Top 50 bài Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em

Toptailieu.vn xin giới thiệu 16 bài văn Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em

Dàn ý tả bộ ấm chén uống nước của nhà em

I. Mở bài:

- Giới thiệu về bộ ấm trà (bộ ấm trà uống nước hàng ngày của gia đình em).

+ Ai mua hoặc ai tặng? (mẹ em mua).

+ Mua hoặc tặng vào dịp nào? (mẹ đi siêu thị).

II. Thân bài:

- Tả bao quát bộ ấm trà:

+ Hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu của cái ấm và những cái chén.

- Tả chi tiết: cấu tạo, chất liệu của cái ấm, nắp ấm, cấu tạo, chất liệu của những cái chén.

III. Kết bài:

- Nêu công dụng của của bộ ấm trà.

- Cảm nghĩ của em đối với bộ ấm trà.

Video Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em

Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em - Mẫu 1

Bộ ấm chén đặt trên bàn nơi phòng khách nhà em là của ông nội em để lại. Ông nội em là sĩ quan về hưu, anh em đồng đội trong sư đoàn tặng ông nhiều thứ, trong đó có bộ ấm chén pha trà.

Đó không phải là đồ cổ đắt tiền mà chỉ là đồ gốm Bát Tràng. Ngày còn sống, có lần ông cho biết đó là bộ “quân ấm”, “hội ấm” dùng để tiếp khách ba bốn người. Chiếc ấm hình trái bần, toàn bộ một gam màu gan gà. Lưng ấm phình ra. Nắp ấm có núm xinh xắn.

Chiếc vòi chĩa ra từ bụng ấm, bầu bĩnh như một con chim non trong tổ ló đầu ra. Ấm được đặt trên một chiếc đĩa rất đẹp. Bốn chiếc chén bằng quả hồng ngâm đặt trong một cái đĩa tròn to có thành cao độ ba xăng-ti-mét. Cả bốn mẹ con em đều uống nước lọc đun sôi để nguội mà anh Việt gọi là “thanh thủy”. Chỉ có ông và bố mới uống trà.

Khi ông em còn sống, lúc nào mẹ cũng chuẩn bị sẵn cho ông một phích nước sôi. Ông uống trà vào sáng sớm và sau bữa cơm trưa. Ông thiết khách bằng bộ ấm chén ấy. Anh Việt lên Hà Nội học đại học, em vào học lớp 6, mẹ mới phân công cho em lau bàn ghế, rửa ấm chén. Mẹ dặn đi dặn lại:”Con phải làm cẩn thận kẻo vỡ mất bộ ấm chén của ông nội. Nó là vật quý lắm đấy”. Em rất thích thú công việc này. Em cũng học được cách pha trà đãi khách.

Cứ mỗi lần lau xong bộ bàn ghế trong phòng khách, rửa sạch bộ ấm chén đặt trang trọng lên giữa bàn, em lại như thấy hình ảnh của ông ngồi thảnh thơi, ung dung uống nước. Bộ ấm chén đã được mười hai năm. Nó mang theo nhiều kỉ niệm sâu sắc khó quên. Ông mất đã bốn năm rồi, nhưng bộ ấm trà của ông vẫn còn đó.


Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em - Mẫu 2

Vào một phiên chợ Tết, bố tôi mua về từ một cửa hàng gốm sứ cao cấp ở Thiên Hương một hộp đồ được gói giấy bóng cẩn thận. Tôi mở ra và thốt lên “Ôi! Bộ ấm chén đẹp quá!”

Bộ ấm chén của gia đình tôi trông rất bắt mắt. Bố tôi cẩn thận đặt nó trong tủ kính giữa nhà. Tôi chưa nhìn thấy ở nhà bạn bè hay người thân có bộ ấm chén như thế cả. Bố tôi tuy là đàn ông nhưng lại có mắt nhìn thật tinh tế và rất thẩm mĩ. Ngay từ hình dáng, bộ ấm chén cũng đã toát lên một vẻ đẹp hơn hẳn những bộ ấm chén khác.

Vì được làm bằng sứ cao cấp nên cả ấm lẫn chén đều dày dặn, bền và chịu va đập rất tốt. Có sáu chén con và một ấm, đĩa dùng để ám và chén. Cái nào cũng mới toanh và có cách trang trí giống nhau. Ai đến nhà tôi cũng đều tấm tắc khen bộ ấm chén đẹp.Gia đình ấm chén có sáu cái chén con thật đáng yêu.

Quanh thân chén được trang trí bằng những họa tiết hình cái quạt đang xòe nối vào nhau. Gần miệng chén được vẽ một đường cong mềm mại màu trắng với một chấm đen ở giữa thật duyên dáng. Các đĩa đựng chén như mặt trăng vào ngày rằm, to hơn thân chén một chút. Viền xung quanh đĩa dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nhìn giống như những làn sóng ngoài biển.

Được quan tâm nhiều nhất vẫn là cái ấm pha trà. Nó có hình dáng thật độc đáo, phình to ở giữa và thu nhỏ ở phần đáy. Miệng ấm được tráng một lớp men màu vàng kim. Tay cầm ấm cong cong như hình dấu hỏi. Cái miệng cong và dài như chiếc vòi voi. Nắp ấm màu trắng đục, có cái núm tròn tròn như viên bi để dễ dàng nhấc nắp ầm lên.

