50 câu trắc nghiệm Ôn tập Hóa học 12 Chương 1 (có đáp án) chọn lọc

Tải xuống 18 740 16

Toptailieu.vn xin giới thiệu 50 câu trắc nghiệm Ôn tập Hóa học 12 Chương 1 (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau: Mời các bạn đón xem:

50 câu trắc nghiệm Ôn tập Hóa học 12 Chương 1 (có đáp án) chọn lọc

Câu 1:  Khi xà phòng hoá tristearin ta thu được sản phẩm là:

A. CH3−CH2−COONa và glixerol

B. C15H31COONa và glixerol.

C. C15H31COOH và glixerol.

D. C17H35COONa và glixerol.

Đáp án: D

Câu 2: Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa bằng nước cứng vì nguyên nhân nào sau đây?

A. Vì xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.

B. Vì gây hại cho da tay.

C. Vì gây ô nhiễm môi trường.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: A

Câu 3: Đun sôi a gam một triglixerit (X) với dung dịch KOH đến khi phản ứng hoàn toàn được 0,92 gam glixerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối của axit oleic với 3,18 gam muối của axit linoleic (C17H31COOH). Giá trị của m là

A. 3,2.     

B. 6,4.

C. 4,6     

D. 7,5.

Đáp án: B

Câu 4: Este X không tác dụng với Na nhưng tác dụng với NaOH đun nóng được glixerin và natri axetat. Hãy cho biết CTPT của X?

A. C6H8O6

B. C9H12O6

C. C9H14O6

D. C9H16O6

Đáp án: C

Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Ở điều kiện thường dầu thực vật ở trạng thái lỏng.

B. Chất béo có chứa các gốc axit béo không no thường ở trạng thái rắn

C. Mỡ động vật, dầu thực vật thường tan tốt trong nước

D. Chất béo chứa chủ yếu gốc axit béo C17H35COO thường có trong dầu thực vật

Đáp án: A

Câu 6: Dầu mỡ để lâu dễ bị ôi thiu là do?

A. Chất béo bị phân hủy thành các mùi khó chịu

B. Chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi

C. Chất béo bị phân hủy với nước trong không khí

D. Chất béo bị rữa ra

Đáp án: B

Câu 7: Có các nhận định sau:

1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài không phân nhánh.

2. Lipit gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit, . . .

3. Chất béo là các chất lỏng.

4. Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.

5. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.

Các nhận định đúng là

A. 1, 2, 4, 5.

B. 1, 2, 4, 6.

C. 1, 2, 3.

D. 3, 4, 5.

Đáp án: B

Câu 8: Để tác dụng hết 100 gam chất béo có chỉ số acid bằng 7 phải dùng 17,92 gam KOH. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:

A. 110,423 gam

B. 108,107 gam.

C. 103,178 gam.

D. 108,265 gam

Đáp án: D

Câu 9: Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là:

A. Axit oleic và axit stearic

B. Axit panmitic và axit oleic

C. C15H31COONa và glixerol

D. C17H35COONa và glixerol.

Đáp án: C

Câu 10: Xà phòng hóa hoàn toàn 70 gam hỗn hợp gồm triglixerit và axit béo cần dùng V lít dd NaOH 2M, đun nóng. Sau phản ứng thu được 7,36 gam glixerol và 72,46 gam xà phòng. Giá trị của V là:

A. 0,130

B. 0,135.

C. 0,120.

D. 0,125.

Đáp án: D

Câu 11: Để trung hòa 15 gam chất béo có chỉ số axit là 7 thì cần m gam NaOH. Giá trị của m là:

A. 0,229

B. 0,150.

C. 0,075.

D. 0,280

Đáp án: C

Câu 12: Cho các chất:

(1) Dung dịch KOH (đun nóng)

(2) H2/ xúc tác Ni, t0

(3) Dung dịch H2SO4 loãng (đun nóng)

(4) Dung dịch Br2

(5) Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng

(6) Na

Hỏi triolein nguyên chất có phản ứng với bao nhiêu chất trong số các chất trên?

