Top 50 bài Giải thích Thương người như thể thương thân hay nhất

Toptailieu.vn xin giới thiệu 50 bài văn Giải thích Thương người như thể thương thân hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 7 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Giải thích Thương người như thể thương thân

Dàn ý giải thích Thương người như thể thương thân

1. Mở bài

Dẫn dắt để giới thiệu nội dung vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ.

2. Thân bài

- Giải thích:

  • “Thương người”: yêu thương, tôn trọng những người xung quanh.
  • “Thương thân”: yêu thương, quý trọng bản thân.

=> Lời nhắn nhủ: Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.

- Nguyên nhân:

  • Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi mà cần phải có sự hòa nhập cộng đồng.
  • Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống.
  • Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn.
  • Giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc, nó sẽ khiến ta thấy thanh thản hơn.
  • Đây là nét đẹp truyền thống đạo đức của dân tộc ta.

- Tinh thần “thương người như thể thương thân” được thể hiện:

  • Xem việc quan tâm giúp đỡ người khác là lẽ sống và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện, tự giác.
  • Giúp đỡ người khác bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.
  • Cần lên án, phê phán những người có lối sống ích kỷ, hẹp hòi...
  • Dẫn chứng về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong chiến tranh; phong trào từ thiện hiện nay, đặc biệt là phong trào từ thiện của học sinh... để làm sáng tỏ những điều đã giải thích.

- Liên hệ bản thân: yêu thương bạn bè, cha mẹ, thầy cô…

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ.

Video Giải thích Thương người như thể thương thân

Video Giải thích Thương người như thể thương thân

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 1

M. Go-rơ-ki đã từng khẳng định: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Hiểu được giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống, ông cha ta đã gửi gắm lời khuyên qua câu “Thương người như thể thương thân”.

Câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng bài học sâu sắc. “Thương người” có nghĩa là tình cảm quý mến, sự chia sẻ hay giúp đỡ với những người xung quanh. Còn “thương thân” có nghĩa là tự yêu thương, chăm sóc và trân trọng chính mình. Cách so sánh “thương người như thể thương thân” nhằm nhắn nhủ mỗi người rằng hãy yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương và trân trọng chính bản thân.

Chúng ta sinh ra không có ai là hoàn hảo. Mỗi người sống trong một hoàn cảnh. Có người sung sướng, đủ đầy. Cũng sẽ có người khổ cực, thiếu thốn. Sự chia sẻ, yêu thương sẽ giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Đồng thời, người biết đồng cảm, yêu thương sẽ nhận lại sự trân trọng từ những người xung quanh. Tương thân tương ái đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Từ quá khứ đến hiện tại, nhân dân ta vẫn luôn biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Trong chiến tranh, con người Việt Nam cùng đoàn kết để vượt qua khó khăn: những bà mẹ nuôi cán bộ đội, chung tay quyên góp vào hũ gạo cứu đói... Khi đất nước hòa bình phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiên tai, dịch bệnh thì tinh thần đó vẫn sáng ngời. Các doanh nghiệp đã chung tay giải cứu nông sản cho bà con nông dân. Nhiều bạn trẻ tham gia hiến máu nhân đạo để cứu giúp các bệnh nhân. Các thầy cô giáo tình nguyện lên vùng cao dạy học, đem con chữ về với học sinh miền núi…

Bên cạnh đó, nhiều người có lối sống ích kỉ, vô cảm. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, coi thường những người nghèo khổ. Đó là lối sống đáng lên án và phê phán và chúng ta cần phải tránh xa.

Tóm lại, câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” là một lời răn dạy quý giá của ông cha ta để lại. Mỗi người hãy ghi nhớ để có thể trở thành những con người sống biết yêu thương để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Giải thích câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" - Tài liệu Việt  Nam

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 2

Tình yêu thương là một điều cần thiết trong cuộc sống của con người. Bởi vậy mà ông cha ta đã gửi gắm điều đó qua câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” dù ngắn gọn nhưng rất sâu sắc.

Đầu tiên, “thương thân” có nghĩa là tự yêu thương, chăm sóc và trân trọng chính mình. Người biết yêu thương chính mình là người nhìn thấy những mặt tốt đẹp của bản thân, phát triển điều đó để hoàn thiện chính mình. Còn “thương người” có nghĩa là tình cảm quý mến, sự chia sẻ hay giúp đỡ với những người xung quanh. Cách nói so sánh “như thể” nhằm nhắn nhủ mỗi người rằng hãy yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương và trân trọng chính bản thân mình.

Mỗi người sinh ra đều có hoàn cảnh riêng có người được sống trong sung sướng, hạnh phúc; nhưng cũng có người nghèo khó, bất hạnh. Bởi vậy mà chúng ta cần phải biết yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Không chỉ vậy, khi chúng ta yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh cũng sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp từ họ. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tương thân tương ái. Nhân dân ta đã đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhiều chiến sĩ đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, cũng bởi từ một phần không nhỏ lòng yêu thương dành cho nhân dân. Ngày hôm nay, điều đó lại càng được phát huy. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên như chương trình “Cùng em đến trường”, “Trái tim cho em” , “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”...

Bên cạnh đó, một số bộ phận không nhỏ những cá nhân có lối sống vô cảm, thờ ơ. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân của bản thân. Các doanh nghiệp làm hàng giả, hàng kém chất lượng mà không nghĩ đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nhiều người lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán khẩu trang, các mặt hàng nhu yếu phẩm… Đó là những hành động đáng lên án, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, đất nước. Chúng ta cần lên án, tránh xa những hành vi đó.

Còn với học sinh như em, câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” giúp em biết chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh. Những hành động như ủng hộ các bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những người già neo đơn, đi thăm gia đình thương binh, ủng hộ đồng bào miền Trung... đều đã thể hiện được tấm lòng nhân ái.

Tóm lại, câu tục ngữ tuy ngắn gọn, nhưng đã giúp mỗi người có được bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Từ đó, chúng ta biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 3

Ca dao, tục ngữ đã gửi gắm những bài học ý nghĩa cho con người trong cuộc sống. Một trong số đó là câu “Thương người như thể thương thân” mang bài học về tình yêu thương.

Trước hết, “thương người” là tình cảm yêu mến gắn liền với hành động quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh. Tiếp đến, “thương thân” chính là tự yêu thương chính mình. Việc so sánh “thương người như thể thương thân” muốn nhắn nhủ con người hãy yêu thương những người xung quanh như yêu chính mình.

Tinh thần tương thân tương ái vốn là truyền thống quý giá của nhân dân Việt Nam từ xưa. Dân tộc ta đã đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng. Các hũ gạo cứu đói đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Điều đó cũng đã được các nhà văn khắc họa vô cùng chân thực qua các tác phẩm văn học. Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, nhân vật chính của truyện là anh cu Tràng đã cưu mang người vợ “nhặt” khi nạn đói đang hoành hành.

Đến ngày hôm nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần ấy lại càng được sáng ngời. Những món quà cứu trợ gửi đền đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng của thiên tại. Các chiến sĩ bộ đội không ngại nguy hiểm đem lương thực, thực phẩm cho người dân ở vùng lũ… Nhưng ngược lại, vẫn còn một số người có lối sống vô cảm. Họ có lối sống ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn của người khác. Thậm chí nhiều người còn vì lợi ích cá nhân mà làm hại đến người khác. Đó quả thật là lối sống đáng lên án.

Có thể khẳng định, “Thương người như thể thương thân” chính là cách sống đúng đắn. Khi biết yêu thương những người xung quanh, mỗi người sẽ nhận được những điều vô cùng quý giá.

Cảm nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân - Theki.vn

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 4

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” - đó là những lời trong bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống nhân ái. Điều đó không chỉ được thể hiện qua những lời ca, câu hát mà còn trong ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu: “Thương người như thể thương thân”.