Tôi rất yêu bộ ấm chén này. Dù có nhiều bộ ấm chén còn quý giá hơn nhưng tôi quý bộ ấm chén này hơn tất thảy. Mỗi ngày tôi thường tắm rửa cho mẹ con gia đình ấm chén. Mỗi khi nhà có khách, bộ ấm chén luôn vinh dự được bố tôi mang ra tiếp khách.

Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em - Mẫu 3

Đồ dùng trong gia đình tôi, thứ nào cũng giản dị, dễ gần, từ bộ bàn ghế mây đến cái tủ tường, từ cái giường đến cái tủ bếp xinh xinh... Nhưng tôi yêu nhất vẫn là bộ ấm chén.

Bộ ấm chén gia đình tôi rất đặc biệt. Nó không phải được mang từ chợ về, được mua từ siêu thị hay được người khác tặng. Bộ ấm chén ấy do chính những người trong gia đình tôi tạo nên. Năm ngoái, nhân dịp nghỉ lễ cả nhà tôi làm một chuyến du ngoạn sang làng gốm Bát Tràng, ở đây trưng bày biết bao hàng hóa.

Tuy là những vật dụng quen thuộc hàng ngày nhưng nhìn chúng đẹp đẽ khác thường. Đi đến quầy tự trang trí, chị em tôi nảy ý định sản xuất một bộ sản phẩm làm kỉ niệm. Và bộ ấm chén đã ra đời. Bốn chiếc chén nhỏ và một cái ấm to làm thành bộ ấm chén xinh xắn. Bộ ấm chén ấy cũng là một gia đình nhỏ, có bố mẹ và các con.

Được làm từ gốm nên chiếc ấm và những chiếc chén rất dày dặn và chắc chắn. Nhưng vững chãi nhất vẫn là chiếc chén bố. Chén bố nhìn vẻ bề ngoài không khác nhiều những chiếc chén khác. Nhưng bên trong, nó dày hơn một chút. Đây là cái chén do bố tôi tự làm. Bố thổi vào đó tâm hồn của một người trụ cột trong gia đình. Vì thế, những nét hoa văn trang trí không được mềm mại, thể hiện sự vụng về của đàn ông.

Miệng chén mở rộng, đường viền sơn màu đồng. Bên cạnh chiếc chén bố là cái chén mẹ duyên dáng. Mẹ bao giờ cũng là người chăm sóc gia đình nên từ chén mẹ toát lên vẻ chịu thương chịu khó. Những họa tiết mềm mại trang trí xung quanh thân chén, những dây leo màu hồng thể hiện sự khéo léo của bàn tay mẹ.

Trong lòng chén là một bông hoa sen nhỏ. Nó tượng trưng cho phẩm chất cao quý của người phụ nữ, không phô trương mà thầm lặng, khó thấy.Gia đình nhà ấm chén có hai đứa con rất ngộ nghĩnh. Hai chén con lúc nào cũng tinh nghịch. Chúng nhỏ hơn hai chén bố và mẹ một chút.

Miệng chén chum chum, viền bằng màu xanh lá mạ. Hai chị em tôi trang trí cho hai chén con những màu sắc sặc sỡ với những chi tiết hoa văn cầu kì. Nhất là em tôi có năng khiếu của một họa sĩ nên vẽ đẹp lắm. Hình một chú thỏ ngồi gặm củ cà rốt đã làm cho mọi người cũng trầm trồ khen ngợi.

Còn tôi, tôi trang trí những bông cúc vàng rực rỡ cho cái chén con. Quai chén chúng tôi còn làm những đường viền màu bạc nữa. Lớn nhất là cái ấm pha trà. Cái ấm màu xanh ngọc, họa tiết trang trí nhã nhặn; Ấm nước có một cái miệng dài và cong như vòi của một chú voi con. Mỗi khi uống trà, nước từ trong vòi chảy ra nhìn như cầu vồng sau cơn mưa.

Có lẽ không gia đình nào có bộ ấm chén đặc biệt như gia đình tôi. Nó không chỉ là kỉ niệm của một chuyến di chơi mà còn là cầu nối gắn kết mọi người lại với nhau. Mỗi lần gia đình có việc “trọng đại”, bộ ấm chén lại được mang ra dùng, được mọi người ngắm nghía và ca ngợi.


Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em - Mẫu 4

Gia đình em mới chuyển về nhà mới nên được các cô bác tặng cho rất nhiều tặng phẩm, nhưng trong đó em thích nhất là bộ ấm chén được đặt ở phòng khách.

Bố em rất hài lòng khi được tặng bộ ấm chén này. Nó không những làm cho chiếc bàn uống nước của nhà em nổi bật hơn, tinh tế hơn mà nhìn vào đó còn thấy được cả phong cách tao nhã của chủ nhà. Đây là bộ ấm chén dáng nhỏ, phù hợp với không gian bé, ấm cúng như ngôi nhà mới của em.

