Giáo án Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Ngữ văn lớp 8

 Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản  0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức)

(Hồ Chí Minh)

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, cảm nhận được tấm lòng của chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân và đất nước.

- Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản nghị luận.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Biết vận dụng bài học để viết bài văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lô gíc và tư duy hình tượng, giữa lí và tình cảm.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Năng lực nhận biết được đặc điểm của văn nghị luận: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

3. Về phẩm chất

Tự hào về truyền thống yêu nước; có lối sống giản dị, khiêm nhường và biết ơn những thế hệ đã hi sinh vì Tổ quốc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài,  thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS cả lớp tham gia trò chơi Ai nhanh tay hơn?

- GV phổ biến luật chơi: GV lần lượt chiếu hình ảnh của 10 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu khác nhau trên màn hình chiếu. HS sẽ quan sát và nêu tên của nhân vật lịch sử đó. HS nào giơ tay trả lời nhanh và chính xác nhất cho mỗi lượt chiếu sẽ được tuyên dương và cộng điểm. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hào hứng, tích cực tham gia trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS giơ tay nêu tên nhân vật lịch sử có trong các hình ảnh:

+ Hình 1: Hùng Vương (vua Hùng)            

+ Hình 2: Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị)                                    

+ Hình 3: Lý Nam Đế (Lý Bí)

+ Hình 4: Ngô Quyền

+ Hình 5: Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)

+ Hình 6: Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn)

+ Hình 7: Lê Thái Tổ (Lê Lợi)

+ Hình 8: Nguyễn Trãi

+ Hình 9: Quang Trung (Nguyễn Huệ)

+ Hình 10: Hồ Chí Minh

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, khen ngợi tinh thần tham gia trò chơi của cả lớp.  

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Những hình ảnh mà các em vừa nêu tên chính là những vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc đã có công lao rất to lớn trong cuộc chiến đấu và lao động gian khổ để giữ gìn, bảo vệ và dựng xây đất nước có được như ngày hôm nay. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài văn nghị luận về lòng yêu nước của nhân dân ta của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại mang tên Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Hồ Chí Minh và văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu tác giả dựa vào nội dung đã đọc ở nhà, trả lời câu hỏi sau:

+ Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Hồ Chí Minh.

Giáo án Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Kết nối tri thức 2023) | Giáo án Ngữ văn 8 (ảnh 1)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV gọi HS đọc văn bản: đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.

- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời:

+ Cho biết thể loại, xuất xứ của tác phẩm?

+ Văn bản bàn về vấn đề gì?

+ Nêu bố cục của văn bản.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Hồ Chí Minh (1890 – 1969) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là nhà cách mạng, lãnh tụ của Việt Nam, nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn.

- Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và cầm bút, Hồ Chí Minh để lại một di sản văn học rất phong phú, gồm văn chính luận, truyện kí, thơ ca,…

- Về văn chính luận, phải kể đến một số áng văn nổi tiếng như Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966),…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ, thể loại

- Văn bản trích trong “Báo cáo chính trị” của Chủ tịch HCM tại Đại hội lần thứ II, tháng 2/ 1951 của Đảng Lao động Việt Nam.

Thể loại: Nghị luận xã hội (chứng minh một vấn đề chính trị xã hội).

- Vấn đề nghị luận: Lòng yêu nước của nhân dân ta.

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 13 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 8 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Kết nối tri thức

Để mua Giáo án Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Hịch tướng sĩ

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 64

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 68

Giáo án Nam quốc sơn hà

Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước)

Đánh giá

0

0 đánh giá