Câu tục ngữ đã dùng cách nói so sánh để nhắn nhủ tới mỗi người bài học về tình yêu thương. Trước tiên, “thương người” là tình cảm yêu mến gắn liền với hành động quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh. Còn “thương thân” chính là tự yêu thương chính mình. So sánh “thương người như thể thương thân” muốn nhắn nhủ con người hãy yêu thương những người xung quanh như yêu chính mình.

Tinh thần tương thân tương ái là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bởi không phải bất kì ai sinh ra được sống trong hoàn cảnh sung sướng. Có rất nhiều người phải sống trong hoàn cảnh đói nghèo, khổ cực. Chính vì vậy mà mỗi người hãy biết đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh.

Điều đó đã được thể hiện trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã cùng đùm bọc, sẻ chia lẫn nhau để đánh bại hai kẻ thù là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Biết bao người con đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Điều đó không chỉ thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước. Mà còn thể hiện tình yêu thương giữa những con người có cùng chung nguồn cội. Đến ngày hôm nay, tinh thần đó vẫn còn được phát huy. Những thanh niên tình nguyện, tuy còn trẻ nhưng họ luôn sẵn sàng đưa bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn. Nhưng người nghệ sĩ giàu có tấm lòng thường xuyên đi làm từ thiện…

Bên cạnh đó, một số người lại có lối sống ích kỉ. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến những người xung quanh. Thậm chí họ có thể sẵn sàng làm hại người khác để đạt được mục ích. Những người như vậy chỉ biết yêu thương mình, mà không biết yêu thương mọi người. Để rồi cuối cùng khi nhìn lại, họ sẽ chỉ thấy cô đơn và lạnh lẽo.

Như vậy, câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” là một lời khuyên đúng đắn. Mỗi chúng ta hãy biết mở rộng tấm lòng yêu thương, để có thể cảm thấy hạnh phúc nhiều hơn.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 5

“Thương người như thể thương thân” - câu tục ngữ là lời nhắn nhủ của ông cha ta dành cho thế hệ sau bài học về tình yêu thương, một điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống.

Đầu tiên, về “thương thân” có nghĩa là tự yêu thương, chăm sóc và trân trọng chính mình. Người biết yêu thương chính mình là người nhìn thấy những mặt tốt đẹp của bản thân, phát triển điều đó để hoàn thiện chính mình. Còn “thương người” có nghĩa là tình cảm quý mến, sự chia sẻ hay giúp đỡ với những người xung quanh. Cách nói so sánh “như thể” nhằm nhắn nhủ rằng hãy yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.

Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi cả cuộc đời mà cần phải có sự hòa nhập cộng đồng. Trong cuộc sống, rất nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Bởi vậy mà mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn. Đặc biệt hơn cả, khi chúng ta giúp đỡ người khác sẽ khiến bản thân cảm thấy hạnh phúc, thanh thản. Đây cũng là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Những năm qua, dân tộc Việt Nam vẫn luôn phát huy tinh thần tương thân tương ái. Những chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam hay người khuyết tật vẫn luôn được thực hiện. Các chương trình ý nghĩa như “Trái tim cho em”, “Cặp lá yêu thương”... đã giúp đỡ được rất nhiều mảnh đời bất hạnh. Nhưng đôi khi, tinh thần đó được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, từ những hành động rất nhỏ như sự chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…). Nhưng dù là sự sẻ chia vật chất hay tinh thần cũng đều cần có sự xuất phát thật tâm từ tấm lòng của người giúp đỡ.

Đối với một học sinh như tôi, câu tục ngữ là một lời khuyên quý giá để tôi biết sống sẻ chia, yêu thương với những người xung quanh. Đồng thời, tôi cũng tránh được lối sống vô cảm, thờ ơ với cộng đồng.

Có thể thấy, nơi nào có yêu thương, nơi đó có hạnh phúc. Lời khuyên của ông cha ta đã khẳng định được bài học sâu sắc về cuộc sống. Mỗi người hãy luôn giữ được một trái tim biết yêu thương, sẻ chia.

Giải thích câu Thương người như thể thương thân (14 mẫu) - Văn 7

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 6

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu phản ánh tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ – một truyền thống quý báu của dân tộc. Một trong những số đó là câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”.

“Thương người” là yêu thương, quan tâm, đùm bọc những người xung quanh. Còn “thương thân” nghĩa là yêu thương, chăm sóc chính bản thân mình. Hai cụm từ trên liên kết với nhau bởi sự so sánh ngang bằng: “như thể”. Chúng ta thường yêu thương, động viên, chăm sóc bản thân mình khi bị ốm đau, khi gặp khó khăn hay bất lực trong cuộc sống. Vậy nên, cũng cần biết yêu thương, quan tâm tới người khác như chính với bản thân mình. Dân gian còn có nhiều câu tục ngữ hay ca dao mang nội dung tương tự để nhấn mạnh và tăng sức thuyết phục với bài học mà họ gửi gắm. Một trong số chúng là: “Lá lành đùm lá rách” hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Vậy tại sao con người phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau? Thứ nhất, là người ai cũng mong muốn cuộc sống của mình được hạnh phúc, ấm no, đầy đủ, không cực khổ, nhưng không phải ai cũng đạt được như vậy. Có những người dù đã vô cùng cố gắng nhưng họ vẫn gặp phải hết khó khăn này đến khó khăn khác, ít khi đạt được điều mà mình mong muốn. Những lúc khó khăn mệt mỏi như vậy mà nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia, giúp đỡ chân tình thì họ sẽ vơi đi bao nỗi ưu tư, phiền muộn và được tiếp thêm niềm tin và nghị lực để tiếp tục tiến về phía trước. Ngoài ra, khi ta giúp đỡ, cho đi tình yêu thương ta sẽ nhận được niềm vui, sự thanh thản cũng như cảm thấy tự hào với bản thân vì mình đã làm được những việc tốt, những điều có ích. Đó cũng là những việc làm nhân đạo để góp phần xây dựng một cuộc sống văn minh, tiến bộ và tươi đẹp, giàu tình nhân ái. Một xã hội nếu thiếu đi tình yêu thương thì sẽ lạnh lẽo.

Mỗi người hãy ý thức xây dựng tinh thần “tương thân tương ái”. Trong gia đình phải biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ. Đặc biệt là anh chị em, ta nên giúp đỡ gia đình từ những việc nhỏ nhất như nấu cơm, quét nhà đến những việc lớn hơn. Đi học về phải chào mọi người, ăn cơm phải biết mời người lớn dùng bữa trước, khi ăn xong phải rót nước cho cả nhà, lúc ông bà, cha mẹ không khỏe thì hỏi thăm, em nhỏ nghịch dại nên khuyên bảo. Sau nữa ở trường lớp, cùng là bạn bè, học chung dưới một mái trường thì nên giúp đỡ, sẻ chia với những người bạn có hoàn cảnh khó khăn để cùng chung tay xây dựng, vun đắp ước mơ đến trường của các bạn. Hay trong một lớp, bạn học giỏi thì giúp đỡ những bạn học kém hơn mình để cùng nhau vươn lên trong học tập. Chúng ta cũng nên thường xuyên tham gia các quỹ nhân đạo, ủng hộ chữ thập đỏ do nhà trường tổ chức. Ngoài ra, ở ngoài xã hội, tương thân tương ái cũng có thể rèn luyện dễ dàng. Nhà nước ta có biết bao chính sách xây dựng những mái ấm tình thương, làng trẻ em SOS để cưu mang những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ta cũng dễ dàng tìm thấy những chương trình hay quỹ từ thiện trên tivi, báo đài như vì bạn xứng đáng, lục lạc vàng, điều ước thứ bảy, trái tim cho em… tham gia những hoạt động từ thiện ấy là một cách hữu hiệu để phát huy truyền thống tương thân tương ái của cha ông.

Tóm lại, câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” đã đúc rút một bài học đúng đắn và vẫn còn giá trị to lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Mỗi chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc để xây dựng một cuộc sống tươi đẹp, văn minh. Câu tục ngữ cũng giúp ta hoàn thiện nhân cách, phát triển tâm hồn.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 7

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lý vô cùng tốt đẹp được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của con người chính là lòng nhân ái và lối sống vị tha. Từ xưa, ông cha ta đã quan tâm dạy dỗ con cháu những bài học làm người qua ca dao, tục ngữ mà câu: “Thương người như thể thương thân”.