Bộ ấm chén gốm đen khắc cây trúc Bát Tràng được làm bởi đôi bàn tay khéo léo của người làm gốm, họa tiết Trúc cùng màu men đen tạo sự mạnh mẽ, đồng điệu cho sản phẩm. Họa tiết Trúc tôn thêm nét đẹp cho sản phẩm. Hình ảnh Trúc từ một loài cây quen thuộc với cuộc sống đã trở thành một biểu tượng cho khí cốt con người và cũng là đề tài quen thuộc của thơ ca từ xưa đến nay.

Với văn nhân mặc khách, hình ảnh của Trúc không chỉ là nơi để ký thác tâm sự mà còn là biểu tượng của đạo đức, là sự biểu trưng cho tư tưởng nhàn dật, góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩn sĩ – một nét đặc trưng của văn hóa phương Đông. Bởi thế mỗi khi thưởng thức trà, tâm thái bố rất tuyệt, Bố vừa uống trà, vừa ngắm ngía bộ ấm chén đặc biệt này.

Ấm trà chỉ nhỉnh hơn quả cam một chút, phình to xung quanh. Đứng bên cạnh nó là 6 chiếc cốc đặt trên những chiếc đĩa tương ứng cũng với kiểu dáng trang trí như thế. Cốc nhỏ vừa đủ uống một ngụm trà thơm. Uống trà xong, người uống không nỡ đặt cốc xuống vì trong lòng cốc được trang trí khác hẳn với bên ngoài, một màu xanh mát với điểm nhấn là một lá trúc.

Những khi không có khách, bộ ấm chén được đánh rửa sạch sẽ nằm trung tâm trên bàn uống nước. Nó tạo điểm nhấn cho bộ bàn ghế sa-lông trong phòng khách. Em rất yêu thích bộ ấm chén này.

Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em - Mẫu 5

Bố em rất thích uống trà. Đặc biệt là có khách đến chơi, bố em luôn trổ tài pha trà của mình để mời khách. Điều làm cho bố thấy vô cùng hài lòng ngoài trà và nước thơm ngon thì bộ ấm chén đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bố giữ gìn và nâng niu nó lắm.

Bộ ấm trà của bố em không phải là men sứ cổ mà chỉ là loại đồ sứ Bát Tràng. Một cái đĩa to, có vành cao đặt 6 cái chén. Một cái đĩa nhỏ bày chiếc ấm. Chiếc chén nào cũng có hai vành xanh da trời vẽ đàn cò trắng đang bay. Lòng chén trắng tinh, hình quả trứng cắt ngang.

Đáy chén lõm thành vòng tròn có gờ thấp. Cái ấm dành quả hồng to hơn nắm tay người lớn. Bụng ấm phình ra, lúc nào cũng căng no tròn. Thân ấm vẽ hoa lá và một vài con vật ngộ nghĩnh: bầy nai đầu có gạc. Cái vòi ấm như một mầm cây non hay mỏ một chim non trong tổ ló cổ ra ngoài.

Nắp bình xinh xinh, có nhiều đường chỉ xanh viền tròn ôm lấy đỉnh ấm, tựa như cái nụ hoa bằng đầu ngón tay út. Ngắm nhìn bộ ấm chén, đôi khi em tưởng đấy là con gà mái mẹ đang quây quần bên đàn con của mình, no nê nằm nghỉ ngơi sau cuộc hành trình dài. Khách đến nhà ai cũng khen bộ ấm chén không những đẹp mà còn rất tinh tế. Vì vậy mà việc uống trà càng trở nên đậm đà đầy cảm hứng.

Bộ ấm chén được đặt trên mặt bàn bộ xa-lông trong phòng khách. Bố em chỉ uống trà vào mỗi sáng trước khi đi làm, hay pha trà lúc tiếp khách. Nhiều hôm hết trà, mẹ chưa mua kịp, bố em lại dùng thanh thủy, uống bằng cốc thủy tinh! Hôm ấy, trông cái ấm nằm chơ vơ, thầm lặng.

Em cũng rất yêu quý bộ ấm chén này. Những lúc học xong bài, em thường bê bộ ấm chén đi rửa một cách cẩn thận để chúng luôn luôn sạch sẽ, thơm tho.


Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em – Mẫu 6

Bộ ấm chén đặt trên bàn nơi phòng khách nhà em là của ông nội em để lại. Ông nội em là sĩ quan về hưu, anh em đồng đội trong sư đoàn tặng ông nhiều thứ, trong đó có bộ ấm chén pha trà.

Đó không phải là đồ cổ đắt tiền mà chỉ là đồ gốm Bát Tràng. Ngày còn sống, có lần ông cho biết đó là bộ “quân ấm”, “hội ấm” dùng để tiếp khách ba bốn người. Chiếc ấm hình trái bần, toàn bộ một gam màu gan gà. Lưng ấm phình ra. Nắp ấm có núm xinh xắn.

Chiếc vòi chĩa ra từ bụng ấm, bầu bĩnh như một con chim non trong tổ ló đầu ra. Ấm được đặt trên một chiếc đĩa rất đẹp. Bốn chiếc chén bằng quả hồng ngâm đặt trong một cái đĩa tròn to có thành cao độ ba cen-ti-mét. Cả bốn mẹ con em đều uống nước lọc đun sôi để nguội mà anh Việt gọi là “thanh thủy”. Chỉ có ông và bố mới uống trà.

