50 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 33 (có đáp án)

Toptailieu.vn xin giới thiệu 50 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 33 (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

 

50 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 33 (có đáp án)

 

Câu 1:  Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực của đồng bằng sông Hồng là

A. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III

B. tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III

C. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III

D. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III.

Đáp án: C

Câu 2:  Nhân tố nào không phải là điều kiện thuận lợi của vùng Đồng bằng sông Hồng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

A. Nguồn lao động có trình độ cao

B. Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn

C. Cơ sở hạ tầng phụ vụ cho công nghiệp và dịch vụ tốt

D. Giàu tài nguyên khoáng sản và năng lượng

Đáp án: D

Câu 3:  Khí hậu nhiệt đới với mùa đông lạnh của Đồng bằng sông Hồng có lợi thế

A. trồng được nhiều khoai tây.          

B. tăng thêm vụ lúa đông xuân.

C. phát triển các loại rau ôn đới.       

D. chăn nuôi nhiều gia súc xứ lạnh.

Đáp án: C

Câu 4:  Hai trung tâm du lịch tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Hồng là:

A. Hà Nội, Hải Dương.

B. Hà Nội, Nam Định.

C. Hà Nội, Ninh Bình. 

D. Hà Nội, Hải Phòng

Đáp án: D

Câu 5:  Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Cơ cấu khá đa dạng.

B. Hà Nội là trung tâm dịch vụ lớn nhất vùng.

C. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng.

D. Du lịch có vị trí thấp nhất trong nền kinh tế vùng.

Đáp án: D

Câu 6:  Hạn chế lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là

A. khí hậu có mùa đông lạnh.

B. nền đất phù sa yếu, gây trở ngại cho việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp.

C. khoáng sản khá nghèo nàn, phần lớn phải nhập từ vùng khác.

D. mạng lưới sông ngòi dày đặc khó khăn cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.

Đáp án: C

Câu 7:  Phát triển kinh tế biển ở Đồng bằng sông Hồng, nên tập trung vào :

A. Giao thông vận tải, du lịch, khai thác - nuôi trồng thủy hải sản.

B. Khai thác dầu khí, giao thông vận tải.    

C. Làm muối, du lịch và dịch vụ cảng biển.

D. Đánh bắt hải sản và du lịch.

Đáp án: A

Câu 8:  Phạm vi lãnh thổ của Đông bằng sông Hồng (tính đến 08/2008) bao gồm:

A. 9 tỉnh, thành phố.  

B. 10 tỉnh, thành phố.

C. 11 tỉnh, thành phố.

D. 12 tỉnh, thành phố.

Đáp án: B

Câu 9:  Ngành nào dưới đây là ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng ?

A. Vật liệu xây dựng.  

B. Hoá chất.

C. Luyện kim. 

D. Năng lượng.

Đáp án: A

Câu 10:  Sức ép lớn nhất đối với việc sản xuất lương thực, thực phẩm Đồng bằng sông Hồng là

A. thiếu nguồn lao động.                

B. đô thị hóa với tốc độ nhanh.

C. chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm.

D. bình quân đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Đáp án: D

Câu 11:  Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.      

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải miền Trung.      

D. Đông Nam Bộ.

Đáp án: A

Câu 12:  Các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng là :

A. Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí - điện tử, dệt - may.

B. Hóa chất - phân bón - cao su, cơ khí, luyện kim, kĩ thuật điện - điện tử.

C. Luyện kim, cơ khí, điện - điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng.

D. Sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón - cao su, giày - da - giấy.

Đáp án: A

Câu 13:  Phải tăng năng suất lúa ở Đồng bằng sông Hồng bởi vì :

A. Đất phù sa rất màu mỡ.               

B. Dân số đông.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

D. Nhu cầu xuất khẩu lớn.

Đáp án: B

Câu 14:  Về mặt xã hội, sức ép dân số đã làm cho Đồng bằng sông Hồng :

A. Có thu nhập bình quân đầu người hằng tháng thấp nhất nước.

B. Có tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao nhất nước.

C. Có lương thực bình quân đầu người thấp nhất nước.

D. Tỉ lệ người lớn biết chữ thấp hơn mức bình quân cả nước.

Đáp án: B

Câu 15:  Tại sao tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng phong phú?

