Top 50 bài Tả Một Đồ Vật Trong Nhà Mà Em Yêu Thích

Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 bài Tả Một Đồ Vật Trong Nhà Mà Em Yêu Thích hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Tả Một Đồ Vật Trong Nhà Mà Em Yêu Thích

Dàn ý Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích

1. Mở Bài: Giới thiệu một vật trong nhà mà em yêu thích

- Đó là đồ vật gì?.

- Có trong trường hợp nào?.

2. Thân Bài

- Miêu tả các đặc điểm của đồ vật: hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo

- Công dụng của đồ vật: đồng hồ báo thức để báo giờ, bàn học để học bài, cặp sách để đựng sách vở đi học,...

- Em sử dụng đồ vật ấy như thế nào: sử dụng hàng ngày, cẩn thận và gìn giữ,...

3. Kết Bài

Cảm nghĩ của em về đồ vật đó: Yêu quý, trân trọng, ý muốn gắn bó,...

Video Tả Một Đồ Vật Trong Nhà Mà Em Yêu Thích

Video Tả Một Đồ Vật Trong Nhà Mà Em Yêu Thích

Dàn ý Tả cái bàn học – MẪU 4

* Mở bài: Cái bàn em ta là bàn ở lớp hay ở nhà? Bàn kê ở đâu? Em dùng bàn vào thời gian nào?

* Thân bài:

- Tả bao quát: Bàn kiểu gì? Làm bằng loại gỗ gì? Còn mới hay cũ? Kích thước chung (dài, rộng, cao...) thế nào?

- Tả từng bộ phận:

+ Mặt bàn: được làm bằng gì? màu sắc? độ bóng? cách trang trí, hình dáng, kích thước?

+ Chân bàn: có mấy cái? độ dài? cách sắp xếp các chân, độ vững chãi?...

+ Ngăn bàn: nằm ở đâu? có mấy ngăn? dài, rộng ra sao? dùng để đựng những đồ dùng gì?

* Kết bài: Việc giữ gìn, sự gắn bó và những kỉ niệm của em đối với cái bàn đó như thế nào?

Tả Chiếc bàn học – MẪU 1

Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.

Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng gỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán

Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mét, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh như chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơi thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.

Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!

Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: “Chúc cô bé học giỏi”. Để đáp lại “lòng mong muốn” của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười đỏ chói trên bảng vở

.

Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi “tủi thân” khi tự kể về đời mình.

Dàn ý Tả chiếc bàn học – MẪU 2

1. Mở bài: giới thiệu đồ dung học tập mà em định tả

2. Thân bài:

a. Tả bao quát chiếc bàn học

  • Chiếc bàn có ghế liền
  • Chiếc bàn học màu trắng
  • Chiếc bàn có giá sách ở phía trên
  • Bàn dài 1m và rộng 50cm
  • Trông chiếc bàn rất đẹp

b. Tả chi tiết từng bộ phận của chiếc bàn học

– Mặt bàn:

  • Màu trắng
  • Nhẵn bóng
  • Có gắn hộp đựng bút hình con hươu cao cổ

– Hộc bàn:

  • Được đính kèm dưới mặt bàn
  • Có ngăn kéo ra kéo vào rất tiện lợi
  • Có núm cầm hình tròn

– Ghế:

  • Ghế được nối với bàn
  • Cố thanh gác chân
  • Màu trắng
  • Hình vuông

– Giá sách:

  • Đính trên mặt bàn
  • Màu trắng
  • Có 10 hộc to nhỏ khác nhau với nhiều hình dạng khác nhau

– Bàn rất chắc chắn và tiện nghi

– Em thích để những đồ yêu thích của mình trên chiếc bàn

c. Công dụng của chiếc bàn

  • Ngồi học bài
  • Để sách vở
  • Dùng để đặt các vật trang trí
  • Giúp em rèn luyện viết chữ đẹp
  • Giúp em rất nhiều trong học tập

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc bàn học

  • Em rất thích chiếc bàn học của em
  • Nhờ có bàn mà em học tốt hơn
  • Em sẽ giữ gìn và bảo vệ cẩn thận chiếc bàn học

Tả Chiếc bàn học – MẪU 1

Ngay từ khi vào lớp 1 bố em đã mua cho em một chiếc bàn học thật chắc chắn. Đến khi lên lớp 5 chiếc bàn này vẫn thật chắc chắn và đẹp giúp em có thể ngồi học bài.

Chiếc bàn của em được bố mua và để thật gọn gàng trong góc học tập của em. Khi quan sát chiếc bàn em thấy hình dáng chiếc bàn này giống hệt những chiếc bàn ở lớp mà em đang học. Nó chỉ khác là kích thước thì bằng một nửa chiếc bàn ở lớp em mà thôi. Chiếc bàn học của em thì có màu nâu sậm hơn chiếc bàn ở lớp và nó cũng được gắn liền với một chiếc giá sách. Tất cả cũng được đóng bằng gỗ tốt bào nhẵn, đánh véc-ni màu nâu bóng lại có mùi thơm nữa. Mặc dù chiếc bàn dùng mấy năm rồi nhưng cứ mỗi năm bố em lại đánh véc – ni thêm sáng bóng. Bạn em đến chơi bao giờ cũng khen chiếc bàn học của em thật mới.

