Toptailieu.vn xin giới thiệu 50 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 32 (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa.
Mời các bạn đón xem:
50 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 32 (có đáp án)
Câu 1: Thế mạnh nào sau đây không phải của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Phát triển kinh tế biển.
B. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.
C. Chăn nuôi gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).
D. Phát triển cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
Đáp án: C
Câu 2: Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng rất lớn là do
A. Địa hình đồi núi cao, phân tầng.
B. Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh có những mặt bằng rộng, lưu lượng nước lớn.
C. Nhiều sông ngòi, lượng mưa lớn.
D. Địa hình dốc, lưu lượng dòng chảy lớn.
Đáp án: D
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết cây chè được trồng chủ yếu ở những vùng nào sao đây:
A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: B
Câu 4: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.
B. khoáng sản phân bố rải rác.
C. địa hình dốc, giao thông khó khăn.
D. khí hậu diễn biến thất thường.
Đáp án: A
Câu 5: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển chăn nuôi gia súc ở TD-MN Bắc Bộ là
A. thiếu nước về mùa đông.
B. hiện tượng rét đậm, rét hại.
C. chất lượng đồng cỏ chưa cao.
D. địa hình bị chia cắt phức tạp.
Đáp án: B
Câu 6: Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu lớn nhất nước ta?
A. Cơ sở chế biến rất phát triển.
B. Có nhiều đồng cỏ, khí hậu thích hợp.
C. Nhu cầu tiêu thụ trâu lớn nhất.
D. Nhu cầu sức kéo trong sản xuất nông nghiệp lớn.
Đáp án: B
Câu 7: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng lũ ống, lũ quét ở Tây Bắc là do :
A. Địa hình núi cao, cắt xẻ dữ dội.
B. Các dòng chảy có hướng đào lòng về phía thượng lưu.
C. Lớp phủ rừng bị tàn phá mạnh.
D. Mưa mùa tập trung với cường độ lớn.
Đáp án: C
Câu 8: Nơi có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm ở vùng TD-MNBắc Bộ là
A. Mẫu Sơn (Lạng Sơn).
B. Mộc Châu (Sơn La).
C. Đồng Văn (Hà Giang).
D. Sa Pa (Lào Cai).
Đáp án: D
Câu 9: Tỉnh nào dưới đây vừa có cửa khẩu đường biển, vừa có cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc?
A. Quảng Ninh
B. Hà Giang
C. Hòa Bình
D. Cao Bằng
Đáp án: A
Câu 10: Điều kiện sinh thái nông nghiệp nổi bật ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt.
B. thường xảy ra bão, lụt, nạn cát bay, gió Lào.
C. nhiều vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.
D. khí hậu cận nhiệt, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh.
Đáp án: D
Câu 11: Thế mạnh nào dưới đây là của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Khai thác và chế biến lâm sản, trồng lúa
B. Khai thác và chế biến dầu khí, thủy điện
C. Khai thác và chế biến bôxít, thủy sản
D. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện
Đáp án: D
Câu 12: Khó khăn về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Triều cường, xâm nhập mặn
B. Rét đậm, rét hại
C. Cát bat , cát lấn
D. Sóng thần
Đáp án: B
Câu 13: Ý nào là hạn chế trong việc phát triển kinh tế biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Có vùng biển không rộng nhưng kín gió
B. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều đảo ven bờ
C. Nhiều cảnh quan đẹp
D. Có mùa đông lạnh nhất cả nước
Đáp án: D
Câu 14: Ngành kinh tế biển nào dưới đây không xuất hiện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
A. Khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản
B. Khai thác dầu khí
C. Giao thông vận tải biển
D. Du lịch biển
Đáp án: B
Câu 15: Ý nào dưới đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Có diện tích rộng nhất so với các vùng khác trong cả nước
B. Có số dân đông nhất so với các vùng khác trong cả nước
C. Có sự phân hóa thành hai tiểu vùng
D. Tiếp giáp với Trung Quốc và Lào
Đáp án: B
Câu 16: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. khoáng sản phân bố rải rác.
B. khí hậu diễn biến thất thường.
C. địa hình dốc, giao thông khó khăn.
D. đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.
Đáp án: C
Câu 17: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết khoáng sản nào sau đây không tập trung nhiều ở Trung du và miền núi Bắc bộ?
