15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 23 (có đáp án 2023): Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 23 (có đáp án 2023): Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.

Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 23 (có đáp án 2023): Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Bài tập

Câu 1. Sản xuất nông nghiệp có đặc điểm nào dưới đây khác với sản xuất công nghiệp?

A. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên.

B. Sản xuất nông nghiệp tập trung vào một thời gian nhất định.

C. Sản xuất nông nghiệp gồm nhiều ngành phức tạp, phân công tỉ mỉ.

D. Sản xuất nông nghiệp có tính chất tập trung cao độ.

Đáp án: A

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp:

- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.

- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng, vật nuôi.

- Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.

- Sản cuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

Vậy, sản xuất nông nghiệp có đặc điểm khác với sản xuất cnông nghiệp là: Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên.

Câu 2. Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, sản xuất công nghiệp được chia thành các nhóm ngành nào sau đây?

A. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ.

B. Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.

C. Công nghiệp nặng, công nghiệp khai thác.

D. Công nghiệp nhẹ, công nghiệp khai thác.

Đáp án: B

Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm ngành, đó là công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.

Câu 3. Nhân tố tác động tới việc lựa chọn vị trí các xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp là

A. thị trường.

B. tiến bộ khoa học kĩ thuật.

C. dân cư - lao động.

D. chính sách phát triển.

Đáp án: A

Thị trường tác động tới việc lựa chọn vị trí các xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp.

Câu 4. Tại sao sản xuất công nghiệp có tính chất hai giai đoạn?

A. Máy móc, công nghiệp.

B. Trình độ sản xuất.

C. Đối tượng lao động.

D. Trình độ lao động.

Đáp án: C

Tính chất hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp chủ yếu là do đối tượng lao động của ngành công nghiệp là nguyên, nhiên vật liệu.

Câu 5. Ngành công nghiệp dệt - may, da - giày thường phân bố ở những nước đang phát triển là do

A. thị trường tiêu thụ rộng lớn.

B. đòi hỏi không gian sản xuất rộng.

C. nguồn nguyên liệu dồi dào.

D. lao động dồi dào, trình độ không cao.

Đáp án: D

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là hai ngành cần nhiều lao động trong quá trình sản xuất nhưng lại không yêu cầu cao về trình độ của người lao động nên thường phân bố ở những nơi có dân số đông, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Câu 6. Các ngành công nghiệp khai khoáng thường được phân bố ở gần cảng biển, cảng sông thể hiện sự ảnh hưởng của nhân tố nào dưới đây?

A. Nguồn khoáng sản.

B. Dân cư và lao động.

C. Nguồn nước, đất đai.

D. Đầu mối giao thông.

Đáp án: D

Các ngành công nghiệp khai khoáng thường được phân bố ở gần cảng biển, cảng sông, đầu mối giao thông thể hiện sự ảnh hưởng của nhân tố các đầu mối giao thông vận tải.

Câu 7. Đặc điểm sản xuất của công nghiệp không phải là

A. gắn liền với việc sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.

B. sản xuất công nghiệp mang tính chất tập trung cao độ.

C. hai giai đoạn tiến hành tuần tự, tách xa nhau về không gian.

D. sản xuất công nghiệp ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.

Đáp án: C

Sản xuất công nghiệp bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1: tác động vào đối tượng lao động (cây trồng vật nuôi) để tạo ra nguyên liệu, giai đoạn 2: chế biến nguyên liệu để tạo ra tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng => Hai giai đoạn này diễn ra đồng thời hoặc cách xa nhau về mặt không gian => Nhận xét: Hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp luôn tiến hành tuần tự và cách xa nhau về mặt không gian là không đúng. Đây là điểm khác nhau với nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp cần tuân thủ các quy luật tự nhiên sinh học nên diễn ra tuần tự.

Câu 8. Việc phát triển công nghiệp không gây ra tác động tiêu cực nào sau đây?

A. Ô nhiễm môi trường.

B. Suy giảm tài nguyên biển.

C. Cạn kiệt tài nguyên.

D. Gia tăng lượng chất thải.

Đáp án: B

Quá trình công nghiệp hóa làm gia tăng lượng khí thải, khí cacbonic trong khí quyển dẫn đến hiệu ứng nhà kính. Nước thái từ công nghiệp làm ô nhiễm một vùng rộng lớn sông, hồ, biển, làm suy giảm sinh vật sống trong nước. Cùng với đó là gia tăng lượng chất thải, đặc biệt trong công nghiệp khai thác ảnh hưởng đến sức khỏe, cảnh quan và hệ sinh thái tự nhiên.

Suy giảm tài nguyên biển chủ yếu do hoạt động khai thác ngành thủy sản, không phải tác động của công nghiệp.

Câu 9. Các ngành công nghiệp như dệt - may, da giày, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở

A. nông thôn.

B. vùng duyên hải.

C. gần nguồn nguyên liệu.

D. thị trường tiêu thụ.

Đáp án: D

Các ngành công nghiệp như dệt - may, da giày, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở thị trường tiêu thụ và có dân số đông (đồng bằng, ven biển, đô thị,…).