A. Do lượng mưa lớn, độ bốc hơi không nhiều.

B. Do lượng mưa lớn và diễn ra quanh năm.

C. Không khí ẩm từ biển thổi vào quanh năm.

D. Tỉ lệ che phủ rừng cao đã hạn chế bốc hơi nước.

Đáp án: A

Câu 16:  Định hướng chuyển dịch trong cơ cấu ngành trồng trọt của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Giảm tỉ trọng cây công nghiệp; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây lương thực

B. Giảm tỉ trọng cây lương thực; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả

C. Tăng tỉ trọng cây lương thực, cây thực phầm; giảm tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả

D. Tăng tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả

Đáp án: B

Câu 17:  Đồng bằng sông Hồng có tài nguyên nước ngọt phong phú chủ yếu là do

A. có lượng mưa dồi dào.      

B. nằm ở hạ nguồn hai hệ thống sông lớn.

C. địa hình bằng phẳng.         

D. vị trí nằm tiếp giáp với biển.

Đáp án: B

Câu 18:  Định hướng phát triển trong khu vực III ở Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 là:

A. Đầu tư mạnh cho hoạt động du lịch, tài chính ngân hàng, giáo dục – đào tạo...

B. Hình thành trung tâm thương mại quốc gia ở Hà Nội và trung tâm thương mại cửa khẩu ở Hải Phòng.

C. Hình thành trung tâm thương mại quốc tế ở Hà Nội và trung tâm thương mại vùng ở Hải Dương.

D. Ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng và bưu chính viễn thông quốc tế

Đáp án: A

Câu 19:  Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với

A. Biển Đông. 

B. Bắc Campuchia      

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.  

D. Đông Nam Lào

Đáp án: A

Câu 20: Hạn chế lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là

A. khí hậu có mùa đông lạnh.

B. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

C. khoáng sản nghèo nàn.

D. Dân số đông, mật độ dân số cao.

Đáp án: C

Câu 21:  Tài nguyên khoáng sản ở Đồng bằng sông Hồng không nhiều là do :

A. Lịch sử khai thác lâu đời.

B. Địa hình thấp, bằng phẳng.

C. Chịu ảnh hưởng không đáng kể của vận động tạo núi Hi-ma-lay-a.

D. Mới được hình thành trên nền sụt võng trong thời gian gần đây.

Đáp án: D

Câu 22:  Ở Đồng bằng sông Hồng, việc sản xuất lương thực - thực phẩm có ‎nghĩa rất quan trọng, bởi vì :

A. Là đồng bằng châu thổ màu mỡ, đất đai, khí hậu, nguồn nước phong phú.

B. Là vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm của cả nước, mật độ dân số quá cao.

C. Lúa là cây lương thực cổ truyền, người dân có kinh nghiệm thâm canh cây lúa nước từ rất sớm.

D. Đảm nhận việc cung cấp lương thực - thực phẩm cho các vùng khác và xuất khẩu.

Đáp án: B

Câu 23:  vùng Đồng bằng sông Hồng phải đẩy mạnh thâm canh tăng vụ là do

A. Khả năng mở rộng diện tích hết sức khó khăn

B. Có nguồn lao động dồi dào

C. Khí hậu thuận lợi

D. Nhu cầu thị trường tăng cao

Đáp án: A

Câu 24:  Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân để vùng Đồng bằng sông Hồng cần phai chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

A. Cơ cấu kinh tế của vùng không còn phù hợp

B. Vùng có điều kiện thuận lợi cho việ chuyển dịch’

C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội

D. Các vùng khác đã chuyển dịch xong

Đáp án: D

Câu 25:  Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là

A. tăng khu vực III, giảm khu vực I và II.        

B. giảm khu vực I, tăng khu vực II và III.

C. tăng khu vực III và I, giảm khu vực II.        

D. tăng khu vực I,giảm khu vực II và III.

Đáp án: B

Câu 26:  Giải pháp có ý nghĩa lâu dài để giải quyết vấn đề dân số ở Đồng bằng sông Hồng là :

A. Xuất khẩu lao động.           

B. Di dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới.

C. Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa.    