A. Sắt.
B. Đồng.
C. Bôxit.
D. Pyrit
Đáp án: C
Câu 18: Nguồn nước khoáng có giá trị cho nghỉ dưỡng, chữa bệnh ở Đông Bắc là
A. Bình Châu, Quang Hanh.
B. Quang Hanh, Mỹ Lâm.
C. Mỹ Lâm, Kim Bôi.
D. Kim Bôi, Vĩnh Hảo.
Đáp án: B
Câu 19: Tỉnh nào sau đây có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Lạng Sơn.
B. Hà Giang.
C. Quảng Ninh.
D. Tuyên Quang
Đáp án: C
Câu 20: Khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. triều cường, xâm nhập mặn
B. rét đậm, rét hại.
C. cát bay, cát lấn.
D. sóng thần.
Đáp án: B
Câu 21: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện sinh thái nông nghiệp nào sau đây?
A. Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi.
B. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu, có mùa đông lạnh.
C. Thường xảy ra thiên tai (bão, lụt), nạn cát bay.
D. Có nhiều vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.
Đáp án: B
Câu 22: Nội dung nào sau đây là đúng về ý nghĩa của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
B. Mở rộng các hoạt động dịch vụ.
C. Tăng cường xuất khẩu lao động.
D. Phát triển nông nghiệp hàng hóa.
Đáp án: D
Câu 23: Vùng Tây Bắc nước ta vẫn trồng được cây cà phê chè là do
A. địa hình cao nên nhiệt độ giảm.
B. có mùa đông lạnh do địa hình cao.
C. có một mùa mưa và khô rõ rệt.
D. có các khu vực địa hình thấp, kín gió.
Đáp án: D
Câu 24: Miền núi Bắc Bộ không thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp hàng năm là do :
A. Đất đai không thuận lợi.
B. Người dân chưa có kinh nghiệm sản xuất.
C. Địa hình dốc, khó khăn trong việc làm thủy lợi, đất đai dễ bị xói mòn.
D. Khí hậu không thuận lợi.
Đáp án: C
Câu 25: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở TD&MN Bắc Bộ còn gặp khó khăn chủ yếu do
A. thiếu cơ sở chế biến nông sản quy mô lớn.
B. thiếu nguồn nước tưới, nhất là vào mùa đông.
C. thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường.
D. thiếu quy hoạch, chưa mở rộng được thị trường.
Đáp án: A
Câu 26: Ngành kinh tế biển nào dưới đây không xuất hiện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
A. Khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản
B. Khai thác dầu khí
C. Giao thông vận tải biển
D. Du lịch biển
Đáp án: B
Câu 27: Điều khác biệt về vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác trong cả nước là
A. Có biên giới kéo dài với Trung Quốc và Lào
B. Có tất cả các tỉnh giáp biển
C. Nằm ở vị trí trung chuyển giữa miền Bắc và miền Nam
D. Giáp Lào và Campuchia
Đáp án: A
Câu 28: Các loại cây dược liệu quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng...) trồng nhiều ở:
A. Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn.
B. Hà Giang, Thái Nguyên, Sơn La
C. Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang.
D. Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Hà Giang.
Đáp án: D
Câu 29: Thế mạnh nào sau đây không phải của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.
B. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.
C. Chăn nuôi gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).
D. Trồng và chế biến cây công nghiệp.
Đáp án: C
Câu 30: Thế mạnh nào dưới đây là của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Khai thác và chế biến lâm sản, trồng lúa
B. Khai thác và chế biến dầu khí, thủy điện
C. Khai thác và chế biến bôxít, thủy sản
D. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện
Đáp án: D
Câu 31: Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là
A. trình độ thâm canh.
B. điều kiện về địa hình.
C. đất đai và khí hậu
D. truyền thống sản xuất.
Đáp án: C
Câu 32: So với khu vực Tây Bắc, khu vực Đông Bắc có
A. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn
B. Mùa đông đến muộn và kết thúc muộn hơn
C. Mùa đông đến sớm và kết thúc sớm hơn
D. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn
Đáp án: A
Câu 33: Nguyên nhân nào làm cho Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới?