Ngay cả các đường vân gỗ nổi lên trông rất đẹp. Mặt bàn học của em có chiều dài một mét, còn về chiều rộng cũng tầm 0,4 mét để cho em ngồi viết rất thoải mái và để được sách cũng như đồ dùng trên đó thật thích.

Ngay dưới mặt bàn là hai chiếc ngăn bàn rất rộng rãi, đủ để đựng sách vở. Một ngăn em để sách giáo khoa, còn một ngăn thì em để cặp sách của em. Bố em cũng lại mua cho em một cây đèn học được để trên chiếc bàn. Cứ mỗi khi em học em lại bật đèn thật sáng lên để học không lo bị cận thị,

Chiếc bàn có bốn chân thật vững chắc, không những thế ở phần dưới chân ghế lại có thanh ngang để đặt chân. Bàn học của em cũng lại được đóng liền với ghế. Ghế dài bằng chiều dài của bàn, và chiều cao khá phù hợp với em. Hồi lớp 1 em học mẹ có may cho em một miếng mút nệm cho em ngồi vào đó học cho đúng tư thế. Khi lên lớp 5 em đã lớn thì không cần dùng đến tấm nệm đó nữa.

Em luôn yêu quý chiếc bàn của em và em luôn giữ cho bàn sạch sẽ, không viết bậy, vẽ bậy lên bàn. Chiếc bàn học như một người bạn tốt của em.

Tả Chiếc bàn học – MẪU 2

Mái trường thân yêu chính là nơi em cắp sách tới trường để học tập tri thức sau này để trở thành người có ích cho xã hội. Và cứ mỗi buổi đến lớp em lại ngồi học ở chiếc bàn học ở trường là người bạn giúp cho em học tập tốt biết bao nhiêu. 

Cái bàn học ở trường em cũng như bao chiếc bàn học khác cũng có 4 chân thật vững chắc. Nó dường như đã được sơn màu vàng thật đẹp mắt và nó cũng đã gồm có 4 ngăn. Chiếc bàn học của lớp em thì ngồi được 4 bạn mà vẫn thạt thoải mái, không bạn nào đụng phải tay bạn nào khi mà viết bài. Bàn học em gồm có các bạn Mai, Nam, Dũng và em. Bàn em cũng rất vui khi mỗi ngày lại được ngồi học trên chiếc bàn thân thương này với nhau. Quan sát thấy được trên bề mặt của chiếc bàn dường như cũng rất nhẵn và được các bác thợ mộc thiết kế lên trông cũng rất đẹp. Bề mặt chiều rộng của chiếc bàn của nó rộng khoảng 30 cm. 

Và đặc biệt hơn đó chính là cứ mỗi khi chúng em cắp sách tới trường là chúng em ngồi khoanh tay trên chiếc bàn học đó. Nó dường như cũng đã giúp chúng em ngồi viết bài thật đẹp, đã thế chiếc ngăn bàn thật rộng rãi này còn giúp em đặt cặp sách của mình. Chúng em lúc nào cũng rất trân trọng chiếc bàn học đó, và tất cả các bạn trong lớp cũng rất có ý thức bảo vệ chiếc bàn mà các bạn được ngồi. Cả lớp em luôn luôn giữ cho chiếc bàn đó sạch sẽ và các bạn cũng không bao giờ các bạn viết hay bôi bẩn lên bàn. Có lẽ thế nên cả lớp bàn học nào cũng rất mới cho dù nó đa được đóng từ rất lâu rồi.

Em cũng rất rất yêu quý chiếc bàn học ở trường em. Chiếc bàn cũng chính là người bạn gắn bó với em trong quãng đường cắp sách tới trường.

Tả Chiếc bàn học – MẪU 3

Kể từ ngày chị Hai bước vào trường trung học phố thông, em vào lớp Một, chị nhường lại cho em chiếc bàn nhỏ trong phòng học của chị. Ba đã mua cho chị một chiếc bàn mới cao hơn, vừa tầm với chị. Và chiếc bàn nhỏ đã từng gắn bó với chị bấy lâu, nay được chuyển về góc học tập trong phòng em, nó đã trở thành ngườỉ bạn thân thiết của em từ dạo đó. 

Cuối năm học lớp Ba vừa qua, ba em đã cho thợ đến tân trang lại chiếc bàn. Trông nó giờ đây như vừa mới ở tiệm đồ gỗ về vậy, đẹp và xinh xắn đến dễ thương. Những chỗ bị trầy xước, loang lổ trên mặt bàn, góc bàn đã biến mất. Thay vào đó là một lớp áo mới vừa bóng vừa trơn lại thơm cái mùi Véc ni thật dễ chịu. Ngày nào em cũng dùng một tấm vải mỏng xoa nhẹ lên mặt bàn, chân bàn nên “tấm áo mới” của nó lúc nào cũng bóng loáng. Em còn để ở góc bàn một lọ hoa nho nhỏ và cắm vào đấy những bông đồng tiền xinh xinh.

Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng chỉ đủ chỗ cho hai đứa trẻ như em ngồi mà thôi. Chiếc bàn được đặt ngay cửa sô có nắng gió, hương hoa từ ngoài vườn theo gió đưa vào. Mặt bàn là một tấm gỗ cẩm lai, càng dùng lâu càng thêm bóng. Mỗi lúc học bài mệt, em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận hương thơm dìu dịu lâu ngày của vecni. Dưới mặt bàn là một cái hộc tủ lớn được gắn một cái nắm tay tròn mạ kền dùng để kéo ra, đóng vào. Ngăn bàn ấy chứa cả một “kho báu” của riêng em. Bên phải là những quyển sách giáo khoa và các tài liệu học tập. Ở giữa là những quyển tập và bên trái là ngăn đựng các đồ dùng học tập. Phía trước mặt bàn, ba gắn thêm một cái giá sách nhỏ xinh xắn rất kiểu cách, em dùng để các loại truyện thiếu nhi. Nhiều nhất là loại truyện tranh “Đô rê môn”, “Conan”…. Chiếc bàn được gắn chung với một cái ghế bằng gỗ thao lao cũng bóng loáng như mặt bàn vậy. Chỉ khác là nó không có những vân hoa như mặt bàn cẩm lai. Chiếc bàn đã trở thành người bạn thân của em như hình với bóng, chỉ trừ lúc em đến trường mà thôi. 

Em rất yêu chiếc bàn của mình bởi nó chính là “bệ phóng” đưa em đến với những thành công trên con đường học tập.

Dàn ý Tả chiếc tủ lạnh

1. Mở bài:

Giới thiệu đồ vật định tả: cái tủ lạnh (gia đình em mua lúc nào? Tủ lạnh hiệu gì?)

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

– Tủ lạnh hình khối chữ nhật đứng, có dung tích 120 lít. Vỏ tủ lạnh làm bằng thép trắng (inox) (có thể tả màu sơn của tủ lạnh).

b) Tả chi tiết:

– Tủ lạnh có mấy cửa? (hai cửa). Tủ lạnh được đặt chắc chắn lên bục bằng nhựa tốt mang tên hãng sản xuất tủ (Toshiba).

– Mở cánh cửa nhỏ là phần trên tủ lạnh, đó là ngăn làm đá. Ngăn đá chia làm hai tầng, và hai hộc đeo trên cánh cửa.

– Mở cánh cửa lớn là phần dưới tủ lạnh, đây là ngăn mát có ba tầng và một hộc kéo có nắp, mỗi tầng là một tấm kính chịu lực dày tám li. Phần này là nơi để rau quả, nước uống thức ăn. Có bốn hộc đeo ở cánh cửa.

– Các phần bên trong tủ làm bằng nhựa cao cấp màu trắng và mi-ca mờ.

c. Sử dụng và gìn giữ tủ như thế nào?

Mẹ cất thức ăn giữ lạnh cho khỏi ôi thiu. Tủ lạnh giúp bảo quản rau tươi lâu.

– Tủ lạnh giúp mẹ đỡ mất thì giờ đi chợ nhiều lần khi mà thức ăn được mua cho gia đình ăn trong một tuần.

– Mẹ lau tủ lạnh hàng tuần cho sạch sẽ.

3. Kết luận:

– Nêu suy nghĩ của em về ích lợi của tủ lạnh (tiện dụng, bảo vệ sức khoẻ).

– Nêu cảm xúc của em đối với tủ lạnh (xem tủ lạnh như một người bạn thân thiết quen thuộc như mọi vật trong nhà).

Tả chiếc tủ lạnh – MẪU 1

Cái tủ lạnh mới tinh hiệu SamSung xuất hiện ở phòng ăn nhà em ngọt ngào, tươi đẹp như mùa xuân Canh Tý 2020 đang đến gần.

Tủ lạnh này bố mua cho gia đình dùng, cũng là món quà bố tặng mẹ vì mẹ ước muốn có một cái tủ lạnh lớn từ lâu.

