27 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 36 (có đáp án 2023): Địa lí ngành thương mại

Toptailieu.vn xin giới thiệu 27 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 36 (có đáp án 2023): Địa lí ngành thương mại, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.

Mời các bạn đón xem:

27 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 36 (có đáp án 2023): Địa lí ngành thương mại

Bài tập

Câu 1: Thị trường được hiểu là

A. Nơi tiến hành trao đổi những sản phẩm hàng hóa.

B. Nơi gặp gỡ giữa bên bán bên ua.

C. Nơi diễn ra tất cả các hoạt động dịch vụ.

D. Nơi có các chợ và siêu thị.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/154 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Để đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là gì ?

A. Tiền.    B. Vàng.    C. Dầu mỏ.    D. Cả 3 ý trên.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/154 địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Theo quy luật cung-cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả

A. Có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đinh đốn.

B. Có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đinh đốn.

C. Có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất.

D. Có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/154 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả

A. Có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đinh đốn.

B. Có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đinh đốn.

C. Có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất.

D. Có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/154 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua

A. Việc vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua.

B. Việc luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.

C. Việc luân chuyển các loại hàng hóa dịch vụ giữa các vùng.

D. Việc trao đổi các loại hàng hóa dịch vụ giữa các địa phương với nhau.

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/154 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động thương mại?

A. Điều tiết sản xuất.

B. Thúc đẩy sản xuất hàng hóa.

C. Phân tích thị trường trong nước và quốc tế.

D. Hướng dẫn tiêu dùng.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/154 - 155 địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Ba trung tâm buôn bán lớn nhất của thế giới là

A. Trung Quốc, Hoa Kì, châu Âu.

B. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản.

C. Bắc Mĩ, châu Âu, châu Á.

D. Nam Mĩ, Trung Quốc, Ấn Độ.

Đáp án: B

Giải thích: Hoa Kì, Nhật Bản và Tây Âu là 3 trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất trên thế giới.

Câu 8: Nội thương phát triển góp phần

A. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.

B. Gán thị trường trong nước với thị trường quốc tế, đẩy mạnh quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế.

C. Làm tăng kim ngạch nhập khẩu.

D. Làm tăng kim ngạch xuất khẩu.

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/155 địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Khi giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng xuất khẩu thì gọi là

A. Xuất siêu.

B. Nhập siêu.

C. Cán cân xuất nhập dương.

D. Cán cân xuất nhập âm.

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/155 địa lí 10 cơ bản.

Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2014

Quốc gia

Gía trị xuất khẩu (tỉ USD )

Gía trị nhập khẩu (tỉ USD )

Số dân (triệu người )

Hoa Kì

1610

2380

234,3

Ca-na - da

465

482

34,8

Trung Quốc

2252

2249

1378

Ấn Độ

464

508

1330

Nhật Bản

710

811

127

Thái Lan

232

219

67,7

Đức

1547

1319

80,9

Pháp

578

634

66,2

Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi từ 10 đến 15

Câu 10: Các quốc gia nhập siêu là:

A. Hoa Kì,Ca- na-da, Nhật Bản,Ấn Độ,Pháp.

B. Trung Quốc,Ca-na-da, Thái Lan, Ấn Độ, Pháp.

C. Trung Quốc ,Thái Lan, Đức.

D. Hoa Kì, Ca-na-da, Thái Lan, Đức.

Đáp án: A

Giải thích: Nhập siêu là khi giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu. Như vậy, ta thấy các nước Hoa Kì, Ca- na-da, Nhật Bản, Ấn Độ và Pháp là các quốc gia có giá trị nhập khẩu cao hơn giá trị xuất khẩu.

Câu 11: Các quốc gia xuất siêu là

A. Hoa Kì, Ca- na-da, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp.

B. Trung Quốc,Ca-na-da, Thái Lan, Ấn Độ, Pháp.

C. Trung Quốc, Thái Lan, Đức.

D. Hoa Kì, Ca-na-da, Thái Lan, Đức.

Đáp án: C

Giải thích: Xuất siêu là khi giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu. Ta thấy, các quốc gia Trung Quốc, Thái Lan và Đức có giá trị nhập khẩu nhỏ hơn giá trị xuất khẩu.

Câu 12: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu của các quốc gia là

A. Biểu đồ tròn.    

B. Biểu đồ cột.

C. Biểu đồ đường.    

D. Biểu đồ miền.

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài → Biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện giá trị xuất khẩu của các quốc gia.

Câu 13: Gía trị xuất khẩu tính trên đầu người cao nhất trong các quốc gia trên là

A. Trung Quốc.    

B. Ca-na-da.

C. Đức.    

D. Pháp.

Đáp án: C

Giải thích: Giá trị xuất khẩu tính theo đầu người của các nước lần lượt là: 6871,5; 13362,1; 1634,3; 348,9; 5590,6; 3426,9; 19122,4 và 8731,1. Như vậy, ta thấy Đức là quốc gia có giá trị xuất khẩu lớn nhất, tiếp đến là Ca-na-da và Ấn Độ có giá trị xuất khẩu bình quân đầu người thấp nhất.

