15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 35 (có đáp án 2023): Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 35 (có đáp án 2023): Địa lí ngành bưu chính viễn thông, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.

Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 35 (có đáp án 2023): Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Bài tập

Câu 1. Ngành nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển và văn minh của các nước?

A. Bưu chính viễn thông.

B. Chế biến dầu khí.

C. Chế biến lương thực.

D. Giao thông vận tải.

Đáp án: A

Hoạt động bưu chính viễn thông không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện đại, được coi là thước đo trình độ phát triển và văn minh của các nước.

Câu 2. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông?

A. Sự phát triển của khoa học - công nghệ, kĩ thuật.

B. Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư.

C. Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư.

D. Nguồn vốn đầu tư, hạ tầng, chính sách phát triển.

Đáp án: D

- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ tác động đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông.

- Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển,... ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông.

Câu 3. Liên minh Viễn thông Quốc tế viết tắt là

A. WTO.

B. ITU.

C. IMB.

D. UPU.

Đáp án: B

Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) được thành lập ngày 17-5-1865 tại Pa-ri (Pháp) là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc nhằm tiêu chuẩn hoá viễn thông quốc tế, tăng cường và mở rộng việc sử dụng viễn thông, phối hợp hoạt động của các quốc gia trong lĩnh vực viễn thông. Việt Nam là thành viên của ITU từ năm 1951.

Câu 4. Ngành bưu chính viễn thông có đặc điểm nào sau đây?

A. Chất lượng được đánh giá bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi cao, sự an toàn.

B. Sản phẩm có thể đánh giá thông qua khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện.

C. Sự phân bố của ngành mang tính đặc thù, theo mạng lưới và vận chuyển tin tức.

D. Đối tượng phục vụ là con người và các sản phẩm vật chất do con người làm ra.

Đáp án: B

Ngành bưu chính viễn thông có một số đặc điểm là

- Ngành bưu chính viễn thông bao gồm hai nhóm: bưu chính và viễn thông.

- Sản phẩm của bưu chính viễn thông là sự vận chuyển tin tức, bưu kiện, bưu phẩm, truyền dẫn thông tin điện tử,... từ nơi gửi đến nơi nhận. 

- Viễn thông sử dụng các phương tiện, thiết bị để cung ứng dịch vụ từ các khoảng cách xa, không cần sự tiếp xúc giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ.

- Sản phẩm có thể đánh giá thông qua khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện.

- Sự phát triển của bưu chính viễn thông trong tương lai phụ thuộc lớn vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.

Câu 5. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông?

A. Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư.

B. Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư.

C. Nguồn vốn đầu tư, hạ tầng, chính sách phát triển.

D. Sự phát triển của khoa học - công nghệ, kĩ thuật.

Đáp án: D

- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ tác động đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông.

- Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển,... ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông.

Câu 6. Loại hình bưu chính viễn thông nào dưới đây phát triển nhanh nhất hiện nay?

A. Truyền hình cáp.

B. Điện thoại cố định.

C. Điện thoại di động.

D. Mạng Internet.

Đáp án: C

Điện thoại di động là một loại hình bưu chính viễn thông phát triển nhanh nhất hiện nay. Với một số nước có công nghệ sản xuất hiện đại như Nhật, Hàn Quốc, Mỹ,… Năm 2000, bình quân máy điện thoại trên 100 dân là 11,9; đến năm 2019 con số này đã tăng lên 107,7; riêng điện thoại thông minh là 68,9.

Câu 7. Ngày Bưu chính thế giới là

A. 9-11.

B. 9-8.

C. 9-10.

D. 9-12.

Đáp án: C

Đại hội Bưu chính thế giới tổ chức ở Tô-ky-ô vào năm 1969 đã thống nhất lấy ngày 9-10 hằng năm làm ngày Bưu chính thế giới. Đây cũng là ngày Liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) được thành lập vào năm 1874. Tính đến năm 2020, UPU có 191 quốc gia thành viên Việt Nam gia nhập UPU vào năm 1976. Mục đích của ngày Bưu chính thế giới là nâng cao nhận thức về vai trò của bưu chính trong cuộc sống hằng ngày cũng như sự đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu, đảm bảo và duy trì “Một thế giới - một mạng lưới bưu chính”.

Câu 8. Liên minh Bưu chính Quốc tế viết tắt là

A. UPU.

B. WTO.

C. ITU.

D. IMB.

Đáp án: A

Đại hội Bưu chính thế giới tổ chức ở Tô-ky-ô vào năm 1969 đã thống nhất lấy ngày 9-10 hằng năm làm ngày Bưu chính thế giới. Đây cũng là ngày Liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) được thành lập vào năm 1874. Tính đến năm 2020, UPU có 191 quốc gia thành viên Việt Nam gia nhập UPU vào năm 1976. Mục đích của ngày Bưu chính thế giới là nâng cao nhận thức về vai trò của bưu chính trong cuộc sống hằng ngày cũng như sự đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu, đảm bảo và duy trì “Một thế giới - một mạng lưới bưu chính”.

Câu 9. Vai trò của ngành bưu chính viễn thông đối với phát triển kinh tế là

A. cung ứng, truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm - kiện.

B. nâng cao đời sống văn hoá và tinh thần trong xã hội hiện đại.

C. đảm bảo giao lưu giữa các vùng, thúc đẩy hội nhập quốc tế.

D. tạo thuận lợi cho quản lý hành chính và an ninh quốc phòng.

Đáp án: A

Với phát triển kinh tế ngành bưu chính viễn thông có vai trò

- Cung ứng và truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện góp phần tăng năng suất lao động.