Tủ lạnh cao một phẩy bảy mét, có dung tích ba trăm hai mươi lít gồm hai cửa, cửa trên là ngăn đông còn cửa dưới là ngăn mát. Tủ lạnh được đặt chắc chắc lên bục bằng nhựa cứng tốt, màu xám, mang tên hãng sản xuất tủ: SamSung. Tủ lạnh hình khối chữ nhật đứng, ngang sáu mươi xăng-ti-mét, rộng năm mươi xăng-ti-mét. Vỏ bên ngoài tủ lạnh làm bằng thép trắng. Bên trong tủ lạnh làm bằng nhựa cao cấp màu trắng. Ngăn làm đá của tủ chiếm hai phần năm chiều cao của tủ, được làm hai tầng bằng một ngăn kệ kính chịu lực. Cánh cửa tủ có hai hộc đeo làm bằng mi ca màu trắng mờ. Mở cánh cửa lớn, phần dưới tủ lạnh này là ngăn mát. Ngăn mát chia làm bốn tầng. Tầng cao nhất có nắp đóng mở. Tầng này dùng để thịt, cá... ăn liền trong thời gian từ một đến ba ngày. Ba tầng còn lại phân cách nhau giữa mỗi tầng là một tấm kính chịu lực dày mười li, bọc nẹp nhựa xung quanh. Ngăn dưới cùng là ngăn đựng rau, có hộc kéo và nắp đậy. Ngăn mát của tủ lạnh có hai đèn: một đèn tia cực tím và một đèn ánh sáng vàng. Khi mở tủ, công tắc tự động bật đèn sáng lên. Mỗi ngăn của tủ lạnh đều có núm điều chỉnh nhiệt độ từ số một đến số năm. Cửa tủ là nhựa dẻo giúp tủ đóng chặt cửa. Mẹ em trải lên nóc tủ một chiếc khăn vải diềm đăng-ten xinh xắn và đặt lên đó một bình hoa vải. Cái tủ lạnh bóng nhoáng, duyên dáng hãnh diện họp mặt với bác tủ chén, anh tủ búp-phê trong phòng ăn. Lịch sự soi bóng mình trên mặt gương bàn ăn, anh tủ lạnh như muốn nói: “Chào bạn, tôi và bạn sẽ giúp gia đình cậu mợ chủ có những bữa ăn ngon.”. Thế là nhà em đã mua sắm đầy đủ tiện nghi cho một gia đình.

Trong nhịp sống hiện nay, tủ lạnh góp vai trò tích cực giúp con người tiết kiệm thời gian đi chợ hàng ngày mà vẫn có đủ thức ăn tươi ngon, hợp vệ sinh. Em giúp mẹ lau tủ lạnh hàng tuần để đảm vệ sinh ăn uống đồng thời giúp tủ lạnh được bền lâu.

Dàn ý Tả chiếc ti vi

1. Mở Bài

- Giới thiệu về chiếc ti vi nhà em

2. Thân Bài:

- Chiếc tivi được đặt ở trên một chiếc tủ cao trong phòng khách.

- Ti vi màu đen hình hộp chữ nhật, đã có từ rất lâu

- Nó khá cũ, có một vài vết xước

- Màn hình rộng, hơi lồi về phía trước luôn cho hình ảnh sắc nét

- Các nút điều khiển nhanh ở phần đế của tivi

- Hai chiếc loa bên cạnh màn hình có bộ lọc tiếng rất tốt, mọi âm thanh đều nghe rõ và êm tai.

- Chiếc ti vi giúp cho gia đình gần nhau hơn, mọi người cùng nhau xem thời sự, xem phim, nói cười vui vẻ

- Chiếc tivi mang đến nhiều thông tin bổ ích

3. Kết Bài

Lợi ích của tivi và tình cảm dành cho nó.

Tả chiếc ti vi – MẪU 1

Trong một gia đình có biết bao nhiêu đồ dùng, mỗi đồ dùng lại thực hiện những chức năng khác nhau. Và em thích nhất là chiếc tivi mà bố em mới mua cho cả nhà từ tuần trước.

Chiếc tivi nhà em được đặt rất dễ nhìn, nó nằm ở đầu tủ buýp-phê đặt dưới chân cầu thang của phòng khách. Và có thể thấy được chiếc tivi chính là một nhân vật trung tâm và ồn ào nhất phòng. Thoạt nhìn cũng thấy được chiếc tivi là một khối chữ nhật. Bề mặt thật là phẳng và nó dường như cũng đã mang một lớp gương màu xám nhạt. Chiếc ti vi có chiếc vỏ được ví như là một cái áo làm bằng nhựa cao cấp màu xám tro và hình như vỏ ngoài của anh có từng chấn song song cách đều nhau và tạo ra những kẽ hở. Và em đã hỏi bố em vì sao lại có khe hở như thế nào thì bố em bảo là để có thể tỏa nhiệt bớt đi cho tivi trong lúc hoạt động

Bao bọc lại cái mắt phẳng của chiếc tivi cũng chính là viền bọc nhựa xi kim loại, phía dưới gắn liền với một bảng điều khiển và một nút tròn tắt mở. Thế rồi em như thấy được ở ngay chính giữa viền bọc phía dưới, nhãn hiệu công ty điện tử SONY gắn nổi bật trên nền kim loại của Ti-vi này.

Chiếc tivi hoạt động rất tốt, âm thanh đường nét hài hòa mang đến một cảm giác thực như nhìn ở ngoài vậy. Em rất thích chương trình thế giới động vật, tivi sắc nét em như bị cuốn hút bởi chính vẻ đẹp như thật sống động qua các con vật em được xem trên tivi. Có nhưng khi mệt mỏi là em lại bật kênh khác để xem, có kênh chuyên nghe nhạc nên không lo giờ để xem. Nhờ chiếc tivi mà em thấy được nó như giúp ích cho mỗi người chúng ta thoải mái và nắm bắt được thông tin.

Chiếc ti vi như một thành viên mới trong gia đình em và em cũng rất yêu quý nó. Mỗi ngày xem xong em lại lấy một tấm vải đỏ phủ nên cho đỡ bụi.

Dàn ý Tả chiếc đồng hồ báo thức

I. Mở bài

- Chiếc đồng hồ báo thức là một đồ vật rất tiện ích cho gia đình em.

