Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống (2024) sách Cánh diều hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 8 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:
Đề bài: Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống
TOP 10 mẫu Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống (2024) HAY NHẤT
Dàn ý Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống
1. Mở bài
Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó.
2. Thân bài
- Trình bày thực chất của ý kiến, quan điểm đã nêu để bàn luận.
- Thể hiện thái độ tán thành các ý kiến vừa nêu bằng các ý:
· Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
· Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
· Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
3. Kết bài
Khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó.
Video Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống
Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống (mẫu 1)
Tố Hữu đã từng viết trong bài “Một khúc ca”:
“Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
Con người cần có lòng yêu thương, sự đồng cảm. Bởi vậy mà ông cha ta cũng đã gửi gắm lời răn dạy qua câu “Lá lành đùm lá rách”.
Câu tục ngữ mượn hình ảnh tả thực trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Người xưa thường dùng lá để gói bánh, lớp lá lành bọc lên lớp lá rách. Qua hình ảnh này để nói về cách ứng xử trong cuộc sống. Con người cần biết chia sẻ, giúp đỡ nhau. Người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ hơn cần giúp đỡ cho những người khó khăn, bất hạnh.
Lời khuyên này là hoàn toàn đúng đắn. Con người sinh ra có hoàn cảnh khác nhau. Người được hưởng cuộc sống trong nhung lụa, sung sướng. Người lại phải chịu đựng những khổ cực về vật chất lẫn tinh thần. Sự chia sẻ và giúp đỡ sẽ giúp cho cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn, xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn.
Con người Việt Nam luôn được biết đến là giàu lòng nhân ái. Chúng ta có cùng chung nguồn gốc “Con Rồng cháu Tiên”, bởi vậy mà vẫn luôn biết giúp đỡ lẫn nhau. Dù là sự chia sẻ về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thần (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…) thì cũng đều đáng để người nhận trân trọng, biết ơn. Hình ảnh màu áo xanh tình nguyện chắc chắn đã quá quen thuộc với thế hệ trẻ Việt Nam. Họ đã bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn (dạy chữ cho trẻ em vùng cao, giúp đỡ người vô gia cư…). Hay những doanh nghiệp sẵn sàng thu mua nông sản để giúp đỡ cho bà con nông dân khi dịch bệnh, thiên tai hoành hành, phá hoại mùa màng và cuộc sống. Cả những phong trào quyên góp, ủng hộ đang diễn ra rộng khắp như “Tết ấm tình thương”, “Quỹ vì người nghèo”, “Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam”, “Giọt màu hồng trao đi”... đều thể hiện sự đồng cảm và làm cho khoảng cách giữa người với người xích lại gần nhau hơn.
Qua chứng minh, lời răn dạy mà câu tục ngữ gửi gắm là đúng đắn, ý nghĩa. Cuộc sống cần có tình yêu thương, sự chia sẻ mới trở nên ấm áp hơn. Trao đi yêu thương, để nhận lại yêu thương nhiều hơn.
Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống (mẫu 2)
Mọi con đường đến với thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Bởi vậy mà ông cha ta đã gửi gắm lời khuyên cho thế hệ sau qua câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Ở vế đầu tiên, “đi một ngày đàng” là đi một ngày đường, ý chỉ hành động đi ra ngoài tìm hiểu, khám phá trong một khoảng thời gian. Còn vế tiếp theo, “học một sàng khôn” ý chỉ học được những kiến thức bổ ích, mới mẻ giúp con người hiểu biết hơn. Như vậy, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có nghĩa là khi chúng ta đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều.
Bài học gửi gắm qua câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng đắn. Kiến thức giống như một sa mạc rộng lớn. Nhưng hiểu biết của con người chỉ như một hạt cát nhỏ bé. Bởi vậy, việc không ngừng học hỏi, tìm tòi là vô cùng cần thiết để ngày càng hoàn thiện bản thân trở nên tốt hơn.
Bác Hồ của chúng ta, k hi còn là một chàng thanh niên, với tình yêu nước cũng như lòng căm thù giặc sâu sắc, đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Bác quan niệm rằng đi về phương Tây để xem họ làm thế nào, rồi về giúp nhân dân mình. Trong suốt những năm bôn ba nước ngoài, Người đã làm nhiều công việc, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa. Điều đó đã giúp cho Bác học hỏi, tích lũy được vốn kiến thức phong phú, đọc và viết thông thạo nhiều thứ tiếng. Cuối cùng, Bác đã được tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc là đi theo cách mạng vô sản. Cuộc đời Bác chính là tấm gương sáng cho câu tục ngữ trên.