Khi ông em còn sống, lúc nào mẹ cũng chuẩn bị sẵn cho ông một phích nước sôi. Ông uống trà vào sáng sớm và sau bữa cơm trưa. Ông thiết khách bằng bộ ấm chén ấy. Anh Việt lên Hà Nội học đại học, em vào học lớp 6, mẹ mới phân công cho em lau bàn ghế, rửa ấm chén. Mẹ dặn đi dặn lại:”Con phải làm cẩn thận kẻo vỡ mất bộ ấm chén của ông nội. Nó là vật quý lắm đấy”. Em rất thích thú công việc này. Em cũng học được cách pha trà đãi khách.

Cứ mỗi lần lau xong bộ bàn ghế trong phòng khách, rửa sạch bộ ấm chén đặt trang trọng lên giữa bàn, em lại như thấy hình ảnh của ông ngồi thảnh thơi, ung dung uống nước. Bộ ấm chén đã được mười hai năm. Nó mang theo nhiều kỉ niệm sâu sắc khó quên. Ông mất đã bốn năm rồi, nhưng bộ ấm trà của ông vẫn còn đó.

Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em – Mẫu 7

Vào một phiên chợ Tết, bố tôi mua về từ một cửa hàng gốm sứ cao cấp ở Thiên Hương một hộp đồ được gói giấy bóng cẩn thận. Tôi mở ra và thốt lên “Ôi! Bộ ấm chén đẹp quá!”

Bộ ấm chén của gia đình tôi trông rất bắt mắt. Bố tôi cẩn thận đặt nó trong tủ kính giữa nhà. Tôi chưa nhìn thấy ở nhà bạn bè hay người thân có bộ ấm chén như thế cả. Bố tôi tuy là đàn ông nhưng lại có mắt nhìn thật tinh tế và rất thẩm mĩ. Ngay từ hình dáng, bộ ấm chén cũng đã toát lên một vẻ đẹp hơn hẳn những bộ ấm chén khác.

Vì được làm bằng sứ cao cấp nên cả ấm lẫn chén đều dày dặn, bền và chịu va đập rất tốt. Có sáu chén con và một ấm, đĩa dùng để ám và chén. Cái nào cũng mới toanh và có cách trang trí giống nhau. Ai đến nhà tôi cũng đều tấm tắc khen bộ ấm chén đẹp.Gia đình ấm chén có sáu cái chén con thật đáng yêu.

Quanh thân chén được trang trí bằng những họa tiết hình cái quạt đang xòe nối vào nhau. Gần miệng chén được vẽ một đường cong mềm mại màu trắng với một chấm đen ở giữa thật duyên dáng. Các đĩa đựng chén như mặt trăng vào ngày rằm, to hơn thân chén một chút. Viền xung quanh đĩa dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nhìn giống như những làn sóng ngoài biển.

Được quan tâm nhiều nhất vẫn là cái ấm pha trà. Nó có hình dáng thật độc đáo, phình to ở giữa và thu nhỏ ở phần đáy. Miệng ấm được tráng một lớp men màu vàng kim. Tay cầm ấm cong cong như hình dấu hỏi. Cái miệng cong và dài như chiếc vòi voi. Nắp ấm màu trắng đục, có cái núm tròn tròn như viên bi để dễ dàng nhấc nắp ầm lên.

Tôi rất yêu bộ ấm chén này. Dù có nhiều bộ ấm chén còn quý giá hơn nhưng tôi quý bộ ấm chén này hơn tất thảy. Mỗi ngày tôi thường tắm rửa cho mẹ con gia đình ấm chén. Mỗi khi nhà có khách, bộ ấm chén luôn vinh dự được bố tôi mang ra tiếp khách.

Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em – Mẫu 8

Đồ dùng trong gia đình tôi, thứ nào cũng giản dị, dễ gần, từ bộ bàn ghế mây đến cái tủ tường, từ cái giường đến cái tủ bếp xinh xinh... Nhưng tôi yêu nhất vẫn là bộ ấm chén.

Bộ ấm chén gia đình tôi rất đặc biệt. Nó không phải được mang từ chợ về, được mua từ siêu thị hay được người khác tặng. Bộ ấm chén ấy do chính những người trong gia đình tôi tạo nên. Năm ngoái, nhân dịp nghỉ lễ cả nhà tôi làm một chuyến du ngoạn sang làng gốm Bát Tràng, ở đây trưng bày biết bao hàng hóa.

Tuy là những vật dụng quen thuộc hàng ngày nhưng nhìn chúng đẹp đẽ khác thường. Đi đến quầy tự trang trí, chị em tôi nảy ý định sản xuất một bộ sản phẩm làm kỉ niệm. Và bộ ấm chén đã ra đời. Bốn chiếc chén nhỏ và một cái ấm to làm thành bộ ấm chén xinh xắn. Bộ ấm chén ấy cũng là một gia đình nhỏ, có bố mẹ và các con.