- Bố mua chiếc đồng hồ này tặng em nhân một chuyến đi công tác vào cuối năm để mừng em lên lớp 4.

II. Thân bài

a. Tả mặt trước

- Đồng hồ mang nhãn hiệu.

- Được cấu trúc như một hình hộp chữ nhật.

- Chiều dài 12 cm, chiều rộng 8 cm, chiều cao 4 cm.

- Thuộc loại đồng hồ để bàn.

- Vỏ được làm bằng nhựa màu cánh gián.

- Mặt số màu trắng, có ghi các số từ 1 đến 12.

- Ngoài mặt số là mặt gương trong suốt.

- Kim giờ ngắn và to, màu đen.

- Kim phút dài và mảnh hơn kim giờ, màu đen pha trắng.

- Kim giây bé nhất màu đỏ, chuyển động nhanh nhất.

b. Tả mặt sau

- Phía trên là bộ phận lên dây cót, chuông báo thức.

- Phía dưới là bộ phận để lắp pin.

- Mặt đáy của đồng hồ có bốn chân nhỏ để đứng vững trên bàn.

c. Tả hoạt động

- Báo đúng giờ giấc, không nhanh, không chậm.

- Báo thức theo ý muốn của người sử dụng.

- Âm thanh chuyển động nghe tí tách, tí tách.

- Âm thanh báo thức là nhạc chuông trong trẻo.

III. Kết bài

- Đồng hồ rất có ích đối với gia đình em.

- Báo giờ báo thức cho mọi người trong gia đình.

- Nhắc nhở em phải biết quý trọng thời gian, biết dùng thời gian vào những việc có ích.

- Em rất quí chiếc đồng hồ báo thức, xem nó như một tài sản quí của gia đình.

Tả chiếc đồng hồ báo thức – MẪU 1

Đố các bạn biết trong phòng tôi có một đồ dung phát ra được âm thanh là gì không? À! Nó chẳng phải là đồ chơi, mà là một vật dùng rất cần thiết cho học sinh bọn mình đó. Nó chính là một chiếc đồng hồ báo thức.

Cách đây hơn hai năm, ba tôi đã mua chiếc đồng hồ này trong một lần đi hội chợ “Hàng Việt Nam chất lượng cao". Nó nhỏ nhắn nhưng xinh xắn, đáng yêu. Với thể hình tròn và dẹt như một khoanh bánh tét cắt ra đĩa trong ngày Tết, tôi có thể đặt gọn vào chụm lòng bàn tay của mình.

Thân đồng hồ được bọc một lớp vỏ màu xanh da trời. Mặt trước là một lớp kính trong suốt, tròn trịa, được ôm lấy bởi một đường viền mạ kền sang loáng. Bên trong kính có ghi những con số từ 1 đến 12, mỗi số cách nhau một khoảng rất đều đặn. Ở giữa là một trục được đính bởi ba cây kim dài ngắn khác nhau. Kim giờ và kim phút tưởng chừng như bất động, chỉ có kim giây là nhảy nhót nhưng từng nấc nhỏ nhít theo nhịp gõ đều đều chẳng hề mệt mỏi. Mặt sau có hai cái núm: một núm điều chỉnh giờ, một núm dùng để hẹn giờ. Mỗi khi đến giờ hẹn, tiếng kèn vang lên thật hùng tráng, trong nhịp điệu giục giã, hối thúc nghe thật vui tai và dễ làm cho tỉnh ngủ. Bệ đỡ toàn thân chiếc đồng hồ có hình dạng một chiếc nón lá bé xíu, giúp đứng vững trên bàn học của tôi. Nhờ chiếc đồng hồ mà tôi phân bổ được giờ giấc học tập và sinh hoạt nề nếp, hợp lý, đặc biệt là chẳng bao giờ đi học trễ.

Tôi đã xem chiếc đồng hồ báo thức như một vật kỷ niệm của ba. Tôi cũng thường ngắm nhìn và nâng niu nó trong lòng bàn tay của mình như một người bạn thân thiết. Tất nhiên, tôi giữ gìn nó rất cẩn thận.

Tả chiếc đồng hồ báo thức – MẪU 2

Đố các bạn biết trong phòng tôi có một đồ dùng phát ra được âm thanh là gì không? À! Nó chẳng phải là đồ chơi, mà là một vật dùng rất cần thiết cho học sinh bọn mình đó. Nó chính là một chiếc đồng hồ báo thức.

Cách đây hơn hai năm, ba tôi đã mua chiếc đồng hồ này trong một lần đi hội chợ “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Nó nhỏ nhắn nhưng xinh xắn, đáng yêu. Với thể hình tròn và dẹt như một khoanh bánh tét cắt ra đĩa trong ngày Tết, tôi có thể đặt gọn vào chụm long bàn tay của mình.

Thân đồng hồ được bọc một lớp vỏ màu xanh da trời. Mặt trước là một lớp kính trong suốt, tròn trịa, được ôm lấy bởi một đường viền mạ kền sang loáng. Bên trong kính có ghi những con số từ 1 đến 12, mỗi số cách nhau một khoảng rất đều đặn. Ở giữa là một trục được đính bởi ba cây kim dài ngắn khác nhau. Kim giờ và kim phút tưởng chừng như bất động, chỉ có kim giây là nhảy nhó t nhưng từng nấc nhỏ nhít theo nhịp gỏ đều đều chẳng hề mệt mỏi.