A. 2.

B. 3.

C. 4.
D. 5.

Đáp án: C, D

Câu 13: Công thức nào sau đây là công thức của chất béo?

A. CH3COOCH3

B. CH3COOCH2C6H5

C. (C17H33COO)2C2H4

D. (C17H35COO)3C3H5

Đáp án: D

Câu 14: Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật chất béo bị thuỷ phân thành

A. axit béo và glixerol

B. axit cacboxylic và glixerol

C. CO2 và H2O

D. NH3,CO2,H2O

Đáp án: A

Câu 15: Tính chất đặc trưng của lipit là:

1. Chất lỏng

2. Chất rắn

3. Nhẹ hơn nước

4. Không tan trong nước

5. Tan trong xăng

6. Dễ bị thủy phân

7. Tác dụng với kim loại kiềm.

8. Cộng H2 vào gốc ruợu.

Các tính chất không đúng là:

A. 1, 6, 8

B. 2, 5, 7

C. 1, 2, 7,8

D. 3, 6, 8

Đáp án: C

Câu 16: Để biến một số dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình:

A. Hiđro hóa (có xúc tác Ni)

B. Cô cạn ở nhiệt độ cao

C. Làm lạnh

D. Xà phòng hóa

Đáp án: A

Câu 17: Khi cho 4,5 gam một mẫu chất béo có thành phần  có thành phần chính là triolein phản ứng với iot thì thấy cần 0,762 gam iot. Tính chỉ số iot của mẫu chất béo trên:

A. 16,93

B. 1,693

C. 169,3

D. 19,63

Đáp án: A

Câu 18: Chất béo là triese của axit béo là:

A. Etylen glicol

B. Glixerol

C. Ancol metylic

D. Ancol etylic

Đáp án: B

Câu 19: Axit nào sau đây là axit béo?

A. Axit stearic

B. Axit glutamic

C. Axit adipic

D. Axit axeric

Đáp án: A

Câu 20: Có hai bình không nhãn đựng riêng biệt hai hỗn hợp : dầu bôi trơn máy , dầu thực vật. Có thể nhận biết hai hỗn hợp trên bằng cách nào?

A. Dùng KOH dư

B. Dùng Cu(OH)2

C. Dùng NaOH đung nóng

D. Đun nóng với dung dịch KOH, để nguội , cho thêm từng giọt dung dịch CuSO4

Đáp án: D

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X thu được 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Nếu xà phòng hoá hoàn toàn 0,1 mol X bằng dung dịch NaOH thu được 8,2 g muối. Công thức cấu tạo của X là :

A. HCOOCH3.             

B. CH3COOC2H5.      

C. CH3COOCH3.        

D. HCOOC2H5.

Đáp án: C

Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Chất béo đều là chất rắn không tan trong nước.

B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

C. Dầu ăn và dầu bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.

D. Chất béo là este của glixerol với axit vô cơ.

Đáp án: B

Câu 23: Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol ?

A. Dầu vừng (mè) .                                        

B. Dầu lạc (đậu phộng).

C. Dầu dừa.                                                   

D. Dầu luyn.

Đáp án: D

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20g kết tủa. Công thức este X là :

A. HCOOCH3.             

B. CH3COOCH3.        

C. HCOOC2H5.           

D. CH3COOC2H5.

Đáp án: A

Câu 25: Phương pháp nào có thể làm sạch vết dầu lạc (đậu phộng) dính vào quần áo trong số các phương pháp sau ?

A. Giặt bằng nước                                          

B. Giặt bằng nước có pha thêm ít muối.

C. Tẩy bằng nước giấm.

D. Tẩy bằng xà phòng.

Đáp án: D

Câu 26: Trong thành phần của dầu mau khô dùng để pha sơn có các este của glixerol với các axit béo C17H31OOH và C17H29COOH. Có bao nhiêu CTCT có thể có của các este ?