Những ngày vừa qua, báo chí đã nhắc đến rất nhiều việc cầu thủ Nguyễn Quang Hải - một trong những trụ cột của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam có ý định xuất ngoại. Có người tỏ ra nghi ngờ, cũng có người ủng hộ và tin tưởng. Trước đó, nhiều thế hệ đàn anh đã ra nước ngoài, nhưng chỉ không đạt được thành công như mong muốn. Nhưng trước hết, chúng ta không bàn đến chuyện thành công. Mà cách trả lời của cầu thủ này mới là điều khiến chúng ta cảm thấy khâm phục. Anh đã nói rằng với cá nhân mình, việc chấp nhận thử thách ở nước ngoài đã là một thành công. Bởi đó chính là quyết tâm bước ra biển lớn để học hỏi, nâng cao trình độ của bản thân. Tinh thần của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là nằm ở đó.
Có người đã từng khẳng định rằng “Cái ta biết chỉ là giọt nước. Cái ta chưa biết là cả một đại dương mênh mông”. Chính vì vậy nếu chịu khó khám phá, trải nghiệm nhiều thì chúng ta sẽ hoàn thiện bản thân mình hơn. Mỗi người cần tích cực trải nghiệm từ thực tế cuộc sống, không nên chỉ tìm kiếm kiến thức trên sách vở mà phải biết kiểm chứng bằng cách trải nghiệm, đặc biệt nhất là đối với mỗi học sinh. Tích cực học tập, trau dồi kiến thức sẽ có ích cho tương lai phía trước.
Qua chứng minh có thể thấy câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” thật giàu giá trị. Cuộc đời là những hành trình nối tiếp, để mỗi người học hỏi được nhiều bài học quý giá hơn.
Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống (mẫu 3)
Có ai đó đã từng nói rằng: “Nơi nào có đoàn kết, nơi đó có chiến thắng” cho thấy được đoàn kết có vai trò to lớn. Bởi vậy mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”.
Đầu tiên, “đoàn kết” là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể, “sức mạnh” là khả năng tác động mạnh mẽ đến những người khác, đến sự vật, gây tác dụng ở mức cao. “Vô địch” có nghĩa là không có đối thủ nào đánh bại được. Như vậy, “Đoàn kết là sức mạnh vô địch” khẳng định rằng chính nhờ có sự đoàn kết sẽ tạo ra một sức mạnh to lớn giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Ý kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn.
Bất cứ công việc nào, nếu chỉ làm một mình, có thể mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành, thậm chí là không thể hoàn thành. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn. Mỗi người cùng chung tay sẽ có thể “góp gió thành bão” - làm nên nguồn sức mạnh lớn lao.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đoàn kết. Lịch sử của dân tộc Việt Nam trải qua những năm tháng đấu tranh để bảo vệ đất nước. Từ các triều đại phong kiến phương Bắc đến thực dân Pháp, đế quốc Mĩ. Nhưng khi đối đầu với bất cứ kẻ thù nào, nhân dân ta cũng đồng lòng để đánh tan kẻ thù ấy. Cho đến ngày hôm nay, tinh thần đoàn kết còn gắn liền với tấm lòng tương thân tương ái. Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến cho thế giới phải gánh chịu nhiều đau thương, trong đó có cả Việt Nam. Dù vậy, chúng ta vẫn vượt qua khi có được tinh thần đoàn kết. Đảng và Nhà nước đã ban hành các quy định để ứng phó với dịch bệnh. Các y bác sĩ xung phong lên tuyến đầu chống dịch không quản ngại cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Mọi người dân đều nghiêm túc chấp hành những quy định về phòng chống dịch bệnh. Tất cả đã thể hiện được sự đồng lòng của của toàn thể đất nước, với niềm tin rằng một ngày không xa chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch.
Bên cạnh đó, vẫn còn những người có lối sống cá nhân. Họ luôn xa rời với lợi ích của tập thể, sống vị kỉ và không có tinh thần đoàn kết. Chúng ta cần phải lên án, tránh xa những hành động như vậy. Còn đối với một học sinh, việc ý thức được vai trò của đoàn kết là vô cùng quan trọng. Điều đó giúp tôi có thêm sức mạnh từ bạn bè để hoàn thành tốt mục tiêu của thân.
