượng biển “bạc đầu”.

Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Khi chọn bài thơ Thuyền và biến của Xuân Quỳnh đế phổ nhạc, các nhạc sĩ như Phan Huỳnh Điều, Hữu Xuân đã “bỏ qua hai câu đầu, chưa kể việc không sử dụng một số câu, đoạn khác. Theo bạn, điều đó có thể tác động trở lại tới cách nhìn nhận của độc giả về tiếng nói trữ tình trong bài thơ như thế nào? Hãy lí giải điều này.

Trả lời:

Trong các “phiên bản mới” của bài thơ ở hai ca khúc, do không còn hai câu dẫn chuyện, yếu tố tự sự mờ đi để nhường cảm xúc vốn được nhân vật trữ tình thể hiện bằng hình thức ẩn dụ nổi bật lên. Do sự khác biệt này, cảm nhận của người đọc về tiếng nói trữ tình ở lời các ca khúc và ở bài thơ hiển nhiên sẽ không giống nhau. Từ đây, người đọc có cơ hội nhìn rõ hơn cách mà nhà thơ Xuân Quỳnh đã sử dụng để làm khách quan hoá câu chuyện tình yêu “của mình” nhằm đưa đến nhận thức toàn diện về vấn đề (nhà thơ không đơn thuần bộc lộ cảm xúc về tình yêu mà còn muốn đi sâu “khảo sát” bản chất của tình yêu, thông qua một câu chuyện có vẻ “khách quan”).

Đánh giá

0

0 đánh giá