Được làm từ gốm nên chiếc ấm và những chiếc chén rất dày dặn và chắc chắn. Nhưng vững chãi nhất vẫn là chiếc chén bố. Chén bố nhìn vẻ bề ngoài không khác nhiều những chiếc chén khác. Nhưng bên trong, nó dày hơn một chút. Đây là cái chén do bố tôi tự làm. Bố thổi vào đó tâm hồn của một người trụ cột trong gia đình. Vì thế, những nét hoa văn trang trí không được mềm mại, thể hiện sự vụng về của đàn ông.

Miệng chén mở rộng, đường viền sơn màu đồng. Bên cạnh chiếc chén bố là cái chén mẹ duyên dáng. Mẹ bao giờ cũng là người chăm sóc gia đình nên từ chén mẹ toát lên vẻ chịu thương chịu khó. Những họa tiết mềm mại trang trí xung quanh thân chén, những dây leo màu hồng thể hiện sự khéo léo của bàn tay mẹ.

Trong lòng chén là một bông hoa sen nhỏ. Nó tượng trưng cho phẩm chất cao quý của người phụ nữ, không phô trương mà thầm lặng, khó thấy.Gia đình nhà ấm chén có hai đứa con rất ngộ nghĩnh. Hai chén con lúc nào cũng tinh nghịch. Chúng nhỏ hơn hai chén bố và mẹ một chút.

Miệng chén chum chum, viền bằng màu xanh lá mạ. Hai chị em tôi trang trí cho hai chén con những màu sắc sặc sỡ với những chi tiết hoa văn cầu kì. Nhất là em tôi có năng khiếu của một họa sĩ nên vẽ đẹp lắm. Hình một chú thỏ ngồi gặm củ cà rốt đã làm cho mọi người cũng trầm trồ khen ngợi.

Còn tôi, tôi trang trí những bông cúc vàng rực rỡ cho cái chén con. Quai chén chúng tôi còn làm những đường viền màu bạc nữa. Lớn nhất là cái ấm pha trà. Cái ấm màu xanh ngọc, họa tiết trang trí nhã nhặn; Ấm nước có một cái miệng dài và cong như vòi của một chú voi con. Mỗi khi uống trà, nước từ trong vòi chảy ra nhìn như cầu vồng sau cơn mưa.
Có lẽ không gia đình nào có bộ ấm chén đặc biệt như gia đình tôi. Nó không chỉ là kỉ niệm của một chuyến di chơi mà còn là cầu nối gắn kết mọi người lại với nhau.

Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em – Mẫu 9

Bố em rất thích uống trà. Đặc biệt là có khách đến chơi, bố em luôn trổ tài pha trà của mình để mời khách. Điều làm cho bố thấy vô cùng hài lòng ngoài trà và nước thơm ngon thì bộ ấm chén đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bố giữ gìn và nâng niu nó lắm.

Bộ ấm trà của bố em không phải là men sứ cổ mà chỉ là loại đồ sứ Bát Tràng. Một cái đĩa to, có vành cao đặt 6 cái chén. Một cái đĩa nhỏ bày chiếc ấm. Chiếc chén nào cũng có hai vành xanh da trời vẽ đàn cò trắng đang bay. Lòng chén trắng tinh, hình quả trứng cắt ngang.

Đáy chén lõm thành vòng tròn có gờ thấp. Cái ấm dành quả hồng to hơn nắm tay người lớn. Bụng ấm phình ra, lúc nào cũng căng no tròn. Thân ấm vẽ hoa lá và một vài con vật ngộ nghĩnh: bầy nai đầu có gạc. Cái vòi ấm như một mầm cây non hay mỏ một chim non trong tổ ló cổ ra ngoài.

Nắp bình xinh xinh, có nhiều đường chỉ xanh viền tròn ôm lấy đỉnh ấm, tựa như cái nụ hoa bằng đầu ngón tay út. Ngắm nhìn bộ ấm chén, đôi khi em tưởng đấy là con gà mái mẹ đang quây quần bên đàn con của mình, no nê nằm nghỉ ngơi sau cuộc hành trình dài. Khách đến nhà ai cũng khen bộ ấm chén không những đẹp mà còn rất tinh tế. Vì vậy mà việc uống trà càng trở nên đậm đà đầy cảm hứng.

Bộ ấm chén được đặt trên mặt bàn bộ xa-lông trong phòng khách. Bố em chỉ uống trà vào mỗi sáng trước khi đi làm, hay pha trà lúc tiếp khách. Nhiều hôm hết trà, mẹ chưa mua kịp, bố em lại dùng thanh thủy, uống bằng cốc thủy tinh! Hôm ấy, trông cái ấm nằm chơ vơ, thầm lặng.

Em cũng rất yêu quý bộ ấm chén này. Những lúc học xong bài, em thường bê bộ ấm chén đi rửa một cách cẩn thận để chúng luôn luôn sạch sẽ, thơm tho.

Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em – Mẫu 10

Gia đình em mới chuyển về nhà mới nên được các cô bác tặng cho rất nhiều tặng phẩm, nhưng trong đó em thích nhất là bộ ấm chén được đặt ở phòng khách.
Bố em rất hài lòng khi được tặng bộ ấm chén này. Nó không những làm cho chiếc bàn uống nước của nhà em nổi bật hơn, tinh tế hơn mà nhìn vào đó còn thấy được cả phong cách tao nhã của chủ nhà. Đây là bộ ấm chén dáng nhỏ, phù hợp với không gian bé, ấm cúng như ngôi nhà mới của em.