Mặt sau có hai cái núm: một núm điều chỉnh giờ, một núm dung để hẹn giờ. Mỗi khi đến giờ hẹn, tiếng kèn vang lên thật hùng tráng, trong nhịp điệu giục giã, hối thúc nghe thật vui tai và dễ làm cho em tỉnh ngủ. Bệ đỡ toàn than chiếc đồng hồ có hình dạng một chiếc nón lá bé xíu, giúp đứng vững trên bàn học của tôi. Nhờ chiếc đồng hồ mà tôi phân bổ được giờ giấc học tập và sinh hoạt nề nếp, hợp lý, đặc biệt là chẳng bao giờ đi học trễ.

Tôi đã xem chiếc đồng hồ báo thức như một vật kỷ niệm của ba. Tôi cũng thường ngắm nhìn và nâng niu nó trong lòng bàn tay của mình như một người bạn thân thiết. Tất nhiên, tôi giữ gìn nó rất cẩn thận.

Tả chiếc đồng hồ báo thức – MẪU 3

Reng, reng, reng… mỗi sớm mai em luôn thức dậy khi nghe được những âm thanh quen thuộc phát ra từ chiếc đồng hồ báo thức nhỏ xinh của mình.

Đồng hồ báo thức của em hình khối tròn mà hình tròn là mặt đồng hồ, có đường kính mười xăng-ti-mét, bề dày bốn xăng-ti-mét. Vỏ ngoài đồng hồ bằng nhựa cứng màu vàng.

Đỉnh đồng hồ có nút tắt, mở chuông reo. Mặt sau đồng hồ làm bằng thép trắng, có nút chỉnh giờ và nút chỉnh chuông reo. Mặt đồng hồ màu trắng, chữ số màu đen. Dưới số mười hai là hàng chữ ghi hiệu của đồng hồ: Saiko.

Em đặt nó ngay ngắn trên bàn học của mình. Chiếc đồng hồ này đã gắn bó với em được ba năm rồi. Nó là món quà đặc biệt mà mẹ đã dành tặng cho em dịp cuối năm lớp Hai khi em là học sinh giỏi của huyện. Phải nói rằng, khi nhận được món quà ý nghĩa của mẹ, em đã vô cùng xúc động. Vì em biết, từ nay, chiếc đồng hồ nhỏ xinh ấy sẽ gắn bó với em, sẽ đánh thức em vào mỗi buổi sáng và nhắc nhở em học bài cũng như đi học đúng giờ vào mỗi buổi tối.

Chiếc đồng hồ không chỉ đơn thuần là một đồ vật dùng để em xem giờ, hay đặt báo thức. Nó còn tượng trưng cho sự cố gắng, phấn đấu của em. Hơn nữa, đồng hồ Saiko của em còn được mẹ – người mà em yêu quý nhất trong gia đình dành tặng cho em. Vì vậy, em rất yêu quý nó, như chính em yêu quý người mẹ hiền của mình vậy. Em hứa sẽ học tập thật chăm chỉ, xứng đáng với những tình cảm mà mẹ đã dành cho mình.

Tả chiếc đồng hồ báo thức – MẪU 4

Sáng hôm chủ nhật, em đều dọn dẹp căn phòng ngủ của mình cho gọn gàng hơn. Và, khi thấy chiếc đồng hồ báo thức của mình đã hết pin, các kim chỉ đã lặng yên từ lúc nào, em liền vội vã đi thay pin mới. Lúc này, em mới có cơ hội được ngắm nhìn thật kĩ chiếc đồng hồ đã gắn bó với mình suốt bao năm qua này.

Chiếc đồng hồ này rất đặc biệt. Nó không có màu sắc rực rỡ hay khoác lên mình bộ đồ màu sáng, cả chiếc đồng hồ được bao phủ bởi một màu đồng cổ như thể đã trải qua biết bao thời gian vậy. Toàn bộ chiếc đồng hồ nhìn từ xa như một ngôi nhà với kiến trúc cổ kính, trang nhã. Hai cái cột nhà lớn chống đỡ cả mái nhà – thứ che nắng che mưa cho người bạn đồng hồ ở bên trong.

Mặt đồng hồ có một màu trắng sáng, những chữ số trên đó là những chữ số La Mã màu đen trông càng thêm cổ điển, sang trọng. Em vẫn còn nhớ hồi bé được tặng đồng hồ này, em chẳng biết xem giờ thế nào vì những chữ số kia khó hiểu quá.