A. 2.                             

B. 4.                             

C. 6.                             

D. 8.

Đáp án: C

Câu 27: Phản ứng đặc trưng của este là :

A. Phản ứng thế.           

B. Phản ứng cháy.        

C. Phản ứng cộng.        

D. Phản ứng thuỷ phân.

Đáp án: D

Câu 28: Muối natri của axit béo được gọi là :

A. Este.                        

B. Muối hữu cơ.           

C. Xà phòng                

D. Dầu mỏ.

Đáp án: C

Câu 29: Chia a gam CH3COOC2H5 làm 2 phần bằng nhau :

- Phần 1 : đem thuỷ phân hoàn toàn trong môi trường axit thu được a gam CH3COOH.

- Phần 2 : thực hiện xà phòng hoá bằng NaOH dư thu được b gam CH3COONa.

Gía trị của b là :

A. 2,8g.                        

B. 8,2g.                        

C. 7,2g.                        

D. 2,7g

Đáp án: B

Câu 30:

Khi đun nóng chất hữu cơ X với NaOH thu được etilenglicol (HO-CH2-CH2-OH) và muối natri axetat. Hãy lựa chọn công thức cấu tạo đúng của X.

A. CH3COOCH2-CH2OH

B. (CH3COO)2CH-CH3

C. CH3COOCH2-CH2-OOC-CH3

D. Cả A và C.

Đáp án: A

Câu 31: Lipit thực vật (dầu thực vật) hầu hết ở trạng thái lỏng do:

A. Chứa gốc axit béo.                                    

B. Chứa chủ yếu gốc axit béo không no.

C. Chứa chủ yếu gốc axit béo no                   

D. Chứa glixerol.

Đáp án: D

Câu 32:

Cho a xit X có công thức là HOOC-CH2-CH(CH3)-COOH tác dụng với rượu etylic (xúc tác H2SO4 đặc) thì thu được bao nhiêu este ?

A. 1.             B. 2.

C. 3.             D. 4.

Đáp án: C

Câu 33: Đun nóng hợp chất hữu cơ X ( chứa C, H, O) có mạch cacbon không phân nhánh với 200ml dung dịch KOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Để trung hoà hết lượng KOH dư trong dung dịch Y cần dùng 80ml dung dịch HCl 0,5M. Làm bay hơi hỗn hợp sau khi trung hoà một cách cẩn thận thu được 7,36 gam hỗn hợp 2 rượu đơn chức và 18,34g hỗn hợp 2 muối. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3-OCO-CH=CH-COO-CH2-CH3.       

B. CH3-OCO-CH=CH-COO-CH2-CH2-CH3.

C. CH3-OCO-CH2-CH2-COO-CH2-CH2-CH3.    

D. CH3-OCO-CH2-CH2-COO-CH2-CH3.

Đáp án: D

Câu 34:

Một Este có công thức phân tử là C4H6O2 khi thủy phân trong môi trường axit thu được đimetyl xeton. Công thức cấu tạo thu gọn của C4H6O2 là công thức nào?

A. HCOOCH=CHCH3

B. CH3COOCH=CH2

C. HCOOC(CH3)=CH2

D.CH2=CHCOOCH3

Đáp án: C

Câu 35:

khi thủy phân Este vinyl axetat trong môi trường axit thu được những chất gì?

A. Axit axetic và ancol vinylic

B. Axit axetic và anđehit axetic

C. Axit axetic và ancol etylic

D. Axetic và ancol vinylic

Đáp án: B

Câu 36:

A. (HCOO)3C3H5.  

B. (CH3COO)3C3H5.                               

C. (C2H5COO)3C3H5.                             

D. (C2H3COO)3C3H5.

Đáp án: A 

Câu 37:

Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về metyl fomat là.

A. Có CTPT C2H4O

B. Là đồng đẳng của axit axetic

C. Là đồng phân của axit axetic

D. Là hợp chất este

Đáp án: B 

Câu 38: Nhóm chức -COOH có tên gọi là:

A. Cacbonyl             

B. Cacboxyl             

C. Cacbonat.            

D. Cacbonic.

Đáp án: A

Câu 39: Muối Na, K của axit nào dùng làm xà phòng?