Muốn hiểu biết thấu đáo câu tục ngữ này, ta phải hiểu ý nghĩa của vế sau “thương thân” trước rồi từ đó hiểu nghĩa của vế trước “thương người”. Khi đặt hai vế trong mối tương quan so sánh, ta sẽ thấy những nét nghĩa tương đồng, do vậy mà hiểu được ý nghĩa trọn vẹn của câu tục ngữ.

Trước hết “thương thân” là thương mình, xót xa cho mình khi lâm vào cảnh đói không cơm, rét không áo, ốm không thuốc và lúc hoạn nạn không ai giúp đỡ. Lẽ tự nhiên, ai cũng yêu thương bản thân mình hơn cả, nhưng yêu thương bản thân một cách thái quá sẽ dẫn đến những biểu hiện lệch lạc như thái độ vị kỷ (chỉ biết mình), không quan tâm đến vui buồn, sướng khổ, sống chết của bất cứ ai. Tệ hơn nữa là thói xấu ích kỷ (lợi mình, hại người) rất đáng bị lên án.

Còn “thương thân” là yêu mến, đồng cảm với mọi người sống quanh ta: là anh em, cha mẹ, xóm giềng cùng chung quê hương, đất nước. “Thương người như thể thương thân” có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm thông, thương yêu người khác như thế. Nếu ta đã từng trải qua đớn đau, bệnh hoạn, ngặt nghèo thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ngộ tương tự, chúng ta hãy thương xót, cảm thông, giúp đỡ, quan tâm đến họ như đối với chính ta vậy.

Nhưng để có được một lối sống nhân ái cao cả quả không phải là chuyện dễ dàng. Phải có một tấm lòng trong sáng, một trái tim nhân hậu và giàu đức hy sinh mà tất cả những điều ấy là kết quả của một quá trình tu tâm, dưỡng tính lâu dài. Trong cuộc đời, không ai có thể sống lẻ loi, đơn độc. Gia đình có cha con, vợ chồng, anh em... Đó là mối quan hệ máu thịt thiêng liêng sống chết có nhau. Nhận thức rõ điều ấy nên ông bà ta đã dạy dỗ con cháu từ thuở còn trứng nước bằng những lời ru êm dịu bên nôi: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, “Anh em như thể tay chân/Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần”. “Chị ngã, em nâng”, “Tay đứt ruột xót”... Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ: “Phụ tử tình thâm”, “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”... Những điều nhân nghĩa ấy như dòng sữa ngọt ngào, dần dần thấm vào máu thịt, vun đắp, bồi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta.

Rộng hơn nữa là tình đồng hương, tình giai cấp, tình dân tộc. Người miền Bắc, người miền Trung, người miền Nam, người Kinh, người Thượng... đều là dân tộc Việt Nam bởi cùng chung một bọc do mẹ Âu Cơ sinh ra (đồng bào). Lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh truyền thống đoàn kết chung sức, chung lòng đánh giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam là truyền thống vô cùng tốt đẹp.

Để có thể sống một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa, mỗi cá nhân phải hòa nhập cộng đồng, cùng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với mọi người. Tục ngữ có câu: “Không ai nắm tay suốt ngày tới tối”; hay: “Sông có khúc, người có lúc” là ý nói trong cuộc đời, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn mọi lẽ. Cho nên trước hết mình phải sống tốt với mọi người thì mọi người mới đối xử tốt lại với mình. Thực tế cho thấy nhân dân ta đã sống theo quan điểm ấy tự lâu đời. Ở đâu có người gặp hoạn nạn, thiên tai là lập tức có hàng triệu tấm lòng hướng về an ủi, động viên, giúp đỡ cả tinh thần và vật chất. Phong trào người người, nhà nhà làm việc thiện hiện nay đã lan rộng trên khắp đất nước. Từ những vị lãnh đạo, các nhà doanh nghiệp đến bộ đội, cán bộ, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên... đều sẵn sàng đóng góp để xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, nhà tình thương, những mái ấm cho trẻ mồ côi bất hạnh, những trại dưỡng lão cho người già cô đơn...

Trong những năm gần đây, chiến dịch mùa hè xanh của sinh viên các trường đại học mang kiến thức và khoa học kĩ thuật đến cho đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa đã có những kết quả tốt. Chiến dịch xóa cầu khỉ ở đồng bằng Nam Bộ tạo đà phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân. Hay chiến dịch đem lại ánh sáng cho người mù nghèo, đem lại niềm vui cho những trẻ em tật nguyền, bất hạnh... Tất cả các dẫn chứng sinh động trên đã chứng minh cho sức mạnh của tình yêu thương con người.

Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” đã đúc kết lại một trong những phẩm chất đáng quý của dân tộc Việt Nam. Đồng thời là lời khuyên chí lí đối với mọi người, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

Trong thời đại mới, trong xu thế hoà nhập với toàn cầu thì tình giai cấp, tình dân tộc đã mở rộng thành tình yêu thương nhân loại. Tin rằng trong tương lai không xa, lòng nhân ái sẽ xoá bỏ hận thù, đẩy lùi cái ác, để trái đất này mãi mãi một màu xanh hy vọng, hòa bình và hạnh phúc.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 8

Tục ngữ Việt Nam là kho kinh nghiệm ngàn đời, đúc kết từ trí tuệ người xưa. Cũng có câu tục ngữ được thốt ra từ trái tim nồng nàn của tiền nhân. Đó là câu: “Thương người như thể thương thân”.

Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế. “Thân” tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sống của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. “Thương thân” là phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. Cũng chính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỷ” và “ích kỉ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên: “Hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy”.

Sở dĩ ông bà ta có lời khuyên này vì nhiều người trong xã hội có thói ích kỉ, ích kỷ đến độ tàn nhẫn và ngu ngốc. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là những câu thành ngữ, tục ngữ miêu tả loại người ấy. Do đó, câu tục ngữ thương người như thể thương thân như một hồi chuông đánh thức lương tri, lay động tâm hồn của con người.

Thật vậy, trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình, ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỷ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi gặp khó khăn, hoạn nạn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.

“Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”

Rộng hơn tình anh em bè bạn, bà con hàng xóm, những người đã cùng chúng ta tối lửa tắt đèn có nhau, tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt sẻ bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào khác gì anh em một nhà. Vì vậy, khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này, thái độ nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù ở nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ. Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi một miếng khi đói bằng một gói khi no những khi lũ lụt, hoả hoạn. Những lúc ấy, có người đã dũng cảm quên đói, quên lạnh, cứu sống bao nhiêu mạng người để lại gương sáng cho đời sau.

Câu tục ngữ thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lý làm người. Hãy thương yêu người khác như yêu thương chính bản thân mình. Điều đó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà ta cần thực hiện tốt. Để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của ông cha, em hứa sẽ luôn giúp đỡ những người hoạn nạn trong cuộc đời.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 9

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tình cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ông bà ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.

Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. Lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người “nhân loại”, một bên là bản thân bởi cách so sánh “như thể”. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ... cho tấm thân ta. Thấm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.

Chúng ta ai cũng hiểu rằng là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi “máu chảy ruột mềm”.