A. Vị trí địa lí gần khu vực cận nhiệt.
B. Đất phù sa ở các cánh đồng trước núi.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh và địa hình núi cao.
D. Có các đồng cỏ trên các cao nguyên.
Đáp án: C
Câu 34: Chuyên môn hóa cây công nghiệp của Trung du miền núi Bắc Bộ khác với Tây Nguyên chủ yếu về
A. điều kiện sinh thái nông nghiệp.
B. cơ sở vật chất kĩ thuật.
C. truyền thống sản xuất.
D. điều kiện giao thông vận tải.
Đáp án: A
Câu 35: Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của Trung du và miền núi Bắc bộ là
A. cà phê, chè, hồ tiêu.
B. cao su, cà phê, hồ tiêu.
C. chè , quế, hồi.
D. chè, cà phê, cao su.
Đáp án: C
Câu 36: Nguồn nước khoáng có giá trị cho nghỉ dưỡng, chữa bệnh ở Tây Bắc là :
A. Quang Hanh, Kim Bôi.
B. Kim Bôi.
C. Kim Bôi, Thanh Tân.
D. Thanh Tân, Mỹ Lâm.
Đáp án: B
Câu 37: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước là do
A. khí hậu có mưa nhiều, sông đầy nước quanh năm.
B. địa hình dốc, sông nhỏ nhiều thác ghềnh.
C. sông ngòi có lưu lượng nước lớn, địa hình dốc.
D. mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều phù sa.
Đáp án: C
Câu 38: Để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, trước hết cần phải :
A. Sử dụng tốt nguồn lao động tại chỗ.
B. Bố trí các cơ sở công nghiệp chế biến gần gần vùng nguyên liệu.
C. Đào tạo cán bộ khoa học - kĩ thuật.
D. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông và năng lượng.
Đáp án: D
Câu 39: Cây công nghiệp được coi là thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Cà phê
B. Chè
C. Cao su
D. Hồ tiêu
Đáp án: B
Câu 40: Biện pháp trước mắt để ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc ở miền núi Bắc Bộ là:
A. Tiến hành định canh, định cư phát triển kinh tế lên vùng cao.
B. Chuyển một phần nương rẫy thành vườn cây công nghiệp và cây ăn quả.
C. Đẩy mạnh thâm canh cây lương thực ở những nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nước.
D. Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả trên các vùng đất trống.
Đáp án: C
Câu 41: Sản phẩm chuyên môn hóa trong nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. chè, thuốc lá, bông, cà phê, trâu, bò.
B. trâu, bò, cà phê, chè, cây ăn quả.
C. chè, cây ăn quả, cây dược liệu,trâu, bò.
D. chè, hồ tiêu, hồi, quế, lợn, bò.
Đáp án: C
Câu 42: Cây chè được trồng chủ yếu ở vùng
A. Bắc Trung Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Đáp án: B
Câu 43: Vùng Tây Bắc có đặc điểm khí hậu khác vùng Đông Bắc là
A. khí hậu lạnh hơn.
B. khí hậu ấm và khô hơn.
C. khí hậu mát mẻ, mùa đông nóng.
D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Đáp án: B
Câu 44: Khó khăn đối với việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không bao gồm:
A. hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối.
B. tình trạng thiếu nước về mùa đông.
C. mạng lưới cơ sở chế biến nông sản.
D. kinh nghiệm trồng và chế biến của người dân.
Đáp án: D
Câu 45: Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, những ngành đang được phát triển mạnh là :
A. Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, kinh tế biển.
B. Trồng cây ăn quả cận nhiệt đới và chăn nuôi bò, lợn.
C. Trồng cây dược liệu và chăn nuôi ngựa, dê và gia cầm.
D. Trồng cây chè, quế, hồi, chăn nuôi gia súc nhỏ và thủy sản.
Đáp án: A
Câu 46: Loại cây ăn quả đặc trưng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Mít, xoài, vải
B. Mận. đào, lê
C. Nhãn, chôm chôm, bưởi
D. Cam, quýt, sầu riêng
Đáp án: B
Câu 47: Nét đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. giáp Lào, giáp biển.
B. giáp hai vùng kinh tế, giáp biển.
C. có cửa ngõ giao lưu với thế giới.
D. có biên giới chung với hai nước, giáp biển.
Đáp án: D
Câu 48: Hai nhà máy thủy điện có công suất lớn thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Hòa Bình, Sơn La
B. Tuyên Quang, Thác Bà
C. Hàm Thuận, Sông Hinh
D. Trị An, Yaly
Đáp án: A
Câu 49: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm mấy tỉnh?
A. 13 tỉnh.
B. 14 tỉnh.
C. 15 tỉnh.
D. 16 tỉnh.
Đáp án: C
Câu 50: Ý nào là hạn chế trong việc phát triển kinh tế biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Có vùng biển không rộng nhưng kín gió
B. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều đảo ven bờ
C. Nhiều cảnh quan đẹp
D. Có mùa đông lạnh nhất cả nước
Đáp án: D
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.