Với soạn bài Bếp lửa trang 24 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 8.
Soạn bài Bếp lửa trang 24 (Kết nối tri thức)
Nội dung chính: “Bếp lửa” của Bằng Việt là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.
* Sau khi đọc
Trả lời:
Bài thơ là lời của người cháu nói về bà, thể hiện tình yêu thương tha thiết mà bà đã dành cho cháu trong những ngày gian khổ. Những cảm xúc đó được gợi lên qua hình ảnh bếp lửa.
Câu 2. (trang 25 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Hãy xác định bố cục của bài thơ.
Trả lời:
- Phần 1 (khổ 1): Hình ảnh bếp lửa và sự khơi nguồn cảm xúc.
- Phần 2 (4 khổ tiếp): Những kỉ niệm thơ ấu bên bếp lửa và bà.
- Phần 3 (2 khổ tiếp): Suy ngẫm của cháu về bếp lửa và bà.
- Phần 4 (khổ cuối): Niềm thương nhớ của người cháu.
Trả lời:
- Trong bài thơ hình ảnh người bà và cháu hiện lên rất đằm thắm, thiết tha. Tình cảm bà cháu thể hiện trong bài thơ rất nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại thấm thía sâu xa. Tình cảm ấy vượt qua chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian, mãi mãi ở trong tim cháu. Tình yêu, lòng biết ơn của người cháu với bà của mình cũng chính là lòng biết ơn với gia đình, với quê hương, đất nước.
- Những chi tiết, từ ngữ giúp em có cảm nhận như vậy là: chờn vờn sương sớm, cháu thương bà biết mấy nắng mưa, giờ cháu đi xa có ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả nhưng chẳng lúc nào cháu quên và tự nhắc nhở bản thân và tự hỏi rằng khi sớm mai này, bà đã nhóm lửa lên chưa.
Trả lời:
- Trong bài thơ, hình ảnh bếp lửa được nhắc tới 12 lần. Đó là hình ảnh quen thuộc của bà nhóm lửa mỗi sáng. Bà và bếp lửa là hai mà như một, bà châm ngọn lửa, đó không còn chỉ là lửa củi mà đó còn là “ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”, ngọn lửa của tình thương yêu ấp ủ.
- “Ôi kì lạ và thiên liêng – bếp lửa !”: một hình ảnh rất giản dị nhưng đã ghi dấu tình bà cháu thiêng liêng, lưu giữ cả một tuổi thơ khổ cực gian khó.
Trả lời:
- Bài thơ đã vẽ nên bức tranh về cuộc sống và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ rất nhẹ nhàng, giản dị mà lại rất thấm thía sâu xa. Tình cảm giữa bà và cháu vượt qua cả chiều dài thời gian, chiều rộng không gian, mãi ở trong tim cháu. Tình yêu, lòng biết ơn của cháu với bà cũng chính là lòng biết ơn với gia đình, xóm làng, quê hương và đất nước.
- Điều gây ấn tượng nhất với em trong bức chân dung ấy là “ngọn lửa”. Vì hình ảnh này mang tính khái quát cao, ngọn lửa mang nghĩa biểu tượng. Ngọn lửa ở đây không chỉ còn là ngọn lửa bếp củi mà còn là ngọn lửa thắp sáng và duy trì niềm tin tình thương yêu to lớn của bà, tiếp nối truyền lửa tình yêu từ bà sang cháu và cho nhiều thế hệ sau nữa.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 23
Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.