Xa hơn nữa là bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta “tối lửa tắt đèn” có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc “trái gió trở trời”, những khi “cùng đường bí lối”, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để “chia ngọt sẻ bùi”. Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt làm ngơ cho đành. Lúc này thái độ “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng” là một việc mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng hằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ... Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi “một miếng khi đói bằng một gói khi no” của Đảng và Nhà nước ta đã quyên góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng cần thiết chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy đã thể hiện rất rõ tấm lòng “thương người như thể thương thân” mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lý, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

Tóm lại, câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lý làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của ông cha là chúng ta vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 10

Tình yêu thương luôn là một truyền thống quý báu và tốt đẹp của dân tộc ta. Cuộc sống sẽ vô cùng lạnh giá và cô độc nếu thiếu đi tình thương. Tình yêu thương chính là sợi dây vô hình kết nối sức mạnh tinh thần vô cùng quý giá giữa đời sống. Bởi vậy, ông cha ta từ xưa đã răn dạy con cháu bài học về tình thương qua câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

Trước hết, ta cần hiểu về ý nghĩa của câu tục ngữ. “Thương thân” ở đây chính là thương bản thân, bản thể của mình. Bản thân rất yêu thương và quý trọng chính mình, biết tự chăm sóc khi ốm đau, biết trau dồi kiến thức, biết rèn luyện sức khỏe cho bản thân, biết lo lắng, sợ hãi, xót xa khi bản thân gặp thất bại hãy nản lòng. Ở đời, ai cũng muốn bản thân mình được hoàn thiện, được tốt đẹp, được vui khỏe mỗi ngày. “Thương người” chính là lòng thương cảm đối với người khác chứ không phải là cho riêng mình nữa, dân gian đặt hai vế “thương người” và “thương thân” ở vị trí ngang bằng nhau nhằm khuyên mọi người hãy yêu thương người khác như chính bản thân mình. Bản thân mình muốn được chăm sóc, quan tâm như thế nào thì hãy quan tâm người khác như thế ấy, tức là bằng tình cảm của chính mình để mà thấu hiểu, đồng cảm với những mất mát, nỗi đau của người khác. Đó là một cái tôi không chỉ sống và hoàn thiện mình mà còn biết sống vì mọi người, sống hoà nhập và trân trọng bản thể mỗi người. Biết đặt bản thân mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu và cảm thông với họ, để yêu thương người khác như chính cách mình yêu thương bản thân.

Trong văn học, ta bắt gặp những hình ảnh đầy tính nhân văn như thế. Đó là một anh cu Tràng - truyện Vợ nhặt (Kim Lân) cưu mang người vợ “nhặt” được giữa cơn đói nghèo của nạn đói năm 1945 dù trong cảnh gia đình còn túng thiếu. Cả tác phẩm là sự ngập tràn tình yêu thương giữa con người dành cho nhau. Trong “Cuộc chia tay của những con búp bê” là tình cảm anh em thắm thiết, bền chặt, biết hi sinh và quan tâm đến nhau của Thành và Thủy trong cảnh chia đôi của ba mẹ. Trong câu chuyện Sọ Dừa, là tình thương yêu của cô em út dành cho Sọ Dừa với sự đồng cảm và chân thành sâu sắc với sự khiếm khuyết của chàng.

Bước ra đời sống, tinh thần “Thương người như thể thương thân” ấy lại càng được thể hiện muôn màu muôn sắc, rất đỗi đẹp đẽ và cao thượng. Trong chiến tranh, khi miền Nam đang trong cảnh giặc Mỹ bắn phá, thì nhân dân miền Bắc vẫn một lòng hướng về miền Nam thân yêu, kẻ góp gạo, người góp của, là hậu phương vững chắc chắn tiền tuyến. Khi đất nước hoà bình, tinh thần ấy lại càng sáng chói. Thiệt hại thiên tai gây hậu quả vô cùng to lớn cho đồng bào miền Trung. Nhân dân cả nước ủng hộ, quyên góp sẻ chia khắc phục thiệt hại. Là những người thành niên trẻ mang màu áo xanh tình nguyện đến những vùng sâu vùng xa dạy học, giúp đỡ người dân tộc nghèo khó. Là những em học sinh thân yêu gom góp những đồ dùng học tập cũ, những cuốn sách giáo khoa, tập vở được xếp sạch đẹp gửi đến ủng hộ các bạn vùng khó khăn. Là những cuộc thiện nguyện của những nhà hảo tâm đến các trại trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật trên khắp mọi nơi. Hãy đơn giản hơn, đó là vị khách đặc biệt cho chị bán hàng rong đang ngồi ngóng người mua hàng giữa cơn mưa tầm tã của thành phố. Là cái nắm tay thật chặt cùng chiếc bánh bao nóng hổi trong đêm mưa lạnh cho cậu bé ăn xin giữa đêm mưa lạnh dưới chân cầu. Là giọt nước mắt mặn chát khi nhìn hình ảnh cô giáo nghèo bị mắc bệnh ung thư, đơn thân nuôi hai đứa con nhỏ tật nguyền tội nghiệp. Là tấm lòng bao dung, cưu mang nhận nuôi em bé bị bỏ rơi giữa lòng thành phố... Và vô vàn những điều tốt đẹp, những nghĩa cử lớn lao khác nữa mà con người đã dành trọn vẹn cho nhau. Tất cả đều thật đáng trân trọng, rất đỗi đáng quý đáng yêu.

Có thể thấy, tinh thần “Thương người như thể thương thân” đang ngày càng được giữ gìn và phát huy, lan rộng khắp mọi nơi. Nó thực sự mang ý nghĩa lớn lao trong việc giúp đỡ, tạo động lực cho mỗi người. Xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp và tiến bộ trên phương diện vật chất và văn hoá đời sống con người. Tuy nhiên, đâu đó, vẫn còn những kẻ ích kỷ, hẹp hòi, chỉ quan tâm đến chính mình mà không để tâm đến người khác, thậm chí là vô cảm lạnh lùng, cười nhạo trên nỗi đau của đồng loại. Đó là những biểu hiện về thái độ và hành vi cần được lên án để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta càng cố gắng hơn nữa để phát huy tình nhân ái dành cho nhau. Cùng nhau quan tâm, giúp đỡ đến những bạn bè có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cùng giúp đỡ nhau học tập rèn luyện. Thương yêu gia đình, chăm sóc, bảo ban các em nhỏ. Tham gia các hoạt động xã hội về tình nguyện, từ thiện do nhà trường, xã hội tổ chức, viết thư thăm hỏi, động viên những bạn bè gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Phát huy tinh thần nhân ái, lá lành đùm lá rách để xây dựng một đời sống ngày một văn minh hơn xứng đáng với lời dạy của cha ông.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 11

Cùng sinh ra trong bọc trăm trứng, cùng chảy chung trong mình dòng máu đỏ, cùng trải qua những năm tháng lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc, cùng có chung một mạch nguồn văn hóa cho nên đã từ lâu con người trên dải đất hình chữ S này đã biệt yêu thương, chờ che, đùm bọc lẫn nhau. Nó trở thành nét đẹp văn hóa, truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa, truyền thống ấy đã được cha ông ta đúc kết rất nhiều trong kho tàng ca dao tục ngữ. “Thương người như thể thương thân” là một trong những bài học như thế.

“Thương người như thể thương thân” là câu nói ngắn gọn, tự nhiên nhưng chất chứa hàm ý sâu xa. “Thương người” nghĩa là biết yêu thương chăm sóc, quan tâm sẻ chia với những người xung quanh, với cộng đồng, xã hội. Còn “thương thân” là giữ gìn chăm sóc quý trọng bản thân mình. Hai vế được được trong quan hệ so sánh với nhau nhằm mục đích khuyên nhủ chúng ta rằng phải biết yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình, biết tôn trọng, đồng cảm bao dung giúp đỡ những người xung quanh khi ta có thể.