Khi ấy, bố đã dạy cho em số đếm trong tiếng La Mã từ một đến số mười hai. Từ đó em đã biết cách xem giờ mà chẳng cần phải hỏi bố nữa. Phía sau đồng hồ có hai cái nút nho nhỏ: một cái nút để chỉnh kim cho đúng vị trí giờ giấc nếu đồng hồ có chạy nhanh hơn hay chậm hơn vài phút, còn một nút còn lại để hẹn giờ báo thức. Mỗi lần muốn hẹn giờ, em chỉ cần dùng cái nút đó xoay vòng, nhìn theo kim giờ chạy đến giờ mình muốn là xong rồi. Mỗi sáng, tiếng chuông kêu vang như tiếng chuông trong nhà thờ ở những bộ phim em đã từng xem, nghe rất êm tai và dễ chịu, không inh ỏi chói tai như nhiều tiếng báo thức khác. Chiếc đồng hồ này được mua từ lâu rồi nhưng nó vẫn còn bền lắm bởi em đều luôn giữ gìn nó thật cẩn thận. Cứ cuối tuần rảnh rỗi là em lại dùng khăn lau cho nó, giúp cho chiếc đồng hồ thêm sáng hơn.

Em vẫn còn nhớ chiếc đồng hồ này là quà sinh nhật đầu tiên bố dành tặng cho em. Lần ấy bố đi công tác xa, vào ngày sinh nhật em, bố gọi điện về nói không thể về kịp được. Khi ấy, em đã giận dỗi mà chẳng còn tâm trạng đâu để ý đến bữa tiệc sinh nhật mình và mẹ đã dày công chuẩn bị nữa, trong đầu em chỉ còn những câu hỏi trách bố, giận dỗi với bố. Chẳng hiểu sao tối ấy trời đổ cơn mưa, khi em đang chuẩn bị thổi nến thì cửa nhà được mở ra, người bố ướt sũng vì nước mưa, bố mỉm cười và lấy từ trong cặp ra chiếc đồng hồ được bọc gói cẩn thận. Bởi vậy, chiếc đồng hồ không chỉ là người bạn giúp em dậy sớm đúng giờ mà còn là nơi lưu giữ kỉ niệm khó quên ấy của em và bố.

Dàn ý Tả bộ ấm chén

a) Mở bài

- Giới thiệu về bộ ấm trà (bộ ấm trà uống nước hàng ngày của gia đình em).

+ Ai mua hoặc ai tặng? (mẹ em mua).

+ Mua hoặc tặng vào dịp nào? (mẹ đi siêu thị).

b) Thân bài

- Tả bao quát bộ ấm trà:

+ Hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu của cái ấm và những cái chén.

- Tả chi tiết: cấu tạo, chất liệu của cái ấm, nắp ấm, cấu tạo, chất liệu của những cái chén.

c) Kết bài

- Nêu công dụng của của bộ ấm trà.

- Cảm nghĩ của em đối với bộ ấm trà.

Tả bộ ấm chén – MẪU 1

Vào một phiên chợ Tết Canh Tý 2020, bố tôi mua về từ một cửa hàng gốm sứ cao cấp ở Thiên Hương một hộp đồ được gói giấy bóng cẩn thận. Tôi mở ra và thốt lên “Ôi! Bộ ấm chén đẹp quá!”

Bộ ấm chén của gia đình tôi trông rất bắt mắt. Bố tôi cẩn thận đặt nó trong tủ kính giữa nhà. Tôi chưa nhìn thấy ở nhà bạn bè hay người thân có bộ ấm chén như thế cả. Bố tôi tuy là đàn ông nhưng lại có mắt nhìn thật tinh tế và rất thẩm mĩ. Ngay từ hình dáng, bộ ấm chén cũng đã toát lên một vẻ đẹp hơn hẳn những bộ ấm chén khác. Vì được làm bằng sứ cao cấp nên cả ấm lẫn chén đều dày dặn, bền và chịu va đập rất tốt. Có sáu chén con và một ấm, đĩa dùng để ám và chén. Cái nào cũng mới toanh và có cách trang trí giống nhau. Ai đến nhà tôi cũng đều tấm tắc khen bộ ấm chén đẹp.

Gia đình ấm chén có sáu cái chén con thật đáng yêu. Quanh thân chén được trang trí bằng những họa tiết hình cái quạt đang xòe nối vào nhau. Gần miệng chén được vẽ một đường cong mềm mại màu trắng với một chấm đen ở giữa thật duyên dáng. Các đĩa đựng chén như mặt trăng vào ngày rằm, to hơn thân chén một chút. Viền xung quanh đĩa dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nhìn giống như những làn sóng ngoài biển. Được quan tâm nhiều nhất vẫn là cái ấm pha trà. Nó có hình dáng thật độc đáo, phình to ở giữa và thu nhỏ ở phần đáy. Miệng ấm được tráng một lớp men màu vàng kim. Tay cầm ấm cong cong như hình dấu hỏi. Cái miệng cong và dài như chiếc vòi voi. Nắp ấm màu trắng đục, có cái núm tròn tròn như viên bi để dễ dàng nhấc nắp ầm lên.

Tôi rất yêu bộ ấm chén này. Dù có nhiều bộ ấm chén còn quý giá hơn nhưng tôi quý bộ ấm chén này hơn tất thảy. Mỗi ngày tôi thường tắm rửa cho mẹ con gia đình ấm chén. Mỗi khi nhà có khách, bộ ấm chén luôn vinh dự được bố tôi mang ra tiếp khách.