Bộ ấm chén gốm đen khắc cây trúc Bát Tràng được làm bởi đôi bàn tay khéo léo của người làm gốm, họa tiết Trúc cùng màu men đen tạo sự mạnh mẽ, đồng điệu cho sản phẩm. Họa tiết Trúc tôn thêm nét đẹp cho sản phẩm. Hình ảnh Trúc từ một loài cây quen thuộc với cuộc sống đã trở thành một biểu tượng cho khí cốt con người và cũng là đề tài quen thuộc của thơ ca từ xưa đến nay.

Với văn nhân mặc khách, hình ảnh của Trúc không chỉ là nơi để ký thác tâm sự mà còn là biểu tượng của đạo đức, là sự biểu trưng cho tư tưởng nhàn dật, góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩn sĩ – một nét đặc trưng của văn hóa phương Đông. Bởi thế mỗi khi thưởng thức trà, tâm thái bố rất tuyệt, Bố vừa uống trà, vừa ngắm nghía bộ ấm chén đặc biệt này.

Ấm trà chỉ nhỉnh hơn quả cam một chút, phình to xung quanh. Đứng bên cạnh nó là 6 chiếc cốc đặt trên những chiếc đĩa tương ứng cũng với kiểu dáng trang trí như thế. Cốc nhỏ vừa đủ uống một ngụm trà thơm. Uống trà xong, người uống không nỡ đặt cốc xuống vì trong lòng cốc được trang trí khác hẳn với bên ngoài, một màu xanh mát với điểm nhấn là một lá trúc.

Những khi không có khách, bộ ấm chén được đánh rửa sạch sẽ nằm trung tâm trên bàn uống nước. Nó tạo điểm nhấn cho bộ bàn ghế sa-lông trong phòng khách. Em rất yêu thích bộ ấm chén này.

Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em – Mẫu 11

Bố em được sinh ra trên mảnh đất Tân Cương - Thái Nguyên, nơi có bạt ngàn đồi chè và có đặc sản trà Tân Cương vì thế dù đã ở Hà Nội hơn hai chục năm bố vẫn thích uống trà. Trong nhà em có rất nhiều bộ ấm chén uống trà do bố sưu tầm hay mua, em thích nhất là bộ ấm chén đầu tiên của bố.

Bộ ấm chén đầu tiên bố em mua khi đưa em đi chơi ở làng gốm Bát Tràng - Hà Nội, ở đây là làng gốm có rất nhiều sản phẩm gốm từ bình hoa, bát đĩa đến những bộ ấm chén. Bộ ấm chén được làm bằng gốm sứ màu trắng, nhìn bên ngoài bộ ấm chén sáng loáng và bóng bẩy toát lên vẻ đẹp sang trọng, quyền quý, giống như những bộ ấm chén dành cho vua chúa thời trước. Những chi tiết như tay cầm và vòi rót nước của ấm pha trà cũng như các tai của chén đều được thiết kế hình con rồng và mạ màu vàng đồng rất đẹp. Nắp của bình trà và nắp của các chén trà đều có hình chóp và có chiếc núm nhỏ, chiếc nắp này giúp giữ trọn vẹn hương vị của trà cũng như không làm trà bị nguội nhanh. Em thích nhất là chiếc khay đựng bộ ấm chén, chiếc khay hình chữ nhật hơi vũng được làm cách điệu với hoa văn rất đẹp và bắt mắt, vì chiếc khay đẹp nên đôi khi nó còn được sử dụng như một chiếc đĩa đựng hoa quả.

Bố em rất yêu quý bộ ấm chén uống trà này và thường xuyên lau dọn rồi cất trong tủ kính, chỉ khi nào nhà có khách mới đem ra dùng.

Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em – Mẫu 12

Chú của em sau chuyến đi công tác bên Trung Quốc đã mua tặng gia đình em một bộ ấm chén uống trà rất đẹp mang phong cách thời xưa rất cổ kính và trang nhã.

Bộ ấm chén gồm một bình pha trà và sáu chiếc chén nhỏ, mỗi chiếc chén cũng như bình đều có một chiếc đĩa nhỏ xinh để đặt lên giống như những chú ếch nhỏ ngồi trên chiếc lá bèo. Bộ ấm trà được làm bằng gốm màu nâu có tráng men bóng rất đẹp, bố em thường nói màu nâu của chén trà giống như màu của đất khiến cho người uống có cảm giác tận hưởng được hương vị của đất trời trong từng ngụm trà. Em còn trẻ con nên chưa biết cách cảm thụ hương vị trà là như thế nào nhưng em biết vẻ đẹp của bộ ấm trà này, từ chiếc bình pha trà đến từng chén trà và những chiếc đĩa đều có nét đẹp riêng.