Tình yêu thương con người là tình cảm thiêng liêng tốt đẹp đậm chất nhân văn của con người Việt Nam. Cùng sinh ra trên mảnh đất hình chữ S thiêng liêng, tuy không cùng huyết thống nhưng mỗi chúng ta đều có chung một tiếng nói một dòng màu một màu da. Tất cả điều ấy đã khiến con người trở nên gắn bó để yêu thương đùm bọc chở che cho nhau. Hơn thế mỗi người sinh ra đều thuộc về một tập thể nhất định không ai có thể tồn tại đơn độc lẻ loi một mình. Chính vì vậy, khi chúng ta biết quan tâm yêu thương lẫn nhau, cùng nhau đoàn kết tiến bộ thì xã hội mới có thể phát triển lớn mạnh. Một xã hội sẽ trở nên đóng băng, cô độc và nhanh chóng tan rã nếu như không có hơi ấm của tình yêu thương Đặc biệt cuộc sống với bao bộn bề lo toan khi bình yên khi sóng gió ta luôn luôn cần đến sự quan tâm giúp đỡ của những người xung quanh. Cho nên khi ta biết cho đi tình yêu thì mới mong nhận được lại sự chia sẻ yêu thương từ người khác. Những kẻ ích kỉ vụ lợi chỉ biết sống vì mình thì mãi mãi sẽ sống cô độc và không bao giờ có được sự đồng cảm giúp đỡ khi gặp khó khăn trở ngại. Cuộc sống quanh ta còn biết bao mảnh đời bất hạnh đang cần những cánh tay yêu thương che chở từ đồng loại vì thế mỗi chúng ta luôn cần mang trong mình tấm lòng vị tha cao cả. Giúp người cũng chính là cách để giúp mình được sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn với cuộc đời bởi mỗi khi làm được việc tốt chắc chắn tâm hồn của mình sẽ thanh thản và hạnh phúc hơn.

Tình yêu thương con người, tấm lòng tương thân tương ái được thể hiện ở nhiều khía cạnh cụ thể, sinh động. Trong chiến tranh, tinh thần đồng chí đồng đội gắn bó đầy yêu thương của những người bộ đội cụ Hồ chia nhau củ sắn, bát cơm, thậm chí có thể vì nhau mà sống chết là những câu chuyện cảm động cho con cháu thế hệ ngày nay. Những phong trào nhường cơm sẻ áo, hũ gạo cứu đói ở hậu phương cũng là biểu hiện sâu sắc tinh thần tương thân tương ái của dân tộc. Đến thời đại ngày nay, truyền thống “Thương người như thể thương thân” của dân tộc vẫn được duy trì và phát huy. Gần gũi nhất là trong gia đình con cái biết yêu thương, tôn trọng, phụng dưỡng cha mẹ, anh em đoàn kết, biết đùm bọc thương yêu lẫn nhau, vợ chồng cùng nhau chia sẻ những tâm sự những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống, san sẻ gánh nặng công việc cho nhau. Tình yêu thương đôi khi xuất phát từ những điều gần gũi giản đơn mà ấm áp sâu sắc vô cùng. Hằng năm, những cuộc vận động ủng hộ vì người nghèo, ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt liên tục được phát động, những ngôi nhà tình thương làng trẻ mồ côi được quan tâm xây dựng cũng đều xuất phát từ tấm lòng nhân ái “thương người như thể thương thân” của người Việt Nam. Đặc biệt tấm lòng tương thân tương ái được giáo dục sâu rộng trong nhà trường với những bài học đạo đức về lẽ sống yêu thương dành cho thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Cùng với đó, mỗi chúng ta cũng cần phải biết lên tiếng phê phán trừng phạt đối với những kẻ vô lương tâm thờ ơ, lạnh lùng trước sự thống khổ, bất hạnh của người khác.

Tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ giúp đỡ người khác phải xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, tự nguyện. Sự cho đi không phải là sự bố thí hàm ơn và đòi hỏi được nhận lại. Của cho không bằng cách cho, hãy “thương người” theo đúng cách và đúng ý nghĩa của nó. Những hành động mang danh giúp đỡ người khác nhưng xuất phát từ lợi ích cá nhân, có sự toan tính vụ lợi thật đáng bị lên án. Ngoài ra, tấm lòng nhân ái, yêu thương giúp đỡ người khác dựa trên khả năng của bản thân, không vì người khác mà ảnh hưởng đến quyền lợi đáng có của mình.

Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” là lời nhắc nhở chân thành mà sâu sắc cho mỗi người về đạo lí tương thân tương ái yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp này sẽ mãi được lưu truyền cho hôm nay và cả mai sau.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 12

Việt Nam vốn có những truyền thống tốt đẹp Một trong số đó là tương thân tương ái được ông cha ta răn dạy qua câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

Đầu tiên, “thương người” là sự yêu thương, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh. Còn “thương thân” chính là tự yêu thương lấy chính bản thân mình. Cách nói so sánh của câu tục ngữ giống như một lời khuyên nhủ dành cho con người, cần phải biết đồng cảm, chia sẻ, kính trọng và yêu quý những người xung quanh như yêu chính mình vậy.

Lời răn dạy ấy tuy đã ra đời cách đây hàng nghìn năm nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa. Điều này là hoàn toàn đúng đắn bởi trước hết là đây là truyền thống quý báu tốt đẹp của cha ông ta đã lưu giữ hàng ngàn đời nay. Là thế hệ tiếp bước chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Không chỉ vậy, trong cuộc sống chúng ta không tránh khỏi những lúc khó khăn, vấp ngã cần sự giúp đỡ, tương trợ từ những người xung quanh. Bởi vậy, cho đi hôm nay chính là nhận lại cho mai sau. Nếu bạn biết yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh, tự bản thân sẽ cảm thấy hạnh phúc, tâm hồn sẽ trở nên thư thái, thanh thản.

Có rất nhiều cách để thể hiện tình yêu thương. Đó có thể những hành động vĩ đại thể hiện tấm lòng yêu thương rộng lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì tình yêu thương đồng bào, dân tộc mà đã không quản thân mình ra đi tìm đường cứu nước. Suốt ba mươi năm bôn ba người ngoài để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Đó cũng có thể là hành động của những người chiến sĩ dũng cảm ngã xuống giành lại tự do cho tổ quốc: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Nhưng đôi khi tình yêu thương lại thật giản dị, nhỏ bé, là lời nói con yêu mẹ, con cảm ơn ông bà; là sự giúp đỡ cha mẹ những công việc trong gia đình; là giúp đỡ những người bị nạn, những đứa trẻ bị lạc đường…

Tình yêu thương có tầm quan trọng là vậy, nhưng trong cuộc sống chúng ta vẫn bắt gặp không ít những kẻ sống vô cảm. Họ lặng lẽ đi qua những người bị thương nặng, họ dừng chân nhưng lại rút điện thoại để quay phim chụp hình, hoặc họ lượm nhặt đồ của người bị thương rồi bỏ đi trong lòng đầy đắc ý… Thậm chí có người còn còn thờ ơ với chính tương lai của mình, không trau dồi, không học tập, cứ vậy để mặc cho dòng đời xô đẩy. Những con người như vậy sẽ chỉ sống trong một thế giới lạnh lẽo không có hơi ấm tình người.

Đối với một học sinh, tấm lòng tương thân tương ái có thể xuất phát từ những điều vô cùng nhỏ bé. Những hành động như giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm và kính trọng ông bà cha mẹ thầy cô…

Mỗi người hãy ghi nhớ câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” giống như một bài học quý giá. Bởi “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” (Để gió cuốn đi, Trịnh Công Sơn).

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 13

Kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ đã để lại nhiều bài học quý giá cho thế hệ sau. Một trong số đó là câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” răn dạy con người phải có tấm lòng nhân ái.

Trước hết, cần phải hiểu “thương người” có nghĩa là yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Còn “thương thân” có nghĩa là yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quý trọng bản thân mình. Câu tục ngữ sử dụng cách nói so sánh con người hãy yêu thương mọi người xung quanh giống như yêu thương chính bản thân mình. Chúng ta cần phải có tấm lòng biết đồng cảm, chia sẻ với những người xung quanh.

Có thể khẳng định đây là một cách sống tốt đẹp. Không phải ai sinh ra cũng được sống trong một hoàn cảnh tiện nghi, sung sướng. Rất nhiều những mảnh đời bất hạnh không có được đầy đủ mà phải vất vả kiếm sống. Hơn nữa, thế giới cũng luôn tồn tại những nguy cơ, hiểm họa đe dọa như thiên tai, dịch bệnh… có thể cướp đi của cải thậm chí là mạng sống của con người. Chính vì vậy, con người cần biết chia sẻ để giúp đỡ, cùng xây dựng một xã hội phát triển hơn.

