TOP 10 mẫu Tóm tắt Chiếu dời đô hay, ngắn gọn (Kết nối tri thức 2024)

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Tóm tắt Chiếu dời đô hay, ngắn gọn (Kết nối tri thức 2024) giúp học sinh lớp 8 nắm được trọng tâm văn bản Chiếu dời đô từ đó học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

TOP 10 mẫu Tóm tắt Chiếu dời đô hay, ngắn gọn (Kết nối tri thức 2024)

Video Tóm tắt Chiếu dời đô

Tóm tắt Chiếu dời đô (mẫu 1)

Việc dời đô của Lí Công uẩn là một kì tích, kì công đối với đất nước. Sau một ngàn năm, Thăng Long - Hà Nội đã trở thành kinh đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; là trung tâm kinh tế, quốc phòng, văn hóa lớn của cả nước. Chiếu dời đô là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc của tổ tiên để lại. Ngôn từ trang trọng đúng như khẩu khí của bậc đế vương. Nó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ.

TOP 10 mẫu Tóm tắt Chiếu dời đô hay, ngắn gọn (Kết nối tri thức 2023) (ảnh 1)

Tóm tắt Chiếu dời đô (mẫu 2)

Bài chiếu không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử mà nó còn mang nhiều nét văn học trong đó. Lý Công Uẩn nổi tiếng là một nhà vua thông minh nhân ái có trí lớn và lập được nhiều chiến công hiển hách. Khi vua Lê Ngọa Triều băng hà, ông được triều thần tôn lên làm vua, xưng là Lí Thái Tổ, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Năm Canh Tuất (1010), Lí Thái Tổ viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay). Đó như thể hiện sự dân chủ và công bằng cho tất cả những người bề dưới, quyền quyết định đương nhiên thuộc về nhà vua thế nhưng ông vẫn muốn hỏi ý kiến phía dưới để thấy đồng lòng với người dân. Vì chỉ có hợp với lòng dân thì nhà vua cũng như đất nước mới trở nên vững bền được.

Tóm tắt Chiếu dời đô (mẫu 3)

Trong lịch sử Trung Quốc đã có rất nhiều triều đại quyết định dời đổi kinh đô và điều đó làm cho triều đại hưng thịnh hơn. Ở nước ta, hai nhà Đinh – Lê không chịu dời đổi đã khiến vận nước ngắn ngủi. Lí Công Uẩn rất đau lòng về việc đó, muốn dời đổi để đất nước phát triển hơn. Xét về vị trí địa lí, lịch sử, những đặc điểm thuận lợi để phát triển thì thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của để vương muôn đời.

TOP 10 mẫu Tóm tắt Chiếu dời đô hay, ngắn gọn (Kết nối tri thức 2023) (ảnh 2)

Tóm tắt Chiếu dời đô (mẫu 4)

"Chiếu dời đô" là bài chiếu lịch sử nói về sự kiện Lí Công Uẩn hỏi quân thần, nhân dân về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Xưa kia nhà Thương, nhà Chu của Trung Quốc đã có nhiều lần dời đô và điều đó làm cho các triều đại đều hưng thịnh. Ở nước ta, hai nhà Đinh- Lê theo ý mình, khinh thường mệnh trời, không chịu dời đổi nên vận nước ngắn ngủi, nhân dân lầm than. Vì vậy, Lí Công Uẩn rất đau xót về việc đó, muốn dời đô ra Đại La để đất nước hùng mạnh hơn. Xét về địa lí, lịch sử, Đại La là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Tóm tắt Chiếu dời đô (mẫu 5)

Lý Thái Tổ đã viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vương triều ở đây đã từng dời đô để làm lý lẽ cho các phần sau của bài chiếu. Những cuộc dời đô trong lịch sử đều đem lại sự hưng thịnh cho đất nước mình, việc lựa chọn dời đô là điều có lý, không có gì trái với lẽ thường cả.

Năm 1010, Lí Thái Tổ viết "Chiếu dời đô" để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La. Sau khi dời về Đại La, ông đổi tên địa điểm này thành Thăng Long, kinh đô của nước Đại Việt, chính là Hà Nội ngày nay. Chiếu dời đô của Lí Công uẩn là văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn. Chính văn bản này đã góp phần khai sinh ra kinh đô của nước ta trong quá khứ và hiện nay.

TOP 10 mẫu Tóm tắt Chiếu dời đô hay, ngắn gọn (Kết nối tri thức 2023) (ảnh 3)

Tóm tắt Chiếu dời đô (mẫu 6)

Chiếu dời đô hay Thiên đô chiếu là một đoạn văn được nhà sử học Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ XV trong sách Đại Việt sử ký toàn thư. Việc xuất hiện bài chiếu có ý nghĩa rất nhiều đối với lịch sử Hoa Lư và Thăng Long. Nó làm nên tính chất trọng đại của hành trình 1000 năm lịch sử. Đó là một áng văn của thời khắc lịch sử từ Hoa Lư đến Thăng Long – một bước ngoặt hào hùng của dân tộc Việt Nam.