Tả bộ ấm chén – MẪU 2

Bố em rất thích uống trà. Đặc biệt là có khách đến chơi, bố em luôn trổ tài pha trà của mình để mời khách. Điều làm cho bố thấy vô cùng hài lòng ngoài trà và nước thơm ngon thì bộ ấm chén đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bố giữ gìn và nâng niu nó lắm.

Bộ ấm trà của bố em không phải là men sứ cổ mà chỉ là loại đồ sứ Bát Tràng. Một cái đĩa to, có vành cao đặt 6 cái chén. Một cái đĩa nhỏ bày chiếc ấm. Chiếc chén nào cũng có hai vành xanh da trời vẽ đàn cò trắng đang bay. Lòng chén trắng tinh, hình quả trứng cắt ngang.

Đáy chén lõm thành vòng tròn có gờ thấp. Cái ấm dành quả hồng to hơn nắm tay người lớn. Bụng ấm phình ra, lúc nào cũng căng no tròn. Thân ấm vẽ hoa lá và một vài con vật ngộ nghĩnh: bầy nai đầu có gạc. Cái vòi ấm như một mầm cây non hay mỏ một chim non trong tổ ló cổ ra ngoài.

Nắp bình xinh xinh, có nhiều đường chỉ xanh viền tròn ôm lấy đỉnh ấm, tựa như cái nụ hoa bằng đầu ngón tay út. Ngắm nhìn bộ ấm chén, đôi khi em tưởng đấy là con gà mái mẹ đang quây quần bên đàn con của mình, no nê nằm nghỉ ngơi sau cuộc hành trình dài. Khách đến nhà ai cũng khen bộ ấm chén không những đẹp mà còn rất tinh tế. Vì vậy mà việc uống trà càng trở nên đậm đà đầy cảm hứng.

Bộ ấm chén được đặt trên mặt bàn bộ xa-lông trong phòng khách. Bố em chỉ uống trà vào mỗi sáng trước khi đi làm, hay pha trà lúc tiếp khách. Nhiều hôm hết trà, mẹ chưa mua kịp, bố em lại dùng thanh thủy, uống bằng cốc thủy tinh! Hôm ấy, trông cái ấm nằm chơ vơ, thầm lặng.

Em cũng rất yêu quý bộ ấm chén này. Những lúc học xong bài, em thường bê bộ ấm chén đi rửa một cách cẩn thận để chúng luôn luôn sạch sẽ, thơm tho.

Tả bộ ấm chén – MẪU 3

Chú của em sau chuyến đi công tác bên Trung Quốc đã mua tặng gia đình em một bộ ấm chén uống trà rất đẹp mang phong cách thời xưa rất cổ kính và trang nhã.

Bộ ấm chén gồm một bình pha trà và sáu chiếc chén nhỏ, mỗi chiếc chén cũng như bình đều có một chiếc đĩa nhỏ xinh để đặt lên giống như những chú ếch nhỏ ngồi trên chiếc lá bèo. Bộ ấm trà được làm bằng gốm màu nâu có tráng men bóng rất đẹp, bố em thường nói màu nâu của chén trà giống như màu của đất khiến cho người uống có cảm giác tận hưởng được hương vị của đất trời trong từng ngụm trà. Em còn trẻ con nên chưa biết cách cảm thụ hương vị trà là như thế nào nhưng em biết vẻ đẹp của bộ ấm trà này, từ chiếc bình pha trà đến từng chén trà và những chiếc đĩa đều có nét đẹp riêng.

Chiếc bình pha trà có dáng cao, cổ bình dài thuôn, phần chân bình phình to ra, chiếc nắp bình hình chóp nhô lên, nhìn chiếc bình giống như một ngọn núi cao, còn chiếc vòi mọc ra từ thân bình khi rót nước giống như thác nước chảy từ núi cao xuống. Những chiếc chén nhỉ chỉ cao khoảng 3cm bằng một quả quýt nhỏ với miệng chén hơi khum vào trong như những miệng gáo dừa. Làm tôn thêm vẻ đẹp của bộ ấm chén là những chiếc đĩa đặt, đĩa đặt ấm chén giúp nước không rơi vãi khi bưng chén trà uống, chiếc đĩa có hình chiếc lá có cả đường gân lá trông rất giống lá cây thật.

Từ ngày có bộ ấm uống trà này em lại rất thích uống trà đặc biệt là trà từ chè xanh, và cũng thích được nhận công việc rửa ấm chén, em rửa rất cẩn thận và tỉ mỉ vì chính em cũng yêu bộ ấm chén này.

 

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 10 mẫu Tả cây tre (2024) HAY NHẤT Giang Bài văn Tả cây tre (hay nhất) Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
707 15 0
TOP 10 mẫu Tả cây lộc vừng (2024) HAY NHẤT Giang Bài văn Tả cây lộc vừng (hay nhất) Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
518 4 0
TOP 10 mẫu Tả cây phượng vĩ (2024) HAY NHẤT Giang Bài văn Tả cây phượng vĩ (hay nhất) Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
555 24 0
TOP 10 mẫu Tả cây bằng lăng (2024) HAY NHẤT Giang Bài văn Tả cây bằng lăng (2024) HAY NHẤT Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
540 9 0
Tải xuống