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tương thân tương ái. Trong quá khứ, chúng ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng. Các hũ gạo cứu đói đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Đến hiện tại, tinh thần đó lại càng được nêu cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”... của Đài truyền hình Việt Nam đã giúp đỡ được biết bao mảnh đời khó khăn trong xã hội… Ngay trong những ngày đầy sóng gió của năm 2020 vừa qua, khi đất nước phải đối mặt với đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Đó là những điểm phát lương thực thực phẩm miễn phí cho những người khó khăn. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình. Hình ảnh bác sĩ với những vết hằn đỏ trên mặt vì phải đeo khẩu trang liên tục ngày này qua ngày khác thật sự khiến chúng ta cảm thấy xúc động.

Là một chủ nhân tương lai của đất nước, những học sinh như tôi cần ý thức được bài học về tinh thần “Thương người như thể thương thân”. Chúng ta hãy biến tình yêu thành hành động cụ thể để giúp cho đất nước ngày càng phát triển. Đặc biệt là học sinh, sinh viên cần biết giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống. Giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ bản thân mình.

Như vậy, “Thương người như thể thương thân” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hãy biết lan tỏa yêu thương để xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 14

Tình yêu thương là một điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Bởi vậy mà ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu qua câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

Thường người là tình cảm yêu mến gắn liền với hành động quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh. Còn thương thân chính là trân trọng, yêu thương chính bản thân. Cách so sánh “thương người như thể thương thân” nhằm nhắn nhủ mỗi con người hãy biết yêu thương những người xung quanh giống như yêu chính bản thân.

Con người sinh ra đều bình đẳng. Bởi vậy mà chúng ta có quyền được mọi người xung quanh yêu thương, tôn trọng. Không chỉ vậy, tình yêu thương giữa con người sẽ luôn đem đến điều tốt đẹp cho mỗi người. Dân tộc Việt Nam có truyền thống tương thân tương ái:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hoặc là:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Những khi mất mùa mùa đói kém, con người vẫn sẵn sàng chia sẻ từng nắm gạo, củ khoai. Hay cả năm tháng chiến tranh, đồng bào không quản ngại khó khăn, nguy hiểm để nuôi bộ đội.

Ngày hôm nay, đất nước phát triển hơn. Nhưng đâu đó vẫn còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Khi đó, những mạnh thường quân sẽ lại chung tay giúp đỡ. Các chương trình ý nghĩa như “Cặp lá yêu thương”, “Trái tim cho em”, “Thắp sáng nụ cười” được phát động cũng đều đem lại đóng góp tích cực.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, vẫn còn nhiều người sống vô cảm, ích kỉ. Họ thờ ơ khi thấy người đang gặp khó khăn. Đó là những hành động cần lên án, tránh xa. Với em, tấm lòng yêu thương có thể xuất phát từ những điều vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là sự giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm và kính trọng ông bà cha mẹ, biết ơn thầy cô giáo… Em luôn nhắc nhở bản thân rằng trao đi yêu thương sẽ nhận lại yêu thương nhiều hơn.

Như vậy, câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” gửi gắm bài học vô cùng giá trị. Chúng ta hãy cùng nhau lan tỏa yêu thương để có được một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 15 

“Thương người như thể thương thân” – câu tục ngữ là lời nhắn nhủ của ông cha ta dành cho thế hệ sau bài học về tình yêu thương, một điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống.

Đầu tiên, về “thương thân” có nghĩa là tự yêu thương, chăm sóc và trân trọng chính mình. Người biết yêu thương chính mình là người nhìn thấy những mặt tốt đẹp của bản thân, phát triển điều đó để hoàn thiện chính mình. Còn “thương người” có nghĩa là tình cảm quý mến, sự chia sẻ hay giúp đỡ với những người xung quanh.

Cách nói so sánh “như thể” nhằm nhắn nhủ rằng hãy yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi cả cuộc đời mà cần phải có sự hòa nhập cộng đồng.

Trong cuộc sống, rất nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Bởi vậy mà mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn. Đặc biệt hơn cả, khi chúng ta giúp đỡ người khác sẽ khiến bản thân cảm thấy hạnh phúc, thanh thản. Đây cũng là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Những năm qua, dân tộc Việt Nam vẫn luôn phát huy tinh thần tương thân tương ái. Những chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam hay người khuyết tật vẫn luôn được thực hiện. Các chương trình ý nghĩa như “Trái tim cho em”, “Cặp lá yêu thương”… đã giúp đỡ được rất nhiều mảnh đời bất hạnh.

Nhưng đôi khi, tinh thần đó được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, từ những hành động rất nhỏ như sự chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…). Nhưng dù là sự sẻ chia vật chất hay tinh thần cũng đều cần có sự xuất phát thật tâm từ tấm lòng của người giúp đỡ.

Đối với một học sinh như tôi, câu tục ngữ là một lời khuyên quý giá để tôi biết sống sẻ chia, yêu thương với những người xung quanh. Đồng thời, tôi cũng tránh được lối sống vô cảm, thờ ơ với cộng đồng.

Có thể thấy, nơi nào có yêu thương, nơi đó có hạnh phúc. Lời khuyên của ông cha ta đã khẳng định được bài học sâu sắc về cuộc sống. Mỗi người hãy luôn giữ được một trái tim biết yêu thương, sẻ chia.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 16 

Từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ chúng ta là phải “Thương người như thể thương thân”. Như vậy với đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là lấy chữ nhân làm gốc. Và đó cũng là một trong những phẩm giá của con người Việt Nam.

Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc… lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn.

Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu bản thân đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu… thì khi gặp những người cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính với bản thân mình.

Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu, trân trọng mọi người như chính bản thân mình. Trong cuộc sống phải biết đoán kết giúp đỡ nhau, thể hiện được tình tương thân tương ái trong xã hội Việt Nam. Một cá nhân không thể sống thiếu gia đình, một gia đình không thể tách riêng khỏi xã hội, nhất là những lúc cơ nhỡ, khó khăn. Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, đầu trộm đuôi cướp là do thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội.

Mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít; mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy. Nếu hôm nay bạn giúp đỡ cho nhiều người nghèo có cơm ăn, áo mặc, có việc làm ổn định thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vi là ân nhân của họ.

Hiện nay, trên khắp cả nước có rất nhiều phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên như: quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành cho người khuyết tật… Đông thời ngày càng có nhiều các ngôi nhà tình nghĩa, các trường học được xây mới cho các em học sinh nghèo. Đó là nhưng biểu hiện rất cụ thể cho truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tình tương thân tương ái là một trong những nét đẹp nổi bật của bản sắc dân tộc ta.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 17 

Từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam luôn giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu: truyền thống yêu nước và truyền thống nhân đạo. Trong đó, tình yêu thương con người là nét đẹp của tâm hồn Việt Nam, thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có khá nhiều câu tục ngữ khuyên mỗi người phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” mang ý nghĩa tốt đẹp đó.

Vậy thế nào là “thương người”? Từ “thương” ở đây bao hàm ý nghĩa về sự mong muốn che chở, giúp đỡ để đem đến những điều tốt đẹp, xoa dịu đau khổ cho người khác. Ý nghĩa của nó thật cao cả, vì nó bao hàm trong đó tấm lòng cao thượng của con người với nhau. Tình thương giúp bỏ qua mọi khác biệt, đem lại niềm tin cho con người vào tình nhân ái. Trong cuộc sống, con người ai cũng mong mình được yên vui hạnh phúc, nên thương người như thể thương thân có thể hiểu là: mình mong mỏi điều gì thì cũng giúp người khác được như vậy.

Mình không muốn điều gì thì cũng không bao giờ khiến người khác phải hứng chịu điều đó. Đem bản thân mình ra để làm tiêu chuẩn cho tình thương yêu người khác là một cách nói giản dị mà vô cùng chuẩn xác. Và như vậy, ta thấy câu tục ngữ đề cao tình thương giữa con người với nhau, sự đùm bọc yêu thương luôn có ý nghĩa cao đẹp nhất trong cuộc sống.