Câu 14: Gía trị xuất khẩu tính trên đầu người thấp nhất trong các quốc gia trên là

A. Trung quốc.    

B. Ca-na-da.

C. Thái Lan.    

D. Ấn Độ.

Đáp án: D

Giải thích: Giá trị xuất khẩu tính theo đầu người của các nước lần lượt là: 6871,5; 13362,1; 1634,3; 348,9; 5590,6; 3426,9; 19122,4 và 8731,1. Như vậy, ta thấy Đức là quốc gia có giá trị xuất khẩu lớn nhất, tiếp đến là Ca-na-da và Ấn Độ có giá trị xuất khẩu bình quân đầu người thấp nhất.

Câu 15: Hoa Kì có cán cân xuất nhập khẩu là

A. -770 tỉ USD.    

B. 760 tỉ USD.

C. 770 tỉ USD.    

D. -760 tỉ USD.

Đáp án: A

Giải thích: Hoa Kì có cán cân xuất nhập khẩu = xuất khẩu – nhập khẩu = 1610 – 2380 = -770 tỉ USD. Như vậy, Hoa Kì có cán cân xuất nhập khẩu là – 770 USD → Hoa Kì nhập siêu.

Câu 16. Nhân tố nào dưới đây là nhân tố quyết định sự phát triển của du lịch Việt Nam?

A. Lực lượng lao động dồi dào.

B. Nhu cầu du lịch lớn.

C. Di sản văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên.

D. Cơ sở hạ tầng du lịch.

Đáp án: C.

Giải thích: Nhân tố quyết định sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam là các loại di sản văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên.

Câu 17. Các kênh biển được xây dựng nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Nối liền các châu lục được dễ dàng.

B. Rút ngắn khoảng cách vận tải trên biển.

C. Dễ dàng nối các trung tâm kinh tế lớn như Hoa Kỳ - Nhật Bản - EU lại với nhau.

D. Hạn chế bớt tai nạn cho tàu thuyền vì kín gió hơn ngoài đại dương.

Đáp án: B.

Giải thích: Các kênh biển được xây dựng nhằm mục đích chính là rút ngắn khoảng cách vận tải trên biển và vận chuyển hàng hóa trên biển, đại dương.

Câu 18. Nhân tố nào dưới đây ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu dịch vụ?

A. Quy mô, cơ cấu dân số.

B. Mức sống và thu nhập thực tế.

C. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.

D. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.

Đáp án: A.

Giải thích: Nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới sức mua, nhu cầu dịch vụ là quy mô và cơ cấu dân số.

Câu 19. Hoạt động thương mại có vai trò giải thích tiêu dùng vì

A. Mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường.

B. Là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng.

C. Luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.

D. Tạo ra tập quán tiêu dùng mới.

Đáp án: D.

Giải thích: Hoạt động thương mại có vai trò Giải thích tiêu dùng vì nó có thể tạo ra tập quán tiêu dùng mới.

Câu 20. Đối với việc hình thành các điểm du lịch, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là

A. Sự phân bố tài nguyên du lịch.

B. Sự phân bố các điểm dân cư.

C. Trình độ phát triển kinh tế.

D. Cơ sở vật chất, hạ tầng.

Đáp án: A.

Giải thích: Đối với việc hình thành các điểm du lịch, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là sự phân bố tài nguyên du lịch. Sự phân bố của tài nguyên du lịch có ảnh hưởng lớn đến mạng lưới du lịch.

Câu 21. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi cơ sở hạ tầng đầu tiên cần chú ý là

A. Phát triển nhanh các tuyến giao thông vận tải.

B. Xây dựng mạnh lưới y tế, giáo dục.

C. Cung cấp nhiều lao động và lương thực, thực phẩm.

D. Mở rộng diện tích trồng rừng.

Đáp án: A.

Giải thích: Để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi cơ sở hạ tầng đầu tiên cần chú ý là phát triển nhanh các tuyến giao thông vận tải. Giao thông vận tải giúp giao lưu giữa các vùng, các địa phương với nhau.

Câu 22. Vai trò nào dưới đây không phải của ngành thương mại?

A. Nối liền sản xuất với tiêu dùng.

B. Điều tiết sản xuất.

C. Hạn chế tiêu dùng trong nước.

D. Thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa.

Đáp án: C.

Giải thích: Vai trò của hoạt động thương mại là: điều tiết sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, Giải thích tiêu dùng.

Câu 23. Ngành nội thương không có đặc điểm nào sau đây?

A. Trao đổi hàng hóa với nước ngoài.

B. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong nước.

C. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất.

D. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

Đáp án: A.

Giải thích: Vai trò của nội thương là

- Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ.

- Tạo ra thị trường thống nhất trong nước.