Câu 10. Nhân tố nào dưới đây làm thay đổi việc khai tthác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp?

A. Dân cư và lao động.

B. Chính sách.

C. Thị trường.

D. Tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Đáp án: D

Nhân tố làm thay đổi việc khai tthác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp là sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật.

Câu 11. Đối với ngành công nghiệp cơ khí, yếu tố nào dưới đây có ý nghĩa quyết định hàng đầu?

A. Tiến bộ khoa học kỹ thuật.

B. Dân cư và lao động.

C. Tài nguyên thiên nhiên.

D. Thị trường tiêu thụ.

Đáp án: A

Đối với ngành công nghiệp cơ khí, yếu tố có ý nghĩa quyết định hàng đầu là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

Câu 12. Ngành nào sau đây không thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến?

A. Luyện kim.

B. Cơ khí.

C. Sản xuất hàng tiêu dùng.

D. Khai thác mỏ.

Đáp án: D

Khai thác mỏ thuộc nhóm ngành công nghiệp khai thác -> Không thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến.

Câu 13. Công nghiệp mũi nhọn là những ngành công nghiệp có đặc điểm nào sau đây?

A. Có hàm lượng kỹ thuật cao và mới ra đời gần đây.

B. Quyết định việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội.

C. Phát triển chủ yếu nhằm mục đích phục vụ cho xuất khẩu.

D. Tốc độ phát triển nhanh nhất trong các ngành công nghiệp.

Đáp án: B

Công nghiệp mũi nhọn là những ngành công nghiệp có vai trò quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội của đất nước.

Câu 14. Điểm khác biệt lớn nhất giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp là

A. phụ thuộc vào tự nhiên.

B. áp dụng tiến bộ khoa học.

C. các vùng chuyên môn hóa.

D. cần nhiều lao động.

Đáp án: A

Hai ngành sản xuất đều được áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và hình thành những vùng chuyên hóa cao, quy mô lớn. Một số ngành sản xuất công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động như công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp hàng tiêu dùng.

Sản xuất công nghiệp ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên hơn sản xuất nông nghiệp nên đây là đặc điểm khác biệt lớn nhất.

Câu 15. Thị trường ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất công nghiệp?

A. Cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng và nguyên liệu cho công nghiệp.

B. Lựa chọn vị trí, hướng chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp.

C. Quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp trong ngành công nghiệp.

D. Chi phối việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất của công nghiệp.

Đáp án: B

Thị trường tác động tới việc lựa chọn vị trí các xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp.

Lý thuyết

I. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP

1. Vai trò

Công ngiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân vì:

- Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn.

- Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế.

- Tạo ra sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống xã hội.

- Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo khả năng mở rộng sản xuất, thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, củng cố an ninh quốc phòng.

- Chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển của một nước.

2. Đặc điểm

a) Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn

- Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động ⟶ Nguyên liệu.

- Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu ⟶ Tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.

- Cả hai giai đoạn đều sử dụng máy móc.

b) Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ

- Đòi hỏi nhiều kĩ thuật và lao động trên một diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm.

c) Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng

- Dựa vào tính chất tác động vào đối tượng lao động: công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

- Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm: công nghiệp nặng (nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B).

+ Công nghiệp nặng (nhóm A): sản phẩm phục vụ cho sản xuất.

+ Công nghiệp nhẹ (nhóm B): sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và đời sống của con người.

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

1. Vị trí địa lí

- Tự nhiên, kinh tế, chính trị: gần biển, sông, đầu mối giao thông vận tải, đô thị... ⟶ lựa chọn các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp.

2. Nhân tố tự nhiên

Đây là nhân tố quan trọng, góp phần tạo nên thuận lợi hoặc gây khó khăn cản trở cho sự phát triển công nghiệp.

- Khoáng sản: Chi phối tới quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.

- Khí hậu và nước: vừa tác động trực tiếp vừa tác động gián tiếp.

- Đất, rừng, biển:

+ Đất: tạo mặt bằng để xây dựng xí nghiệp.

+ Rừng, biển: cung cấp nguyên liệu…

3. Nhân tố kinh tế - xã hội

- Dân cư – lao động: Trình độ lao động cho phép phát triển và phân các ngành công nghiệp phù hợp.

- Tiến bộ khoa học – kĩ thuật: Cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên, phân bố các ngành công nghiệp hợp lí; Nâng cao năng suất, chất lượng…

- Thị trường: Tác động tới hướng chuyên môn hóa sản phẩm.

- Cơ cở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: Tạo cơ sở cho sự phát triển công nghiệp.

- Đường lối chính sách: định hướng, chỉ đạo chiến lược phát triển.

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp

Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
406 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
308 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
368 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
380 7 1
Tải xuống