Có thể khẳng định rằng, “Đoàn kết là sức mạnh vô địch” và con người cần hiểu được điều đó để tận dụng tốt sức mạnh đó trong cuộc sống.
Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống (mẫu 4)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về cách sống. Người đã để lại nhiều lời khuyên quý giá, trong đó có câu:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Bác Hồ đã sử dụng cách nói giàu hình ảnh - “đào núi” và “lấp biển” cùng với cách nói phủ định - “Không có việc gì khó” nhằm khẳng định rằng nếu có ý chí, nghị lực thì sẽ vượt qua mọi thử thách để “làm nên” có nghĩa là sẽ gặt hái được thành công.
Có thể khẳng định rằng lời khuyên của chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn. Điều đó đã được thể hiện qua nhiều tấm gương trong cuộc sống. Họ là những con người có ý chí kiên cường, không ngại thử thách, dám dấn thân vào khó khăn để theo đuổi đam mê của mình.
Bill Gates - một tỷ phú “lắm tiền nhiều của”. Một doanh nhân thành đạt, nhưng ít ai biết rằng để có thành công ngày hôm nay, ông đã đấu tranh quyết liệt như thế nào để tự khẳng định cái “tôi” của chính mình. Trong hành trình theo đuổi đam mê của mình, ông không bao giờ ngại khó khăn, gian khổ hay thử thách. Ông luôn hiểu được rằng chỉ có cố gắng hết sức mới có thể chạm tay tới thành công. Một tấm gương khác có thể kể đến ở trong lĩnh vực thời trang của Việt Nam. Nếu như theo dõi Vietnam's Next Top Model mùa đầu tiên, chắc chắn không ít người sẽ kinh ngạc vì sự bứt phá quá ngoạn mục của Trang Khiếu. Người từng trở thành trò cười trong phần thi tuyển của cuộc thi, liên tục lọt vào tốp thí sinh nguy hiểm ở các tuần đầu tiên. Nhưng nhờ có sự quyết tâm, không ngừng rèn luyện nâng cao kỹ năng cá nhân mà và lòng đam mê với công việc người mẫu mà cô mới có được sự nghiệp thành công như hiện tại.
Đối với tôi, lời khuyên của Hồ Chủ tịch vô cùng quý giá. Nó giúp tôi có thêm sự tự tin, ý chí để bước đi trên con đường chinh phục tri thức phía trước.Để từ đó, trong tương lai tôi có thể trở thành một con người có ích cho xã hội.
Mỗi thành công đều phải trải qua thử thách. Lòng kiên trì, ý chí mạnh mẽ sẽ giúp chúng ta gặt hái được “quả ngọt” trong hành trình cuộc sống.
Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống (mẫu 5)
Thế hệ trẻ chính là tương lai của một đất nước. Chính bởi vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những lời răn dạy vô cùng quý giá. Một trong số đó là “Học tập tốt, lao động tốt”.
Vậy “Học tập tốt, lao động tốt” được hiểu như thế nào? Đầu tiên, hiểu đơn giản “học tập” là hành động tiếp thu những kiến thức được người khác truyền đạt, ghi nhớ và tiếp nhận để tích lũy trở thành kiến thức của bản thân. Còn “lao động” là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Tính từ “tốt” muốn nói đến kết đạt được có chất lượng cao hơn mức bình thường. Từ đó, Bác Hồ muốn khuyên nhủ thế hệ trẻ cần phải cố gắng học tập, lao động thật tốt để trang bị cho mình một hành trang vững chắc bước vào tương lai.
Lời răn dạy trên là vô cùng đúng đắn. Bởi học tập là con đường ngắn nhất để bước đến thành công. Chúng ta có thể kể đến rất nhiều tấm gương về học tập. Trong quá khứ như Cao Bá Quát, Mạc Đĩnh Chi hay ở hiện tại như Nguyễn Ngọc Kí, Đỗ Nhật Nam. Họ đều là những con người có ý thức chăm chỉ học tập, không ngại khó khăn.
Cùng với học tập, thì lao động cũng là cần thiết. Việc lao động giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe, kỹ năng sống. Biết chăm chỉ lao động từ nhỏ, lớn lên sẽ trở thành con người tích cực lao động và cống hiến. Học sinh có thể lao động từ những việc làm đơn giản như dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh trường lớp hay tham gia trồng cây xanh bảo vệ môi trường… Những hành động nhỏ bé nhưng góp phần rèn luyện bản thân.
