Lý thuyết Tia phân giác của một góc (Cánh Diều) Toán 7

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Lý thuyết Tia phân giác của một góc (Cánh Diều) Toán 7 hay, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức từ đó dễ dàng làm các bài tập Toán 7.

Lý thuyết Tia phân giác của một góc (Cánh Diều) Toán 7

A. Lý thuyết

1. Định nghĩa

Tia phân giác của một góc là tia nằm trong góc và tạo với hai cạnh của góc đó hai góc bằng nhau.

Ví dụ:

Ta thấy tia Oz nằm trong góc xOy và tia Oz tạo với cạnh Ox góc xOz, tạo với cạnh Oy góc yOz; hai góc xOz và yOz đều bằng 40°.

Vì vậy, tia Oz là tia phân giác của góc xOy.

2. Vẽ tia phân giác của một góc

Cho góc xOy. Để vẽ tia phân giác của góc xOy ta có các cách sau:

Cách 1: Vẽ tia phân giác của một góc bằng thước thẳng và compa.

Bước 1: Trên tia Ox lấy điểm A bất kì (A khác O). Vẽ một phần đường tròn tâm O bán kính OA, cắt tia Oy tại điểm B.

Bước 2: Vẽ một phần đường tròn tâm A bán kính AO.

Bước 3: Vẽ một phần đường tròn tâm B bán kính AO, cắt phần đường tròn tâm A bán kính AO tại điểm C nằm trong góc xOy.

Bước 4: Vẽ tia OC, ta được tia phân giác của góc xOy.

Cách 2: Dùng thước hai lề

Bước 1: Đặt thước hai lề sao cho một cạnh của thước trùng với một trong hai cạnh của góc xOy; dùng bút, vạch một vạch thẳng theo cạnh kia của thước.

Bước 2: Đặt thước hai lề sao cho một cạnh của thước trùng với cạnh còn lại của góc xOy; dùng bút, vạch một vạch thẳng theo cạnh kia của thước.

Bước 3: Hai nét vạch ở bước 1 và bước 2 cắt nhau tại điểm K nằm trong góc xOy. Vẽ tia OK, ta được tia này là tia phân giác của góc xOy.

B. Bài tập tự luyện

B.1 Bài tập tự luận

Bài 1. Cho góc xAm có số đo bằng 65° và tia Am là tia phân giác của xAy. Tính số đo góc xAy.

Hướng dẫn giải

 

 
 

Vì Am là tia phân giác của góc xAy nên:

Ta có xAy^=2.xAm^=2.65°=130°.

Vậy xAy^=130°.

Bài 2. Cho góc xOy có số đo bằng 110°. Tia Oz là tia phân giác của góc xOy. Tính số đo các góc xOz và yOz.

Hướng dẫn giải

 

Vì tia Oz là tia phân giác của góc xOy nên:

Ta có xOz^=yOz^=xOy^:2=110°:2=55°.

Vậy xOz^=yOz^=55°.

B.2 Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Cho HOK^=90° và tia OI sao cho tia OK là tia phân giác của góc HOI. Khi đó góc HOI là:

A. góc vuông;                                            

B. góc nhọn;                                                                  

C. góc tù;                                                                       

D. góc bẹt.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Ta có: OK là tia phân giác của góc HOI HOK^=KOI^=90°.

HOI^=HOK^+KOI^=90°+90°=180°.

Vậy góc HOI là góc bẹt.

Câu 2. Tính góc xOt, biết góc xOy và góc x'Oy' là hai góc đối đỉnh, x'Oy'^=60° và tia Ot là tia phân giác góc xOy.


A. 60°;                                                                          

B. 120°;                                                                        

C. 42°;                                                                          

D. 30°.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ta có góc xOy và góc x'Oy' là hai góc đối đỉnh xOy^=x'Oy'^=60°.

Mà Ot là tia phân giác góc xOy xOt^=yOt^=xOy^2=60°2=30°.

Vậy góc xOt^=30°.

Câu 3. Cho các thông số như hình vẽ, Ot là tia phân giác góc zOx. Tính số đo góc zOt.

A. 65°;                                                                          

B. 40°;                                                                          

C. 55°;                                                                          

D. 110°.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta có: góc yOz và góc zOx là hai góc kề bù yOz^+zOx^=180°

zOx^=180°yOz^=180°70°=110°.

Mà Ot là tia phân giác của góc zOx nên zOt^=xOt^=zOx^2=110°2=55°.

Xem thêm Lý thuyết các bài Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1. Góc ở vị trí đặc biệt

Lý thuyết Bài 3. Hai đường thẳng song song

Lý thuyết Bài 4. Định lý

Lý thuyết Bài tập ôn tập chương 4

Lý thuyết Bài 1. Thu nhập, phân loại và biểu diễn dữ liệu

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

Lý thuyết Ôn tập chương 7 (Cánh Diều) Toán 7 Giang Tiêu đề (copy ở trên xuống) - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
718 47 14
Lý thuyết Tính chất ba đường cao của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường cao của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
606 12 6
Lý thuyết Tính chất ba đường trung trực của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường trung trực của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
693 12 9
Lý thuyết Tính chất ba đường phân giác của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường phân giác của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
673 13 8
Tải xuống