Chiếc bình pha trà có dáng cao, cổ bình dài thuôn, phần chân bình phình to ra, chiếc nắp bình hình chóp nhô lên, nhìn chiếc bình giống như một ngọn núi cao, còn chiếc vòi mọc ra từ thân bình khi rót nước giống như thác nước chảy từ núi cao xuống. Những chiếc chén nhỉ chỉ cao khoảng 3cm bằng một quả quýt nhỏ với miệng chén hơi khum vào trong như những miệng gáo dừa. Làm tôn thêm vẻ đẹp của bộ ấm chén là những chiếc đĩa đặt, đĩa đặt ấm chén giúp nước không rơi vãi khi bưng chén trà uống, chiếc đĩa có hình chiếc lá có cả đường gân lá trông rất giống lá cây thật.

Từ ngày có bộ ấm uống trà này em lại rất thích uống trà đặc biệt là trà từ chè xanh, và cũng thích được nhận công việc rửa ấm chén, em rửa rất cẩn thận và tỉ mỉ vì chính em cũng yêu bộ ấm chén này.

Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em – Mẫu 13

Bộ ấm chén đặt trên bàn nơi phòng khách là của ông nội em để lại. Ông nội là sĩ quan về hưu, anh em đồng đội trong sư đoàn tặng ông nhiều thứ, trong đó có bộ ấm chén pha trà.

Không phải là đồ cổ đắt tiền mà chỉ là đồ sứ gia dụng gốm Bát Tràng. Ngày còn sống, có lần ông giải thích cho mọi người đó là bộ “quần ẩm”, “hội ẩm” dùng đồ tiếp khách ba, bốn người. Chiếc ấm hình trái bần, toàn một màu gan gà. Lưng ấm phình to, nở ra. Nắp ấm có núm xinh xắn. Chiếc vòi chĩa ra từ bụng ấm, bầu bĩnh như một con chim non trong tổ ló đầu ra. Ấm được đặt trên một chiếc đĩa mẫu rất khéo. Bốn chiếc chén bằng quả hồng ngâm đặt trong một cái đĩa tròn to có thành cao độ 2 - 3 cm.

Cả bốn mẹ con em đều uống nước lọc đun sôi để nguội mà anh Việt gọi là “thanh thủy”. Chỉ có ông và bố mới uống trà. Khi ông còn sống, lúc nào mẹ cũng chuẩn bị sẵn cho ông một phích nước sôi. Ông uống trà vào sáng sớm và sau bữa cơm trưa. Ông thết khách bằng trà. Thứ chè lạng Thái Nguyên loại I. Ông thường tự pha lấy hoặc bố em pha trà cho ông. Anh Việt được ông phân công cho việc rửa ấm chén hằng ngày.

Sau ngày ông qua đời, bố em vẫn pha trà bằng bộ ấm chén ấy. Anh Việt lên Hà Nội học Đại học, em vào học lớp 4, mẹ mới phân công cho em lau bàn ghế, rửa ấm chén. Mẹ dặn đi dặn lại: “Con phải làm cẩn thận kẻo vỡ mất bộ ấm chén của ông nội. Nó là kỉ vật, quý lắm đấy!”. Em rất thích công việc này. Em cũng học được cách pha trà của anh Việt, nhưng bố chưa cho làm. Bố bảo bao giờ học lớp 6, bố mới cho em pha trà đãi khách. Cứ mỗi lần lau xong bộ bàn ghế phòng khách, rửa sạch bộ ấm chén đặt trang trọng lên giữa bàn, em lại như thấy hình ảnh ông ngồi thảnh thơi, ung dung uống nước.

Bộ ấm chén đã được 12 năm, cùng tuổi với chị Vinh của em. Nó mang theo nhiều kỉ niệm rất đẹp, sâu sắc. Ông mất đã bốn năm rồi, nhưng bộ ấm trà của ông vẫn còn nguyên đó.

Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em – Mẫu 14

Bộ ấm trà của ông được làm bằng đất nung, màu nâu sẫm gồm một chiếc ấm và sáu chiếc chén nhỏ. Bố mua chúng về biếu ông sau chuyến tham quan vùng gốm sứ Bát Tràng.

Ông em thích uống trà vì vậy ông chăm chút rất cẩn thận cho bộ ấm pha trà của mình. Bộ ấm trà của ông được làm bằng đất nung, màu nâu sẫm gồm một chiếc ấm và sáu chiếc chén nhỏ. Bố mua chúng về biếu ông sau chuyến tham quan vùng gốm sứ Bát Tràng. Bộ ấm chén được đặt trên một khay gỗ cũng được sơn màu đất nung.

Cả ấm và chén đều được trang trí bởi hình ảnh một cành đào màu hồng phấn nổi bật. Cái ấm nhỏ có phần bụng phình ra, vòi ấm ngắn, phần nắp trông giống hình trái đào nhỏ. Quai ấm có họa tiết chú rồng uốn lượn mềm mại. Bộ ấm chén được ông đặt ngay ngắn trên chiếc sập gỗ ở phòng khách. Mỗi buổi sớm mai, ông thường thức dậy pha một ấm trà ngon rồi tranh thủ ra sân tập dưỡng sinh. Chờ tới khi trà ngấm, ông ngồi lên sập, rót ra một chén nước còn nóng hổi, thơm lừng rồi chậm rãi thưởng thức. Bộ ấm trà như người bạn tri kỉ, cùng ngồi trò chuyện với ông.