“Chiếu dời đô” là một bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục bởi có sự kết hợp giữa lý và tình. lời văn tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa mệnh lệnh của vua với thần dân. Dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng để chứng tỏ triều đình nhà Lý đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc. Qua đó, có thể thấy được khát vọng mãnh liệt của tổ tiên về một nước Đại Việt độc lập, thống nhất, hùng cường và tư thế hiên ngang của một quốc gia tự chủ đang trên đà phát triển lớn mạnh.

Tóm tắt Chiếu dời đô (mẫu 7)

Các triều đại ở Trung Quốc đã nhiều lần dời đô cho nên vận nước lâu dài, nhân dân ấm no. Vậy mà hai nhà Đinh, Lê lại không dời đô nên triều đại không hưng thịnh. Lí Thái Tổ, xét thấy thành Đại La có đủ các điều kiện thuận lợi về vị thế, đặc điểm thuận lợi để làm kinh đô của các bậc đế vương muôn đời nên quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Thăng Long, Hà Nội).

Tóm tắt Chiếu dời đô (mẫu 8)

Lịch sử Trung Quốc chứng minh các triều đại vì muốn đất nước được hưng thịnh nên đã quyết định dời đô.Còn ở nước ta,nhà Đinh và nhà Lê tầm nhìn hạn hẹp,không theo ý trời - không chịu đổi dời nên vận nước ngắn hạn,nhân dân lầm than.Trước những bài học của các thế hệ đi trước đó, Lí Công Uẩn muốn dời đô để giúp đất nước hùng mạnh và phát triển hơn. Vì vậy, ông đã đưa ra ý muốn của mình và hỏi quân thần, nhân dân về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La -xét về mọi mặt,mọi phương diện địa lí, lịch sử thì Đại La là chốn tụ hội trọng điểm của đất nước. Lí Công Uẩn cho thấy việc rời đô là đúng đắn.

Bố cục Chiếu dời đô

- Phần 1: Từ “Xưa nhà Thương” đến “không thể không dời đổi”: Đưa ra những lí do, cơ sở của việc dời đô.

- Phần 2: “Huống gì” đến “muôn đời”: Những lí do chọn Đại La làm kinh đô

- Phần 3: Còn lại: Thông báo quyết định dời đô

Nội dung chính Chiếu dời đô

Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

I. Tác giả văn bản Chiếu dời đô

Tác giả tác phẩm Chiếu dời đô – Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) (ảnh 1)

- Lí Công Uẩn (974-1028) tức Lí Thái Tổ

- Quê quán: Là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Ông là người thông minh, có chí lớn, lập được nhiều chiến công

+ Dưới thời Lê ông làm chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ

+ Khi Lê Ngọa mất ông được tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên.

- Phong cách sáng tác: Sáng tác của ông chủ yếu là để ban bố mệnh lệnh, thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao có ảnh hưởng đến vận nước

II. Tìm hiểu tác phẩm Chiếu dời đô

1. Thể loại

Chiếu dời đô thuộc thể loại chiếu (văn nghị luận).

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết

Tác giả tác phẩm Chiếu dời đô – Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) (ảnh 2)

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Chiếu dời đô có phương thức biểu đạt là nghị luận

4. Tóm tắt văn bản Chiếu dời đô

Lịch sử Trung Quốc chứng minh các triều đại vì muốn đất nước được hưng thịnh nên đã quyết định dời đô. Còn ở nước ta,nhà Đinh và nhà Lê tầm nhìn hạn hẹp,không theo ý trời - không chịu đổi dời nên vận nước ngắn hạn,nhân dân lầm than.Trước những bài học của các thế hệ đi trước đó, Lí Công Uẩn muốn dời đô để giúp đất nước hùng mạnh và phát triển hơn. Vì vậy, ông đã đưa ra ý muốn của mình và hỏi quân thần, nhân dân về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La -xét về mọi mặt,mọi phương diện địa lí, lịch sử thì Đại La là chốn tụ hội trọng điểm của đất nước. Lí Công Uẩn cho thấy việc rời đô là đúng đắn.

5. Bố cục văn bản Chiếu dời đô

- Phần 1: Từ “Xưa nhà Thương” đến “không thể không dời đổi”: Đưa ra những lí do, cơ sở của việc dời đô.

- Phần 2: “Huống gì” đến “muôn đời”: Những lí do chọn Đại La làm kinh đô

- Phần 3: Còn lại: Thông báo quyết định dời đô

6. Giá trị nội dung

Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh.

7. Giá trị nghệ thuật

- Chiếu dời đô là áng văn chính luận đặc sắc viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng

- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.

- Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.

- Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.

Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Tóm tắt Nam quốc sơn hà

Tóm tắt Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng

Tóm tắt Trưởng giả học làm sang

Tóm tắt Chùm truyện cười dân gian Việt Nam

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.2 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
655 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
732 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
593 1 0
Tải xuống