D. Giảm tỉ lệ sinh.

Đáp án: D

Câu 27:  Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26, tỉ trọng GDP của từng vùng ( Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ )so với GDP cả nước năm 2007 tương ứng là

A. 23,0% và 8,1 %       

B. 24,0% và 9,2%

C. 25,0% và 10,2 %     

D. 26,0% và 11, 2%

Đáp án: A

Câu 28: Để giải quyết tốt vấn đề lương thực, Đồng bằng sông Hồng cần

A. Nhập khẩu lương thực

B. Đẩy mạnh thâm canh, thay đổi cơ cấu mùa vụ

C. Thu hút lực lượng lao động từ các vùng khác tới

D. Nhập lương thực từ các vùng khác

Đáp án: B

Câu 29:  Về lâu dài, sản lượng lương thực ở ĐB sông Hồng có thể dẫn tới giới hạn của khả năng sản xuất là do :

A. Dân số quá đông. gia tăng tự nhiên còn cao nên phải đẩy mạnh thâm canh, quay vòng sử dụng đất.

B. Áp dụng các biện pháp khoa học - kĩ thuật nhiều nhưng chưa hợp lí vào sản xuất.

C. Nhu cầu về lương thực ngày càng tăng nhưng diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp.

D. Thiên tai thường xảy ra ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng.

Đáp án: A

Câu 30:  Đất bạc màu ở Đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu ở :

A. Phía tây bắc.          

B. Phía đông nam.      

C. Phía đông bắc.       

D. Phía tây nam.

Đáp án: C

Câu 31:  Vận tải đường thủy phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Hồng là do :

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn, độ dốc nhỏ.

B. Có hệ thống cảng sông, cảng biển rất phát triển.

C. Cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh.

D. Sông ngòi dày đặc, nhiều phù sa, có nhiều cửa sông lớn.

Đáp án: A

Câu 32:  Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là

A. tiếp tục tăng đều tỷ trọng của cả 3 khu vực I, II, III.

B. tiếp tục tăng tỷ trọng của khu vực I và III, giảm tỷ trọng khu vực II.

C. tiếp tục giảm tỷ trọng khu vực I và II, tăng tỷ trọng khu vực khu vực III.

D. tiếp tục giảm tỷ trọng khu vực I, tăng nhanh tỷ trọng khu vực II và III.

Đáp án: D

Câu 33:  Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực I ở Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 là:

A. Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản.

B. Giảm tỉ trọng của ngành trồng cây công nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành trồng cây thực phẩm.

C. Giảm tỉ trọng của ngành trồng cây công nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành trồng cây ăn quả.

D. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt và cây thực phẩm.

Đáp án: A

Câu 34:  Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực I ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra theo hướng

A. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.

B. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.

C. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.

D. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, tang nhanh tỉ trọng ngành thuỷ sản.

Đáp án: A

Câu 35:  Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng trở lên là

A. Phú Yên, Bắc Ninh  

B. Hà Nội, Hải Phòng

C. Hải Dương, Hưng Yên        

D. Thái BÌnh, Nam Định

Đáp án: B

Câu 36:  Vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là

A. sức ép của dân số đối với phát triển kinh tế- xã hội.

B. đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, ô nhiễm môi trường đô thị.

C. sự phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp khu chế xuất.

D. tình trạng thu hẹp diện tích đất trồng lúa và vấn đề ô nhiễm môi trường.

Đáp án: A

Câu 37:  Đất nông nghiệp có độ phì cao và trung bình ở ĐB sông Hồng chiếm :

A. Gần 75% diện tích. 

B. Khoảng 70% diện tích.

C. Trên 65% diện tích.

D. Dưới 60% diện tích.

Đáp án: B

Câu 38:  Năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước la do

A. Diện tích ngày càng được mở rộng      

B. Người lao động có nhiều kinh nghiệm

C. Đẩy mạnh sản xuất theo hình thức thâm canh    

D. Tăng vụ

Đáp án: C

Câu 39:  Xét ở góc độ xã hội, biểu hiện gay gắt nhất về vấn đề dân số ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay là:

A. Di dân tự do từ nông thôn vào các thành phố lớn.

B. Gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao.

C. Dịch vụ về văn hóa, y tế, giáo dục khó nâng cao chất lượng.

D. Thất nghiệp, thiếu việc làm.

Đáp án: D

Câu 40:  Nhận định đúng nhất về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm.

C. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm, chưa phát huy được hết thế mạnh của vùng.

D. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế tương đối nhanh, nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.

Đáp án: B

Câu 41:  Tại sao trong định hướng phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng lại chú trọng đến việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ?

A. Để khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào.

B. Để sử dụng có hiệu quả thế mạnh về tự nhiên và con người.

C. Để thu hút triệt để nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.

D. Để tận dụng thế mạnh về tiềm năng thuỷ điện và khoáng sản.

Đáp án: B

Câu 42:  Vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước là

A. Đồng bằng sông Hồng.               

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                 

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Đáp án: A

Câu 43:  Hạn chế nào dưới đây không phải là của vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Sức ép lớn của dân số        

B. Thiên tai còn nhiều

C. Thài nguyên thiên nhiên đang bị suy thoái

D. Cơ sở hạ tầng thấp nhất cả nước

Đáp án: D

Câu 44:  Phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng ở Đồng bằng sông Hồng vì

A. đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

B. khai thác hợp lí các nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội.

C. góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường trong vùng.

D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.

Đáp án: D

Câu 45: Tỉnh nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Quảng Ninh

B. Hải Phòng   

C. Phú Thọ      

D. Bắc Giang

Đáp án: B

Câu 46:  Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Vĩnh Phúc.  

B. Bắc Giang   

C. Hưng Yên.  

D. Ninh Bình

Đáp án: B

Câu 47:  Cơ cấu ngành kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng đang chuyển dịch theo hướng

A. Giảm tỉ trọng của khu vực I , tăng tỉ trọng của khu vực II và III

B. Giảm tỉ trọng của khu vực II , tăng tỉ trọng của khu vực I và III

C. Giảm tỉ trọng của khu vực III , tăng tỉ trọng của khu vực I và II

D. Tăng tỉ trọng của khu vực I , tăng tỉ trọng của khu vực II và III

Đáp án: A

Câu 48:  Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Hồng ?

A. Giáp với Thượng Lào.               

B. Giáp Vịnh Bắc Bộ (Biển Đông ).

C. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.

D. Giáp với các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Đáp án: A

Câu 49:  Đồng bằng sông Hồng dẫn đầu cả nước về số đầu lợn chủ yếu là do :

A. Có nguồn thức ăn rất dồi dào, thị trường có nhu cầu lớn.

B. Mô hình kinh tế trang trại và kinh tế VAC phát triển mạnh.

C. Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm.

D. Được Nhà nước đầu tư.

Đáp án: A

Câu 50:  Dựa vào bảng số liệu sau đây về một số chỉ tiêu của Đồng bằng sông Hồng và cả nước. 

Các chỉ tiêu

Đồng bằng sông Hồng

Cả nước

1995

2005

1995

2005

Dân số (nghìn người)

16 137

18 039

71 996

83 009

Diện tích cây lương thực (nghìn ha)                 

1 288

1 220

7 322

8 371

Sản lượng lương thực (nghìn tấn)

5 340

6 533

26 141

39 548

Bình quân lương thực (kg/người)

331

362

363

475

Nhận định đúng nhất là :

A. Đồng bằng sông Hồng có tốc độ tăng chậm hơn cả nước trong tất cả chỉ tiêu.

B. Dân số là chỉ tiêu tăng chậm nhất của Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 1995 - 2005.

C. Diện tích cây lương thực của Đồng bằng sông Hồng tăng chậm hơn sản lượng lương thực.

D. Sản lượng lương thực của ĐB sông Hồng tăng chậm hơn cả nước vì năng suất thấp và tăng chậm hơn.

Đáp án: A

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
572 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
493 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
519 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
553 7 1
Tải xuống