Dù thời gian có đổi thay thì chắc chắn những sản phẩm như ấm chén Bát Tràng cao cấp vẫn chiếm được tình yêu của người dùng. Nó sẽ là những sản phẩm đẹp, chất lượng của gốm sứ Bát Tràng và chứa đựng linh hồn của người Bát Tràng.

Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em – Mẫu 15

Chú của em sau chuyến đi công tác bên Trung Quốc đã mua tặng gia đình em một bộ ấm chén uống trà rất đẹp mang phong cách thời xưa rất cổ kính và trang nhã.

Bộ ấm chén gồm một bình pha trà và sáu chiếc chén nhỏ, mỗi chiếc chén cũng như bình đều có một chiếc đĩa nhỏ xinh để đặt lên giống như những chú ếch nhỏ ngồi trên chiếc lá bèo. Bộ ấm trà được làm bằng gốm màu nâu có tráng men bóng rất đẹp, bố em thường nói màu nâu của chén trà giống như màu của đất khiến cho người uống có cảm giác tận hưởng được hương vị của đất trời trong từng ngụm trà. Em còn trẻ con nên chưa biết cách cảm thụ hương vị trà là như thế nào nhưng em biết vẻ đẹp của bộ ấm trà này, từ chiếc bình pha trà đến từng chén trà và những chiếc đĩa đều có nét đẹp riêng. Chiếc bình pha trà có dáng cao, cổ bình dài thuôn, phần chân bình phình to ra, chiếc nắp bình hình chóp nhô lên, nhìn chiếc bình giống như một ngọn núi cao, còn chiếc vòi mọc ra từ thân bình khi rót nước giống như thác nước chảy từ núi cao xuống. Những chiếc chén nhỉ chỉ cao khoảng 3cm bằng một quả quýt nhỏ với miệng chén hơi khum vào trong như những miệng gáo dừa. Làm tôn thêm vẻ đẹp của bộ ấm chén là những chiếc đĩa đặt, đĩa đặt ấm chén giúp nước không rơi vãi khi bưng chén trà uống, chiếc đĩa có hình chiếc lá có cả đường gân lá trông rất giống lá cây thật.

Từ ngày có bộ ấm uống trà này em lại rất thích uống trà đặc biệt là trà từ chè xanh, và cũng thích được nhận công việc rửa ấm chén, em rửa rất cẩn thận và tỉ mỉ vì chính em cũng yêu bộ ấm chén này.

Tả bộ ấm chén uống nước của nhà em – Mẫu 16

Ngày gia đình em mới chuyển lên Hà Nội mọi người từ ông bà, các bác đến các anh chị đã tặng rất nhiều món quà làm kỉ niệm, trong số đó có món quà của ông nội là một bộ ấm chén uống trà rất đẹp, em rất thích bộ ấm chén này.

Gia đình em chuyển lên Hà Nội, nơi đây đất chật người đông nên căn nhà khá nhỏ bé, chiếc bàn uống nước cũng nhỏ gọn nhưng chính không gian ấy lại rất phù hợp với một bộ ấm trà nhỏ xinh, bộ ấm trà tuy nhỏ nhưng "có võ", từ chất liệu đến màu sắc đều rất bền đẹp lại trang nhã, lịch sự. Dưới đáy mỗi chén em thấy in chìm dòng chữ "Gốm sứ Bát Tràng" chắc hẳn đây là sản phẩm gốm Bát Tràng nổi tiếng, bộ ấm chén có màu sứ trắng, trên ấm trà có vẽ hình con cò và cành tre, một hình ảnh rất đẹp tượng trưng cho vẻ đẹp làng quê Việt Nam, mỗi khi em nhìn vào bộ ấm chén lại man mác nỗi nhớ về quê hương, về ông bà ở quê, thấy đâu đó có giọng nói của ông bà thân thương. Chiếc tai ấm và tai chén được thiết kế rất thanh mảnh nhưng không kém phần chắc chắn, vòi ấm và tai ấm rất đối xứng nhau. Mỗi lần em nhìn bố rót trà một tay cầm tai ấm một tay giữ nắp ấm rồi từ từ rót rất chậm rãi và cẩn thận, bố thường nói uống trà là để thưởng thức hương vị trà và thư giãn, không giống như uống nước.

Bộ ấm chén không chỉ là đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của gia đình em mà nó còn là vật dụng để gia đình thêm gắn kết, tạo không khí đầm ấm, sum vầy mỗi khi mọi người quây quần bên nhau uống trà, ăn bánh.

 

Tài liệu có 14 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 10 mẫu Tả cây tre (2024) HAY NHẤT Giang Bài văn Tả cây tre (hay nhất) Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
0.9 K 15 0
TOP 10 mẫu Tả cây lộc vừng (2024) HAY NHẤT Giang Bài văn Tả cây lộc vừng (hay nhất) Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
779 4 0
TOP 10 mẫu Tả cây phượng vĩ (2024) HAY NHẤT Giang Bài văn Tả cây phượng vĩ (hay nhất) Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
756 24 0
TOP 10 mẫu Tả cây bằng lăng (2024) HAY NHẤT Giang Bài văn Tả cây bằng lăng (2024) HAY NHẤT Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
753 9 0
Tải xuống