- Hiện đại hoá, thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Bản thân bưu chính viễn thông cũng là ngành dịch vụ mang lại giá trị kinh tế cao.

Câu 10. Phát minh nào sau đây cho phép con người lưu giữ và truyền thông tin chính xác hơn?

A. Nhiệt kế.

B. Giấy viết.

C. La bàn.

D. Thuốc nổ.

Đáp án: B

Sự phát minh ra giấy viết đã cho phép con người lưu giữ và truyền thông tin chính xác hơn.

Câu 11. Nước ta hòa mạng internet năm nào dưới đây?

A. 1998.

B. 1997.

C. 1999.

D. 1996.

Đáp án: B

Mạng di động đầu tiên ở nước ta ra đời năm 1993. Từ đó đến nay, số lượng thuê bao điện thoại di động ngày càng tăng nhanh, mạng di động ngày càng phát triển, tiện lợi. Việt Nam kết nối internet vào năm 1997. Đến nay, nước ta là một trong 20 nước có số lượng người sử dụng internet nhiều nhất thế giới.

Câu 12. Viễn thông có nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển

A. tin tức.

B. điện báo.

C. thư từ.

D. điện tín.

Đáp án: A

Bưu chính viễn thông là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, trong đó, bưu chính liên quan đến vận chuyển thư từ, bưu phẩm, điện báo, điện tín,... còn viễn thông liên quan đến vận chuyển tin tức.

Câu 13. Bưu chính có nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển

A. bưu phẩm, tin tức, thư từ.

B. điện báo, bưu phẩm, tin tức.

C. tin tức, điện báo, thư từ.

D. thư từ, bưu phẩm, điện báo.

Đáp án: D

Bưu chính viễn thông là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, trong đó, bưu chính liên quan đến vận chuyển thư từ, bưu phẩm, điện báo, điện tín,... còn viễn thông liên quan đến vận chuyển tin tức.

Câu 14. Ngành nào sau đây được coi là thước đo của nền văn minh?

A. Đường hàng không.

B. Ngành điện lực.

C. Thông tin liên lạc.

D. Ngành nông nghiệp.

Đáp án: C

Ngành được coi là thước đo của nền văn minh là ngành thông tin liên lạc.

Câu 15. Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của

A. khoa học, công nghệ.

B. dịch vụ viễn thông.

C. tài chính ngân hàng.

D. giao thông vận tải.

Đáp án: A

Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.

Lý thuyết

1. Vai trò, đặc điểm

a) Vai trò

* Với phát triển kinh tế

- Cung ứng và truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện góp phần tăng năng suất lao động.

- Hiện đại hoá, thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Bản thân bưu chính viễn thông cũng là ngành dịch vụ mang lại giá trị kinh tế cao.

* Với các lĩnh vực khác

- Đảm bảo giao lưu giữa các vùng, thúc đẩy quá trình hội nhập và toàn cầu hoá.

- Tạo thuận lợi cho quản lý hành chính.

- Nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần trong xã hội.

b) Đặc điểm

- Ngành bưu chính viễn thông bao gồm hai nhóm: bưu chính và viễn thông.

- Sản phẩm của bưu chính viễn thông là sự vận chuyển tin tức, bưu kiện, bưu phẩm, truyền dẫn thông tin điện tử,... từ nơi gửi đến nơi nhận.

- Viễn thông sử dụng các phương tiện, thiết bị để cung ứng dịch vụ từ khoảng cách xa.

- Sản phẩm có thể đánh giá thông qua khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện.

- Sự phát triển của bưu chính viễn thông trong tương lai phụ thuộc lớn vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

- Trình độ phát triển kinh tế, mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô và tốc độ phát triển bưu chính viễn thông.

- Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng bưu chính viễn thông.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ tác động đến chất lượng hoạt động và sự phát triển của bưu chính viễn thông.

3. Tình hình phát triển và phân bố

- Bưu chính

+ Gồm các dịch vụ vận chuyển thư tín, bưu phẩm, chuyển tiền và điện báo.

+ Mạng lưới bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp, nhiều dịch vụ mới có chất lượng cao ra đời.

+ Mạng lưới bưu cục mở rộng chủ yếu ở các thành phố, các trung tâm công nghiệp.

15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 35 (có đáp án 2023): Địa lí ngành bưu chính viễn thông (ảnh 1)

- Viễn thông

+ Phát triển nhanh chóng, trở thành một trong những hạ tầng cơ sở quan trọng nhất của nền kinh tế, các dịch vụ chủ yếu là điện thoại và internet.

+ Điện thoại là phương tiện liên lạc được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.

+ Internet ra đời thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin toàn cầu phát triển mạnh. Số người sử dụng internet ngày càng tăng.

-> Ngành viễn thông đã ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin (internet vạn vật, dữ liệu số, điện toán đám mây,...) để nâng cao chất lượng, khả năng cung ứng dịch vụ.

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố dịch vụ

Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Bài 36: Địa lí ngành thương mại

Bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính - ngân hàng

Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
417 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
318 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
381 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
392 7 1
Tải xuống