A. Axit fomic.          

B. Axit ađipic.          

C. Axit stearic.         

D. Axit butanoic.

Đáp án: C

Câu 40: Ưu điểm của chất giặt rửa tổng hợp là:

A. Không gây hại cho da.                           

B. Dùng được với nước cứng.

C. Không gây ô nhiễm môi trường.           

D. Bị phân huỷ bởi vi sinh vật.

Đáp án: B

Câu 41: Dầu mỡ để lâu bị ôi thiu vì:

A. Chất béo bị oxi hoá chậm bởi oxi không khí.

B. Chất béo bị thuỷ phân với nước trong không khí.

C. Chất béo bị thuỷ phân thành các anđêhit có mùi khó chịu.

D. Chất béo bị phân huỷ thành glixerol.

Đáp án: A

Câu 42: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phản ứng thuỷ phân este (xúc tác H+) là phản ứng thuận nghịch.

B. Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thuận nghịch.

C. Chỉ số xà phòng hoá là số mg KOH cần để xà phòng hoá hoàn toàn 1g lipit, tức là để trung hoà axit sinh ra từ sự thuỷ phân 1g lipit.

D. Chỉ số axit là số mg KOH cần để trung hoà axit tự do có trong 1gam lipit.

Đáp án: B

Câu 43: Có hai bình mất nhãn đựng riêng biệt hai hỗn hợp: dầu bôi trơn máy và dầu thực vật. Bằng phương pháp hoá học , có thể dùng hoá chất nào sau đây để phân biệt?

A. Dung dịch KOH và dung dịch H2SO4  

B. Dung dịch KOH và dung dịch NaCl.

C. Dung dịch KOH và dung dịch CuSO4  

D. Dung dịch KOH và dung dịch Na2CO4

Đáp án: C

Câu 44: Để trung hoà 14g chất béo X cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của chất béo đó là bao nhiêu?

A. 4.                         

B. 5.                         

C. 6.                         

D. 7.

Đáp án: C

Câu 45: Chất X có công thức C4H8O2. Khi đun nóng X với dung dịch NaOH tạo thành chất Y có công thứcC4H7O2Na. X thuộc loại:

A. Ancol.                 

B. Este.                     

C. Anđehit.              

D. Axit.

Đáp án: D

Câu 46: Đun axit oxalic với hỗn hợp rượu n- và iso-amylic dư có mặt axit sunfuric đặc thì thu được hỗn hợp bao nhiêu este?

A. 2.                         

B. 5                          

C. 3                          

D. 4

Đáp án: C

Câu 47: Hai este X và Y  là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C9H8O2. X và Y đều là cộng hợp với brom theo tỷ lệ mol 1:1. X tác dụng với dung dịch NaOH cho một muối và một anđehit. Y tác dụng với dung dịch NaOH dư cho 2 muối và nước, các muối đều có khối lượng mol lớn hơn CH3COONa. Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là:

A. C6H5COOCH=CH2, C6H5CH=CHCOOH.  

B. HCOOC6H4CH=CH2, HCOOCH=CH-C6H5.

C. C6H5COOCH=CH2, CH2=CHCOOH6H5.  

D. HCOOC6H4CH=CH2, CH2=CHCOOC6H5.

Đáp án: C

Câu 48:

X là một Este tạo từ axit và ancol no. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X thu được 3 mol CO2Có bao nhiêu este thoả mãn?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: D

Câu 49: Có các phương trình hoá học sau:

 X+ NaOH -> C2H5OH + CH3COONa.

 Y + NaOH-> C2H4(OH)2 + C3H7COONa.

 Z + NaOH -> C3H5(OH)3 + CH3COONa.

 Q + NaOH -> C3H5(OH)3 + C17H35COONa.

Chất béo là chất nào sau đây?

A. X                         

B. Y                         

C. Z                          

D. Q

Đáp án: D

Câu 50:

Glixerin đun với hỗn hợp CH3COOH và HCOOH (xúc tác H2SO4 đặc) có thể được tối đa bao nhiêu trieste (este 3 lần este)?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: D

 

 

Tài liệu có 18 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
742 8 4
15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
707 11 1
15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1 K 10 5
15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
820 8 6
Tải xuống