Đối với bản thân, tôi luôn ý thức được trách nhiệm học tập, lao động của bản thân. Từ đó, tôi luôn cố gắng rèn luyện cho mình tinh thần tự giác trong học tập bằng cách xây dựng cho mình một kế hoạch tự học hiệu quả và nghiêm túc thực hiện.
Tóm lại, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Học tập tốt, lao động tốt” ngắn gọn, nhưng rất giá trị. Thế hệ trẻ cần tích cực rèn luyện, phát huy để trở thành một công dân có ích cho đất nước.
Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống (mẫu 6)
Khó khăn thử thách ý chí của con người. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Có chí thì nên” tuy ngắn gọn nhưng lại gửi gắm một bài học quý giá và ý nghĩa đến mỗi người.
Trước tiên, “chí” có nghĩa là ý chí, còn “nên” có nghĩa là làm nên, hay hiểu rộng hơn là thành công. Ý của câu tục ngữ muốn khẳng định rằng nếu có ý chí kiên cường, đủ bản lĩnh để vượt qua mọi thử thách thì chắc chắn sẽ bước đến đích của thành công, làm nên mọi việc.
Có thể thấy rằng, lời răn dạy trên là hoàn toàn đúng đắn. Chặng đường đến với vinh quang sẽ luôn có thử thách. Ý chí giúp con người trở nên kiên cường hơn, mạnh mẽ hơn để luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, chạm đến thành công. Chúng ta có thể kể đến Abraham Lincoln - vị tổng thống thứ 16 của nước Mỹ. Ông chính là một tấm gương sáng chói của sự tự lập, biết phấn đấu vươn lên để trở thành người thành công. Xuất thân từ gia đình nghèo khổ, thiếu thốn. Cha mẹ của Lincoln là những người thất học. Bản thân ông cũng không được đến trường thường xuyên. Nhưng không vì vậy mà ông lựa chọn từ bỏ cố gắng. Năm 21 tuổi, ông phải đánh xe bò và bắt đầu cuộc đời tự lập cho chính mình. Sau một thời gian trải qua nhiều nghề nhưng thất bại, ông phát hiện ra mình thích ngành luật. Vào năm 1836, ông đậu kỳ thi trở thành luật sư và bắt đầu hành nghề. Cuộc đời của A. Lincoln từng gặp phải nhiều thất bại nhưng ông chưa bao giờ lựa chọn từ bỏ bản thân.
Một tấm gương khác rất tiêu biểu chính là Cao Bá Quát. Thuở nhỏ, ông đã nổi tiếng là một người tài hoa. Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang nhờ ông viết giúp cho lá đơn để kêu oan. Những tưởng rằng lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc hết sức luyện viết chữ sao cho đẹp. Luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp hơn. Kể từ đó, ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
Đối một học sinh, “Có chí thì nên” là lời khuyên rất giá trị. Chúng ta cần phải nỗ lực không tập, không ngại tìm tòi để nâng cao hiểu biết. Mọi thử thách sẽ là bước đệm để con người tiến tới đích đến của thành công.
Xã hội ngày càng phát triển, con người phải nỗ lực mới có thể hoàn thành được mục tiêu, ước mơ của chính mình. Và câu “Có chí thì nên” vô cùng giá trị, ý nghĩa đối với mỗi người.
Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống (mẫu 7)
Tục ngữ được coi là “chiếc túi khôn” của nhân loại khi đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu từ đời trước. Và câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đã đem lại những bài học quý giá. Nhưng lại có ý kiến cho rằng “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”.
Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Hình ảnh “mực” có màu đen, dễ bị vấy bẩn. “Mực” tượng trưng cho những cái xấu xa, tiêu cực, không tốt đẹp. Còn “đèn” là vật phát sáng tỏa sáng soi rọi mọi thứ, ở gần đèn ta được soi chiếu sáng trưng. Còn “đèn” tượng trưng cho những điều tốt đẹp, trong lành, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “mực” và “đèn” thể hiện hai hàm ý đối ngược nhau nhằm nhắc nhở chúng ta về cái xấu, cái xấu. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ thế hệ sau phải biết học hỏi những điều tốt đẹp, đúng đắn và tránh xa những cái xấu xa, không lành mạnh.