Biểu hiện của “thương người như thể thương thân” là gì? Trước tiên, do thương yêu con người nên người có tấm lòng nhân ái thường biết cảm thông với nỗi đau đớn mà con người phải gánh chịu. Đó là bởi vì họ đặt mình ở vị trí người khác để hiểu những thiệt thòi mà con người phải gánh chịu. Những giọt nước mắt ta khóc vì bản thân mình là rất đáng thương cảm, mà những giọt nước mắt ta khóc vì nỗi đau của người khác thì rất đáng kính trọng.

Cũng vì cảm thông cho những bất hạnh của người khác, con người sẽ khao khát dẹp bằng bất công, đem cái thiện mà chống lại cái ác gây tổn thương cho con người. Ngoài ra, thương người còn có biểu hiện là sự trân trọng giá trị, phẩm chất của con người, nhất là khi người ấy ở trong hoàn cảnh bất hạnh. Ngày xưa, Nguyễn Đình Chiểu từng thương người tài hoa mà không gặp thời thế:

Thương ông Gia Cát tài lành

Gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha…

Ngày nay, trọng người trung thực, quý người nhân hậu… đều là xuất phát từ lòng thương yêu con người. Lòng thương người không chỉ là cảm xúc trong trái tim, nó còn là những hành động cụ thể để nâng đỡ người khác vượt lên bất hạnh, khó khăn. Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều vị mạnh thường quân luôn sẵn lòng đưa đôi tay để đỡ đần cho những hoàn cảnh đáng thương, đáng quý.

Đó là truyền thống “Lá lành đùm lá rách” tỏa sáng từ ngàn đời nay của con người Việt Nam. Truyền thống đó góp phần giúp người Việt Nam vượt lên thiên tai, địch họa, để cùng nhau dựng xây non nước này. Mỗi người chúng ta phải luôn ghi nhớ lời dạy “Thương người như thể thương thân”, đó là bởi lòng nhân ái là một tình cảm cao cả của con người, là một giá trị nhân bản quan trọng. Nói như vậy, có thể hiểu đơn giản là: nếu không có tình thương người thi thiếu đi phẩm chất căn bản nhất, khó xứng đáng được coi là người tốt.

Tình thương người còn giúp cho người và người gắn bó với nhau trong xã hội. Từ đó mà có xóm giềng, lối xóm, có cộng đồng ấm cúng, tràn đầy tình yêu thương, cội nguồn của tình quê hương xứ sở và tình đồng loại. Tóm lại, lòng thương người là gốc rễ của tất cả những gì đẹp đẽ nhất trong xã hội của chúng ta. “Thương người như thể thương thân” sẽ giúp người khổ đau tìm được hạnh phúc, người lầm lỡ có cơ hội sửa chữa sai lầm… Thật vô cùng cao đẹp và quý giá!

Bài học mà câu tục ngữ đưa ra còn ở chỗ: tình thương người phải xuất phát từ trái tim chân thành, chứ không chỉ là lời nói bề ngoài, hay sự quảng cáo cho bản thân. Nhà văn nào từng nói rằng “Chỉ có điều gì từ trái tim mới đến được với trái tim”. Nên chỉ có tình thương chân thành mới giúp được con người. Nó sẽ biến thành những việc làm hữu ích thật sự, đem lại hạnh phúc và sự che chở. Tình thương người thật sự còn có sức mạnh lan tỏa và cảm hóa. Và khi yêu thương lan tỏa, đó là lúc niềm vui và sự bình an lên ngôi, cuộc sống con người mới được yên ổn và có hạnh phúc.

Đã bao năm trôi qua, câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” chưa bao giờ mất đi giá trị của nó. Bời tình thương là nền tảng hạnh phúc của con người. Là một người trẻ, bạn hãy để tình yêu thương luôn tràn ngập tâm hồn mình. Đó cũng là một cách để bạn tìm ra niềm vui và một đời sống giàu ý nghĩa tốt đẹp.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 18 

Có ai đó đã từng nói rằng: “Tình yêu thương là con sông của sự sống trên thế gian này”. Điều đó quả thật đúng đắn khi ông cha ta cũng đã từng khuyên nhủ con cháu: “Thương người như thể thương thân”.

Câu tục ngữ trên dùng cách nói so sánh “thương người” như “thương thân” nhắc nhở chúng ta cần phải biết đồng cảm, chia sẻ, kính trọng và yêu quý những người xung quanh như yêu chính mình vậy. Đó chính là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hay

“Lá lành đùm lá rách

Lá rách ít đùm lá rách nhiều”

Tương thân tương ái là một truyền thống mà nhân dân ta luôn giữ gìn từ quá khứ đến hiện tại. Điều này đã được chứng minh trong suốt chặng dài lịch sử của dân tộc Việt Nam trong những năm kháng chiến oanh liệt. Những người đứng lên trong khốn khó, đùm bọc lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau và hi sinh vì nhau bằng tình yêu thương chân thành mà rộng hơn là lòng yêu nước. Sức mạnh của lòng yêu thương, cùng với sức mạnh của sự đoàn kết ấy không một kẻ thù nào đánh bại được.

Nơi nào không có yêu thương, đó chính là nơi lạnh lẽo nhất. Những ngày vừa qua có lẽ là những ngày không quên của đất nước khi chúng ta phải đối mặt với đại dịch Covid-19, con người Việt Nam lại bộc lộ được tinh thần tương thân tương ái vốn có. Rất nhiều những cây ATM gạo, ATM khẩu trang… miễn phí được xây dựng. Nhiều người dân tích cực tham gia giải cứu nông sản cho bà con nông dân. Các y bác sĩ đang căng mình ngày đêm cứu chữa cho những người bệnh không kể họ là người Việt Nam hay người nước ngoài.

Hay cuối năm 2020, đồng bào miền Trung phải đối mặt với những cơn lũ chồng lũ gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản. Trong hoàn cảnh đó, các chiến sĩ cán bộ, bộ đội của chúng ta đã không ngại nguy hiểm, gian khổ tiếp tế lương thực, thuốc men cho người dân. Nhiều mạnh thường quân đã ủng hộ tiền bạc, của cái để hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng của thiên tai làm lại nhà cửa, sớm trở lại cuộc sống bình thường… Những hành động đó có lẽ được xuất phát từ một tấm lòng yêu thương.

Nhưng vẫn có những người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân. Những hành vi như trốn khỏi khu cách ly, tăng giá khẩu trang, bán các trang thiết bị y tế đã qua sử dụng… không chỉ thể hiện được sự thiếu trách nhiệm với đất nước mà còn thể hiện sự vô cảm trước những khó khăn của con người. Đó quả thật là những hành vi đáng lên án.

Như vậy, đây là một câu tục ngữ đúng đắn, quan trọng đối với cuộc sống của nhân loại. Hãy luôn nhớ rằng nếu trái đất không có tình yêu thương giữa con người với con người, thì nơi đây sẽ trở thành hành tinh lạnh lẽo nhất của vũ trụ.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 19 

Tình yêu thương luôn là một truyền thống quý báu và tốt đẹp của dân tộc ta. Cuộc sống sẽ vô cùng lạnh giá và cô độc nếu thiếu đi tình thương. Tình yêu thương chính là sợi dây vô hình kết nối sức mạnh tinh thần vô cùng quý giá giữa đời sống. Bởi vậy, ông cha ta từ xưa đã răn dạy con cháu bài học về tình thương qua câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

Trước hết, ta cần hiểu về ý nghĩa của câu tục ngữ. “Thương thân” ở đây chính là thương bản thân, bản thể của mình. Bản thân rất yêu thương và quý trọng chính mình, biết tự chăm sóc khi ốm đau, biết trau dồi kiến thức, biết rèn luyện sức khỏe cho bản thân, biết lo lắng, sợ hãi, xót xa khi bản thân gặp thất bại hãy nản lòng.

Ở đời, ai cũng muốn bản thân mình được hoàn thiện, được tốt đẹp, được vui khỏe mỗi ngày. “Thương người” chính là lòng thương cảm đối với người khác chứ không phải là cho riêng mình nữa, dân gian đặt hai vế “thương người” và “thương thân” ở vị trí ngang bằng nhau nhằm khuyên mọi người hãy yêu thương người khác như chính bản thân mình.

