Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Tóm tắt Nam quốc sơn hà hay, ngắn gọn (Kết nối tri thức 2024) giúp học sinh lớp 8 nắm được trọng tâm văn bản Nam quốc sơn hà từ đó học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:
TOP 10 mẫu Tóm tắt Nam quốc sơn hà hay, ngắn gọn (Kết nối tri thức 2024)
Video Tóm tắt Nam quốc sơn hà
Tóm tắt Nam quốc sơn hà (mẫu 1)
Bài thơ Nam quốc sơn hà ra đời gắn liền với sự kiện đánh đuổi giặc Tống xâm lược. Lời thơ thể hiện ý chí, sức mạnh của dân tộc, ẩn chứa trong những câu chữ hùng hồn là cả một tinh thần yêu nước, một chí khí anh hùng. Dân ta luôn khát khao tự chủ, độc lập và không ngừng đấu tranh, bất kể hi sinh xương máu vì độc lập, tự chủ. Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.
Tóm tắt Nam quốc sơn hà (mẫu 2)
“Nam quốc sơn hà” ngắn gọn, súc tích thể hiện lời khẳng định chủ quyền dân tộc không gì có thể lay chuyển của nước Nam trước âm mưu xâm lược của ngoại bang. Nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.
Tóm tắt Nam quốc sơn hà (mẫu 3)
Suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã không ít lần phải đối đầu với quân xâm lược bạo tàn hung hãn nhưng chưa một lần nào nhân dân ta khuất phục trước kẻ thù. Phải chăng, trong trái tim mỗi người đều thấu hiểu sâu sắc quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với vùng lãnh thổ của cha ông bao đời. Chính bởi vì thế, có những tác phẩm viết ra từ máu tim của con dân Đại Việt để thể hiện sâu sắc ý thức dân tộc, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Mà tiêu biểu là bài thơ: “Nam Quốc Sơn Hà” được cho là của Lý Thường Kiệt, đây cũng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
Tóm tắt Nam quốc sơn hà (mẫu 4)
Bài thơ là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc khẳng định chủ quyền đất nước. Sự khẳng định tuyệt đối cùng quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền trước những kẻ xâm lăng, cảnh báo bất cứ kẻ nào dám xâm phạm vào chủ quyền đều phải chuốc lấy thất bại. Chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc.
Tóm tắt Nam quốc sơn hà (mẫu 5)
Lòng yêu nước vốn là một chủ đề quen thuộc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thật vậy đã có rất nhiều tác phẩm viết về lòng yêu nước và một trong số đó phải kể đến đó là "Sông núi nước Nam". Tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, với giọng thơ hào hùng thể hiện lòng tự tôn dân tộc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.Bài thơ như một lời khẳng định chắc chắn của quân và dân ta trước ý định xâm chiếm của kẻ thù. Bài thơ được tương truyền là do tướng quân Lý Thường Kiệt sáng tác. Trong một trận đánh lớn, khi cả hai bên đều đã thấm mệt, từ một ngôi miếu nhỏ của quân ta vọng lên một 4 câu thơ đầy hào hùng.
Bố cục Nam quốc sơn hà
Bố Cục Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà được chia làm 2 phần như sau:
- Phần 1 (Hai câu đầu): Khẳng định chủ quyền lãnh thổ đã được phân định rõ ràng.
- Phần 2 (Hai câu cuối): Khẳng định sự quyết tâm chống lại kẻ thù.
Nội dung chính Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết bằng văn ngôn không rõ tác giả (mặc dù 1 số nguồn cho rằng Lý Thường Kiệt là người viết ra), được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, khẳng định chủ quyền của nhà cầm quyền Đại Việt trên các vùng đất của mình.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
I. Tác giả văn bản Nam quốc sơn hà
- Bài thơ hiện chưa rõ tác giả.
- Nhiều tài liệu cho là của Lý Thường Kiệt. Có những ghi chép khác nhau về sự xuất hiện của bài thơ.
- Theo sách Lĩnh nam chích quái, bài thơ được một vụ thần ngâm đọc khiến cho quân Tống hoảng sợ, giúp vua Lê Đại Hành đánh bại quân xâm lược năm 981.
- Theo sách Đại Việt sử kí toàn thư, khi Lý Thường Kiệt chặn đánh quân Tống bên sông Như Nguyệt năm 1076, bài thơ đã vang lên trong đền thờ thần sông là Trương tướng quân. Sau đó quân Tống thảm bại đúng như lời trong bài thơ.
II. Tìm hiểu tác phẩm Nam quốc sơn hà
1. Thể loại
Nam quốc sơn hà thuộc thể loại thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Tương truyền trong giai đoạn sục sôi chiến đấu cùng giặc ngoại xâm, Lý Thường Kiệt đã sáng tác nên bài thơ này. Vào đêm khuya thanh vắng, ông đã ở trong đền thờ và cất giọng đọc bài thơ. Giọng hào hùng, hào khí chói lóa khiến quân giặc hoảng loạn. Về sau như lời bài thơ, quân và dân ta đã chiến thắng quân giặc.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Nam quốc sơn hà có phương thức biểu đạt là biểu cảm
4. Giá trị nội dung
- Văn bản thể hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
- Tuy nhiên qua từng câu chữ, ta vẫn bắt gặp những dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả. Đó là 1 niềm tự hào, tự tin, nỗi tức giận.
5. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ ngắn gọn, súc tích.
- Hình thức văn nghị luận với lập luận chặt chẽ
- Lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn, đanh thép, dõng dạc.
Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Tóm tắt Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
Tóm tắt Trưởng giả học làm sang
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.