- Phục vụ cho nhu cầu của từng cá nhân trong xã hội.

Câu 24. Nói “nội thương phát triển sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo vùng” là do:

A. Nội thương tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

B. Nội thương thúc đẩy trao đổi hàng hóa giữa các vùng.

C. Nội thương gắn với thị trường trong nước và quốc tế.

D. Nội thương phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

Đáp án: B.

Giải thích: Sự phân công lao động theo lãnh thổ có nghĩa là trong quá trình sản xuất mỗi vùng có những thế mạnh nhất định -> tạo ra sản phẩm hàng hóa mang tính chuyên môn hóa của vùng đó. Thông qua hoạt động buôn bán, trao đổi ở thị trường trong nước (nội thương) -> các vùng sẽ trao đổi sản phẩm của mình với bên ngoài đồng thời tiêu thụ sản phẩm của vùng khác mà mình không có => Như vậy, khi nội thương phát triển thị trường trong nước được thống nhất, hàng hóa lưu thông dễ dàng sẽ thúc đẩy trao đổi hàng hóa giữa các vùng -> đẩy mạnh phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng.

Câu 25. Năm 2018, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta lần lượt là 243,5 tỉ USD và 236,7 tỉ USD, cán cân xuất nhập khẩu của nước ta :

A. 8,6 tỉ USD.

B. – 8,6 tỉ USD.

C. 6,8 tỉ USD.

D. – 6,8 tỉ USD.

Đáp án: C.

Giải thích: Công thức tính: cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập

Áp dụng công thức: Cán cân xuất nhập khẩu của nước ta = 243,5 – 236,7 = 6,8 tỉ USD

Như vậy, năm 2018 nước ta xuất siêu.

Câu 26. Vì sao các hoạt động thương mại có tác dụng điều tiết sản xuất?

A. Trong sản xuất hàng hóa mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường.

B. Là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng.

C. Luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.

D. Tạo ra tập quán tiêu dùng mới và mở rộng thị trường.

Đáp án: A.

Giải thích: Hoạt động thương mại có tác dụng điều tiết sản xuất vì trong sản xuất hàng hóa mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường.

Câu 27. Đồng USD được sử dụng phổ biến và là ngoại tệ mạnh vì

A. Mệnh giá nhiều, dễ in ấn, vận chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác.

B. Hoa Kì là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh, chi phối nhiều nền kinh tế.

C. Là đồng tiền xu duy nhất trên thế giới, có nhiều mệnh giá khác nhau.

D. Dễ quy đổi, được bảo chứng bởi nguồn vàng dự trữ lớn

Đáp án: B.

Giải thích: Hoa Kỳ là nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (chiếm khoảng 30% tổng GDP toàn thế giới), tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa lớn, đóng vai trò chi phối nhiều đối với nền kinh tế thế giới => mệnh giá đồng USD có giá trị cao và được coi là ngoại tệ mạnh.

Lý thuyết

I. Khái niệm về thị trường

27 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 36 (có đáp án 2023): Địa lí ngành thương mại (ảnh 1)

- Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.

- Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu.

- Do quy luật cung cầu nên giá cả trên thị trường thường xuyên bị biến động.

II. Ngành thương mại

1. Vai trò

- Khái niệm: Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dung thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.

- Vai trò:

   + Điều tiết sản xuất.

   + Thúc đẩy sự phát triển của sản xuất hàng hóa.

   + Hướng dẫn tiêu dung.

- Phân loại: Nội thương và ngoại thương.

   + Nội thương: trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong nước, thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng, phục vụ từng cá nhân.

   + Ngoại thương: Trao đổi mua bán hàng hoá giữa các nước trên thế giới, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới.

2. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu

a. Cán cân xuất nhập khẩu.

- Khái niệm: Là quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu với giá trị hàng nhập khẩu.

- Phân loại: Nhập siêu và xuất siêu.

   + Xuất siêu khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.

   + Nhập siêu khi xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu.

b. Cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu

- Các mặt hàng xuất khẩu gồm các nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biển.

- Các mặt hàng nhập khẩu gồm tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng.

- Cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, một lãnh thổ.

III. Đặc điểm của thị trường thế giới

27 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 36 (có đáp án 2023): Địa lí ngành thương mại (ảnh 2)

- Toàn cầu hóa nền kinh tế là xu thế quan trọng nhất.

- Khối lượng hàng hóa buôn bán trên thế giới tăng liên tục.

- Phân bố:

   + Tỉ trọng buôn bán lớn: Châu Âu, Châu Á, Bắc Mĩ.

   + Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới: Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản.

   + Các cường quốc xuất nhập khẩu: Hoa Kì, Liên bang Đức, Nhật Bản, Anh,...

27 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 36 (có đáp án 2023): Địa lí ngành thương mại (ảnh 3)

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính - ngân hàng

Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bài 40: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
570 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
492 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
516 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
551 7 1
Tải xuống