Toptailieu.vn xin giới thiệu 10 câu Trắc nghiệm Bài 34 : Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lý.
Mời các bạn đón xem:
10 câu Trắc nghiệm Bài 34 : Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng (có đáp án) chọn lọc
Câu 1: Khối lượng riêng của một chất là
A. khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
B. một đại lượng để chỉ lượng chất chứa trong vật.
C. đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
D. đại lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất ấy.
Đáp án đúng là: A.
Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
Câu 2: Chọn đáp án đúng. Công thức tính khối lượng riêng của một chất?
A. ρ=mVρ=mV.
B. ρ=Vmρ=Vm.
C. ρ=m.Vρ=m.V.
D. ρ=m.g.Vρ=m.g.V.
Đáp án đúng là: A.
Công thức tính khối lượng riêng của một chất: <![if !vml]><![endif]>.
Câu 3: Đơn vị của khối lượng riêng của một chất?
A. kgm3kgm3.
B. gcm3gcm3.
C. m3gm3g.
D. Cả A và B.
Đáp án đúng là: D.
Đơn vị của khối lượng riêng của một chất: kgm3kgm3 hoặc gcm3gcm3.
Câu 4: Một cuốn sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang, chỉ ra cặp lực cân bằng trong trường hợp trên.
A. Trọng lực và lực đẩy của mặt bàn lên cuốn sách.
B. Trọng lực và áp lực của sách tác dụng vào bàn.
C. Lực đẩy của mặt bàn và áp lực của cuốn sách tác dụng lên mặt bàn.
D. Trọng lực, lực đẩy của mặt bàn lên cuốn sách và áp lực của cuốn sách xuống mặt bàn có hợp lực bằng 0 nên cuốn sách đứng yên.
Đáp án đúng là: A.
A - đúng vì hai lực này cùng phương, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau, cùng tác dụng lên một vật.
B - sai vì hai lực này cùng phương, cùng chiều nên không cân bằng nhau.
C - sai vì hai lực này tác dụng lên hai vật khác nhau.
D – sai vì cuốn sách đứng cân bằng do chịu tác dụng của cặp lực cân bằng là trọng lực và phản lực của mặt bàn lên cuốn sách.
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất. Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép càng lớn khi nào?
A. khi cường độ áp lực càng lớn.
B. khi diện tích mặt bị ép càng nhỏ.
C. khi cường độ áp lực càng lớn và diện tích mặt bị ép càng nhỏ.
D. khi cường độ áp lực càng nhỏ và diện tích mặt bị ép càng lớn.
Đáp án đúng là: C.
Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép càng lớn khi nào khi cường độ áp lực càng lớn và diện tích mặt bị ép càng nhỏ.
Câu 6: Biểu thức tính áp suất?
A. p=FNSp=FNS.
B. p=FNSp=FNS.
C. p=s.FNp=s.FN.
D. P=m.g.
Đáp án đúng là: A.
Biểu thức tính áp suất: p=FNSp=FNS.
Câu 7: Đơn vị của áp suất?
A. Pa.
B. N/m2.
C. N.m2.
D. Cả A và B.
Đáp án đúng là: D.
Đơn vị của áp suất: Pa hoặc N/m2
Câu 8: Công thức tính áp suất của khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình?
A. p=ρ.g.hp=ρ.g.h trong đó h là độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng.
B. p=ρ.g.hp=ρ.g.h trong đó h là khoảng cách từ điểm khảo sát đến đáy bình.
C. p=m.gp=m.g.
D. p=V.ρ.gp=V.ρ.g.
Đáp án đúng là: A.
Công thức tính áp suất của khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình là: p=ρ.g.hp=ρ.g.h trong đó h là độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng.
Câu 9: Một thùng hình trụ cao 1,5 m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy bình? Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Lấy g = 10 m/s2.
A. 150 Pa.
B. 1500 Pa.
C. 15000 Pa.
D. 150000 Pa.
Đáp án đúng là: C.
Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:
p=ρ.g.h=1000.10.1,5=15000p=ρ.g.h=1000.10.1,5=15000 Pa.
Câu 10: Một thùng hình trụ cao 1,7 m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm A cách đáy bình 80 cm? Biết khối lượng riêng của nước biển là 1030 kg/m3. Lấy g = 10 m/s2.
A. 1700 Pa.
B. 9270 Pa.
C. 92700 Pa.
D. 17000 Pa.
Đáp án đúng là: B.
Khoảng cách từ điểm A đến mặt thoáng chất lỏng là:
h1 = h - h2 = 1,7 - 0,8 = 0,9 (m).
Áp suất do nước biển gây ra tại điểm A là:
p=ρ.g.h1=1030.10.0,9=9270p=ρ.g.h1=1030.10.0,9=9270 (Pa).
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.