Câu tục ngữ chính là bài học mà kinh nghiệm được đúc kết từ cuộc sống. Môi trường có vai trò với việc hình thành nhân cách của con người. Trong một gia đình, cha mẹ chính là tấm gương để con cái nói theo. Ở trường học, thì thầy cô lại chính là người có ảnh hưởng đến học sinh. Có ai đó đã từng nói rằng: “Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ chỉ cho anh biết, anh là người như thế nào”. Bạn bè cũng có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của mỗi người. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:
“Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”
Tuy nhiên, không phải ai cũng chịu ảnh hưởng của môi trường. Cũng giống như ý kiến “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”. Có những người vẫn giữ gìn được nhân cách tốt đẹp, giống như đóa hoa sen vậy:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một tấm gương sáng của dân tộc. Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhưng người vẫn giữ được tinh thần yêu nước, ý thức cách mạng và nhân cách cao đẹp. Hoặc chúng ta có thể kể đến cái tên Nguyễn Văn Trỗi - người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đoạn lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.
Như vậy cả câu tục ngữ và ý kiến trên đều có những mặt đúng đắn. Mỗi người cần hiểu được điều đó để có cách nhìn nhận đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Bản thân em cũng sẽ cố gắng hiểu được điều đó để có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.
Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” hay ý kiến “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” đều vô cùng ý nghĩa. Qua đó, mỗi người cần rút ra được những bài học cho chính bản thân mình.
Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống (mẫu 8)
Kho tàng tục ngữ của dân tộc Việt Nam được đúc kết từ kinh nghiệm lâu đời. Một trong những câu tục ngữ vô cùng quý giá đã để lại bài học ý nghĩa cho con người là: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng. Cũng giống như việc bỏ công sức của mình ra rèn rũa một khối sắt to lớn và xấu xí, dần dần trải qua thời gian, nó sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc nhọn và sáng bóng.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.
Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã "mài sắt" để có ngày “nên kim”. Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Ký. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng với lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford - người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá - cũng là một tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling - tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kỳ khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến ly hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.
Trong trường học cũng vậy, sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.
Bác Hồ từng dạy:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Đối với một học sinh, việc cố gắng học tập thật chăm chỉ để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Trong mọi công việc, tôi luôn nỗ lực hết mình, không ngại khó khăn và kiên trì vượt qua thử thách. Đồng thời, tôi cũng thường xuyên nhắc nhở và động viên bạn bè xung quanh cùng cố gắng để có thể xứng đáng với danh hiệu chủ nhân tương lai của đất nước.
Qua câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã đem đến cho mỗi người một lời khuyên vô cùng quý giá. Quả là không có việc gì khó khăn nếu bạn biết giữ vững lòng kiên trì của bản thân.
Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống (mẫu 9)
Rừng được coi là “lá phổi xanh của trái đất. Nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Bởi vậy mà, có quan điểm khẳng định rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.
Khi khẳng định bảo vệ rừng là đang bảo vệ cuộc sống của con người có nghĩa là muốn khẳng định tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống của con người. Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm trên.
Trước hết, rừng giống như một ngôi nhà chung của rất nhiều loại động thực vật, trong đó có những loài được xem là vô cùng quý hiếm. Nếu như ngôi nhà chung ấy không được bảo vệ cẩn thận, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Nhờ có sự tồn tại của rừng xanh mà cân bằng sinh thái của trái đất mới được duy trì. Tiếp đến, rừng còn là lá phổi xanh của trái đất. Cách nói này cho thấy vai trò của rừng cũng giống như một lá phổi, có vai trò thanh lọc môi trường. Những tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí. Khi bảo vệ rừng cũng là góp phần chống lại thiên tai. Rừng giúp ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ví dụ như ở Việt Nam, lũ lụt gây ra sạt lở đất ở các vùng miền núi đều do rừng đầu nguồn bị tàn phá.
Không chỉ vậy, rừng còn là nơi đem lại giá trị kinh tế, khoa học cao. Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi. Rừng còn là một địa điểm du lịch sinh thái rất hấp dẫn đối với những người đam mê khám phá, trải nghiệm. Tuy nhiên, chính vì những giá trị này, mà nhiều người đã khai thác rừng một cách bừa bãi, gây ra những hậu quả to lớn.
Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.
