Toptailieu.vn xin giới thiệu 50 bài văn Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ "Thân em ..." mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 7 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:
Mời các bạn đón xem:
Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ "Thân em ..." Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?
Dàn ý Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ "Thân em ..." Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?
1. Mở bài:
- Ca dao, dân ca phản ánh đời sống tình cảm phong phú của người lao động.
- Số phận hẩm hiu, đau khổ và phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ thường được nhắc đến qua những câu ca dao có chung cách mở đầu là Thân em...
2. Thân bài:
* Câu 1:
Thân em như tấm lụa đào...
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
- Vẻ đẹp của người con gái đương xuân được so sánh với tấm lụa đào, một hình ảnh thanh thoát, duyên dáng.
- Nhưng sắc đẹp chưa chắc đã là cơ sở bảo đảm cho hạnh phúc vì số phận của người phụ nữ nói chung là chông chênh, bất định, phụ thuộc vào sự rủi may (Phất phơi giữa chợ biết vào tay ai?).
- Hình ảnh tấm lụa đào... phất phơ giữa chợ ẩn chứa sự trớ trêu, tội nghiệp. Thêm câu nghi vấn: biết vào tay ai? nhấn mạnh dự cảm về những điều bất hạnh sẽ xảy ra trong tương lai.
- Trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ thì nỗi lo lắng, băn khoăn của người phụ nữ là có cơ sở.
* Câu 2:
Thân em như củ ấu gai
...Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
- Hình ảnh so sánh có tính chất ẩn dụ nói trên chính là lời tự nhận xét, đánh giá của những người phụ nữ nông dân lam lũ, cơ cực. Hình thức của họ có thể đen đủi, xấu xí (như củ ấu gai) sống dưới bùn lầy nhưng bên trong lại là phẩm chất tốt đẹp (ruột trong thì trắng... ngọt bùi).
- Với cách đánh giá phổ biến của xã hội đương thời là chuộng vẻ đẹp bên ngoài thì hỏi có mấy ai hiểu được điều đó?
- Âm hưởng của câu ca dao trên ẩn chứa thái độ tự tin, tự hào của người lao động.
* Câu 3:
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
- Hình ảnh so sánh rất độc đáo, đặc tả thân phận của người phụ nữ. Họ hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh, không thể tự quyết định số phận của mình.
- Nghệ thuật đối: Hạt vào đài các >< hạt ra ruộng cày thể hiện sự tương phản giữa những cảnh ngộ sống của người phụ nữ. May mắn chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với rủi ro, bất hạnh.
* Câu 4:
Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
- Hình ảnh so sánh quen thuộc (giếng) được đặt ở vị trí đặc biệt (giữa đàng).
- Cho nên không thể tránh khỏi cảnh: Người khôn rửa mặt >< người phàm rửa chân. Người khôn: chỉ người hiểu biết, thanh lịch. Người phàm: kẻ ngu dốt, thô lỗ...
- Ý nghĩa câu ca dao cũng nhằm nói lên sự lệ thuộc vào hoàn cảnh gần như đã trở thành quy luật, thành định mệnh đối với phụ nữ.
* Câu 5:
Thân em như đoá hoa rơi,
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa?
- Hình ảnh so sánh tinh tế, có khả năng gợi tả, gợi cảm sâu sắc.
- Thể hiện mặc cảm của người phụ nữ đã một lần dang dở chuyện hôn nhân cùng hi vọng mong manh vào sự độ lượng của người yêu mới và tình yêu đích thực.
* Câu 6:
Thân em như hạc đầu đình,
Muốn bay không cất nổi mình mà bay.
- Con hạc đầu đình: Cặp hạc bằng gỗ hoặc bằng đồng thường được trang trí ở đình, chùa,... Tự ví với con hạc đầu đình, người phụ nữ xưa quả đã thấu hiểu tình cảnh bị bó buộc của mình bởi lễ giáo phong kiến, bởi tập tục và dư luận.
- Lời than: Muốn bay không cất nổi mình mà bay vừa thể hiện khát vọng tự do vừa thể hiện tâm trạng chua xót và bất lực.
3. Kết bài:
- Sáu câu ca dao giống nhau về lời mở đầu (Thân em); về cấu trúc, nghệ thuật so sánh, nghệ thuật đối, âm hưởng... và đều nói đến thân phận bất hạnh của người phụ nữ.
- Tuy vậy, mỗi câu vẫn có một vẻ đẹp riêng, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
Video Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ "Thân em ..."
Video Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ "Thân em ..."
Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ "Thân em ..." – Mẫu 1
Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai
Thân em như cỏ ngoài đồng
Buồn thì anh nhổ, anh trồng rau dăm
Thân em như Hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
Thân em như cánh chuồn chuồn
Khi vui nó đậu khi buồn nó bay
=> Điểm chung giữa các bài ca trên là đều nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Số phận nhỏ bé, bị phụ thuộc , và không đượ quyết định về số phận của mình. Ở vào thời phong kiến, trong xã hội xưa, người phụ nữ không có tiếng nói, không được coi trọng, thân phận chỉ như cỏ cây, hạt cát vô định mà thôi
- Sự giống nhau về nghệ thuật:
+ Đều mở đầu bằng cụm từ “Thân em”
+ Sử dụng biện pháp so sánh ví von
+ Thuộc về thể thơ lục bát=> Tạo ra nhịp điệu nhẹ nhàng, như những lời tâm sự
Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ "Thân em ..." – Mẫu 2
- Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.
- Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!
- Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
• Những bài ca dao đó thường nói về thân phận nhỏ bé, phụ thuộc của người phụ nữ, những người không được tự quyết định số phận cuộc đời mình
• Nghệ thuật thường dùng đó là so sánh, so sánh “thân em” với các hình ảnh có chung điểm tương đồng để từ đó cho thấy nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ "Thân em ..." – Mẫu 3
Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
Thân em như miếng cau khô
Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày
Thân em như giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân
Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ "Thân em ..." – Mẫu 4
Ca dao – dân ca phản ánh sinh động đời sống tinh thần phong phú của nhân dân lao động. Họ đã gửi gắm vào đó tiếng nói tâm tình chân thành tha thiết, với đủ mọi cung bậc buồn vui. Nhiều câu ca dao về hình thức và nội dung có những nét giống nhau nhưng mỗi câu lại mang một vẻ đẹp riêng, phù hợp với từng hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau. Ví dụ một loạt câu mở đầu bằng cụm từ Thân em mà nội dung cùng đề cập đến phẩm chất tốt đẹp, cao quý và số phận hẩm hiu, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.
– Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
– Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Em ngồi cành trúc, em tựa cành mai,
Đông đào tây liễu, biết ai bạn cùng?
– Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
– Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
– Thân em như đóa hoa rơi,
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa ?!
– Thân em như con hạc đầu đình,
Muốn bay không cất nổi mình mà bay !
Ngậm ngùi, buồn thương, xót xa, cay đắng là cảm xúc chung bao trùm lên những câu ca ấy, khiến nó giống như tiếng thở dài than thân trách phận; tiếng khóc thầm tủi hờn, uất ức của người phụ nữ trước tình cảnh ngang trái, bất công. Trong xã hội phong kiến, họ bị tước đoạt quyền tự do, quyền được sống hạnh phức và buộc phải phó mặc cuộc đời mình cho sự may rủi ngẫu nhiên của số phận. Cho dù bên trong cái hình thức xấu xí, đen đủi như củ ấu gai là phẩm chất tốt đẹp vừa ngọt vừa bùi nhưng chắc gì người đời đã nhận ra?! Cho dẫu đẹp đẽ như tấm lụa đào đi chăng nữa thì vẻ đẹp ấy chưa chắc là cơ sở bảo đảm cho hạnh phúc. Giống như những hạt mưa từ trời cao rơi xuống, số phận của mỗi người con gái một khác. May rủi cuộc đời có thể đưa họ đến những cảnh ngộ trái ngược trong cuộc sống. Có người được trân trọng, có người bị ngược đãi, cũng như nước cùng một giếng mà người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. Giống như con hạc đầu đình, người phụ nữ bị trói chặt vào số phận hẩm hiu, dẫu có muốn đổi thay thì cũng chỉ là ao ước mà thôi.
Sáu câu ca dao với những cách so sánh khác nhau nhưng cùng nói lên một thực trạng:, quyền sống của người phụ nữ xưa kia, mà trước hết là quyền tự do hoàn toàn bị phủ nhận. Đó chính là nguồn gốc của mọi đau khổ, ngang trái mà họ phải chịu đựng trong suốt cuộc đời.
Sáu câu ca dao là sáu tiếng than ngậm ngùi, chua xót. Bởi xét cho cùng, dẫu có tấm lụa đào nào được vào tay khách quý, có hạt mưa sa nào vào được chốn đài các, có nước giếng nào được đem rửa mặt, thì cũng là nhờ may mắn mà sự may mắn thì thật hiếm hoi. Trong bao nhiêu tấm lụa đào, bao nhiêu hạt mưa sa, bao nhiêu nước giêng mới có được một số phận sáng tươi?! Cho nên đau khổ vẫn là tình trạng chung phổ biến nhất của người phụ nữ.
Những câu ca dao trên chính là tiếng than thân cất lên từ những cuộc đời như thế. Than vãn mà không oán trách, bởi vì biết oán trách ai?! Rốt cuộc, đành cho rằng đó là định mệnh. Cho hay muôn sự tại trời, không thể nào thay đổi được.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.