Ngoài ra, khi bảo vệ rừng cũng là bảo vệ nền an ninh quốc phòng của đất nước. Bởi rừng chính là ranh giới tự nhiên giữa các quốc gia. Trong quá khứ, rừng còn là những người bạn chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam. Rừng giúp họ ngụy trang trốn khỏi truy sát của kẻ thù. Rừng giúp vây bắt kẻ thù với hầm, chông bẫy giặc:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng”
(Việt Bắc, Tố Hữu)
Ngày hôm nay, rừng đang dần bị tàn phá. Chính vì vậy, vấn đề bảo rừng lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Con người cần có những biện pháp để bảo vệ rừng, cũng chính là bảo vệ tương lai của nhân loại. Chúng ta cần lên án những hành vi săn bắt động vật quý hiếm trong rừng; chặt phá rừng bừa bãi. Mỗi người dân sinh sống gần khu vực rừng cần nêu cao ý thức, tích cực trồng rừng và nói không với đốt rừng làm nương rẫy. Mỗi học sinh cần tích cực tuyên truyền đề những người xung quanh hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.
Như vậy, rừng quả thật đóng một vai trò vô cùng quan trọng với con người nói riêng, với trái đất nói chung. Hãy chung tay bảo vệ rừng để cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống (mẫu 10)
Trong cuộc sống, con có nhiều mối quan hệ. Trong đó, bạn bè có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy mà có ý kiến cho rằng: “Không thể sống thiếu tình bạn”.
Trước hết, hiểu đơn giản, tình bạn là tình cảm gắn bó giữa những người có cùng chung sở thích, lí tưởng, hoàn cảnh. Một người bạn chân chính luôn sẵn sàng chia sẻ với chúng ta mọi niềm vui, nỗi buồn hay khó khăn trong cuộc sống. Bởi vậy, vai trò của tình bạn là vô cùng quan trọng. Cá nhân tôi cho rằng, ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn.
Chẳng ai sinh ra có thể sống mãi trong cô đơn. Con người luôn cần có ít nhất một người bạn để chia sẻ. Thử tưởng tượng một ngày nào đó không có bạn bè ở bên thì cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết bao. Không ai cùng đi chơi, không ai cùng trò chuyện, không ai cùng ăn uống. Cuộc sống lúc đó sẽ trở nên vô vị, nhàm chán. Một người bạn có thể cùng chúng ta trải nghiệm mọi thứ.
Người bạn tốt có thể sẽ sẵn sàng ở bên động viên, giúp đỡ trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời. Khi bạn cảm thấy mất phương hướng, họ sẽ đưa ra một lời khuyên chân thành, hướng đến điều tích cực. Một người bạn chân chính đôi khi lại chính là người thầy của chúng ta.
Tình bạn tồn tại giữa cuộc đời như một chỗ dựa cho con người. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có rất nhiều bạn bè. Nhưng không phải tình bạn nào cũng đáng trân trọng. Chỉ có những người thực sự thấu hiểu và chia sẻ được cho nhau mới trở thành những người bạn thân thiết. Tình bạn khi đó đáng trân quý biết bao.
Chúng ta đã từng biết đến tình bạn tri kỉ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, hay giữa Lý Bạch và Đỗ Phủ. Họ không màng công danh, vật chất mà đối xử với nhau bằng tấm chân tình, sự đồng điệu về tâm hồn. Những tình bạn đáng thật đáng ngưỡng mộ.
Nhưng làm cách nào để có thể giữ gìn và xây dựng một tình bạn đẹp. Đầu tiên, mỗi người cần học cách tôn trọng bạn bè. Đồng thời, với tình bạn sẽ không có chỗ cho sự dối trá, hay lợi dụng. Chỉ có thể dùng trái tim chân thành mới đổi lại được những người bạn tốt. Sự tin tưởng lẫn nhau là một yếu tố quan trọng để có thể trở thành bạn bè. Người bạn tốt có thể chấp nhận những điểm khiếm khuyết của bạn, thẳng thẳn góp ý để giúp bạn nhận ra đúng sai, hướng đến điều đúng đắn nhất.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, câu nói “Không thể sống thiếu tình bạn” là hoàn toàn đúng đắn. Bởi vậy, mỗi người hãy biết trân trọng tình bạn mà bản thân đang có.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 8 Cánh Diều hay khác:
Top 50 mẫu Giới thiệu hiện tượng núi lửa (hay nhất)
Top 50 mẫu Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (hay nhất)
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.