Bản thân mình muốn được chăm sóc, quan tâm như thế nào thì hãy quan tâm người khác như thế ấy, tức là bằng tình cảm của chính mình để mà thấu hiểu, đồng cảm với những mất mát, nỗi đau của người khác. Đó là một cái tôi không chỉ sống và hoàn thiện mình mà còn biết sống vì mọi người, sống hoà nhập và trân trọng bản thể mỗi người. Biết đặt bản thân mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu và cảm thông với họ, để yêu thương người khác như chính cách mình yêu thương bản thân.

Trong văn học, ta bắt gặp những hình ảnh đầy tính nhân văn như thế. Đó là một anh cu Tràng – truyện Vợ nhặt (Kim Lân) cưu mang người vợ “nhặt” được giữa cơn đói nghèo của nạn đói năm 1945 dù trong cảnh gia đình còn túng thiếu. Cả tác phẩm là sự ngập tràn tình yêu thương giữa con người dành cho nhau.

Trong “Cuộc chia tay của những con búp bê” là tình cảm anh em thắm thiết, bền chặt, biết hi sinh và quan tâm đến nhau của Thành và Thủy trong cảnh chia đôi của ba mẹ. Trong câu chuyện Sọ Dừa, là tình thương yêu của cô em út dành cho Sọ Dừa với sự đồng cảm và chân thành sâu sắc với sự khiếm khuyết của chàng.

Bước ra đời sống, tinh thần “Thương người như thể thương thân” ấy lại càng được thể hiện muôn màu muôn sắc, rất đỗi đẹp đẽ và cao thượng. Trong chiến tranh, khi miền Nam đang trong cảnh giặc Mỹ bắn phá, thì nhân dân miền Bắc vẫn một lòng hướng về miền Nam thân yêu, kẻ góp gạo, người góp của, là hậu phương vững chắc chắn tiền tuyến. Khi đất nước hoà bình, tinh thần ấy lại càng sáng chói. Thiệt hại thiên tai gây hậu quả vô cùng to lớn cho đồng bào miền Trung.

Nhân dân cả nước ủng hộ, quyên góp sẻ chia khắc phục thiệt hại. Là những người thành niên trẻ mang màu áo xanh tình nguyện đến những vùng sâu vùng xa dạy học, giúp đỡ người dân tộc nghèo khó. Là những em học sinh thân yêu gom góp những đồ dùng học tập cũ, những cuốn sách giáo khoa, tập vở được xếp sạch đẹp gửi đến ủng hộ các bạn vùng khó khăn. Là những cuộc thiện nguyện của những nhà hảo tâm đến các trại trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật trên khắp mọi nơi.

Hay đơn giản hơn, đó là vị khách đặc biệt cho chị bán hàng rong đang ngồi ngóng người mua hàng giữa cơn mưa tầm tã của thành phố. Là cái nắm tay thật chặt cùng chiếc bánh bao nóng hổi trong đêm mưa lạnh cho cậu bé ăn xin giữa đêm mưa lạnh dưới chân cầu. Là giọt nước mắt mặn chát khi nhìn hình ảnh cô giáo nghèo bị mắc bệnh ung thư, đơn thân nuôi hai đứa con nhỏ tật nguyền tội nghiệp. Là tấm lòng bao dung, cưu mang nhận nuôi em bé bị bỏ rơi giữa lòng thành phố…

Và vô vàn những điều tốt đẹp, những nghĩa cử lớn lao khác nữa mà con người đã dành trọn vẹn cho nhau. Tất cả đều thật đáng trân trọng, rất đỗi đáng quý đáng yêu. Có thể thấy, tinh thần “Thương người như thể thương thân” đang ngày càng được giữ gìn và phát huy, lan rộng khắp mọi nơi. Nó thực sự mang ý nghĩa lớn lao trong việc giúp đỡ, tạo động lực cho mỗi người.

Xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp và tiến bộ trên phương diện vật chất và văn hoá đời sống con người. Tuy nhiên, đâu đó, vẫn còn những kẻ ích kỷ, hẹp hòi, chỉ quan tâm đến chính mình mà không để tâm đến người khác, thậm chí là vô cảm lạnh lùng, cười nhạo trên nỗi đau của đồng loại. Đó là những biểu hiện về thái độ và hành vi cần được lên án để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta càng cố gắng hơn nữa để phát huy tình nhân ái dành cho nhau. Cùng nhau quan tâm, giúp đỡ đến những bạn bè có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cùng giúp đỡ nhau học tập rèn luyện. Thương yêu gia đình, chăm sóc, bảo ban các em nhỏ.

Tham gia các hoạt động xã hội về tình nguyện, từ thiện do nhà trường, xã hội tổ chức, viết thư thăm hỏi, động viên những bạn bè gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Phát huy tinh thần nhân ái, lá lành đùm lá rách để xây dựng một đời sống ngày một văn minh hơn xứng đáng với lời dạy của cha ông.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 20 

Từ xưa tới nay, lòng nhân ái luôn là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Để nhắc nhở con cháu lưu giữ đạo lý tốt đẹp yêu thương, giúp đỡ mọi người, ông cha ta có câu “thương người như thể thương thân”.

Để hiểu rõ đạo lý sâu sắc ông cha ta gửi gắm, chúng ta cần cắt nghĩa được từng ý trong câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích. “Thương người” là sự quan tâm, chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh, nhất là những lúc họ gặp khó khăn. “Thương thân” tức là sự yêu quý, trân trọng chính bản thân mình. Từ đó có thể hiểu “thương người như thể thương thân” là yêu thương, đồng cảm và giúp đỡ những người xung quanh như yêu thương chính bản thân mình.

Từ câu tục ngữ “thương người như thể thương thân”, ông cha ta muốn nhắn nhủ tới tất cả chúng ta phải biết yêu thương, sẻ chia với mọi người, đặc biệt là trong lúc khó khăn, hoạn nạn, gặp trắc trở trong cuộc sống. Xa hơn nữa đó là sự đoàn kết, gắn bó trong nhân dân. Bởi lẽ, một cây làm chẳng nên non. Chúng ta đang sống trong một xã hội, một tập thể, một cộng đồng, ai rồi cũng sẽ có những lúc gặp khó khăn. Như thế, nếu biết yêu thương và giúp đỡ thì sẽ còn tạo nên một tinh thần đoàn kết, truyền thống quý báu của dân tộc.

Lòng nhân ái, yêu thương con người vốn đã được hun đúc và phát huy từ bao đời nay. Từ thời phong kiến, mỗi năm những nơi bị hạn hán đều được nhà vua huy động phát lương thực cứu đói. Rồi trong cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, bao nhiêu người mẹ, người chị nơi hậu phương sản xuất, mang gạo ra tiền tuyến phục vụ chiến sĩ.

Bao nhiêu thầy cô giáo trẻ tình nguyện lên miền núi, vùng sâu vùng xa để dạy chữ vì tình yêu thương đối với trẻ em thôn bản. Hàng năm, mỗi khi có bão lũ, nhân dân cả nước lại hường về đồng bào miền Trung, gửi lương thực, quần áo và cả sách vở… Đó đều là những ví dụ rõ ràng và thiết thực minh chứng cho tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta.

Trong xã hội ngày nay, có một thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận, là một nhóm người đã mắc bệnh “vô cảm”, thờ ơ khi gặp những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ. Đó là một bộ phận nhóm người cần được giáo dục lại về tư tưởng, đạo đức sao cho thấm nhuần lời răn dạy sâu sắc “thương người như thể thương thân”.

“Thương người như thể thương thân” là một đạo lý tốt đẹp, truyền thống quý báu của dân tộc ta. Câu tục ngữ nhắc nhở mỗi chúng ta hãy biết yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ mọi người xung quanh. Có như vậy, xã hội chúng ta mới ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 21 

Kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ đã để lại nhiều bài học quý giá cho thế hệ sau. Một trong số đó là câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” răn dạy con người phải có tấm lòng nhân ái.

Trước hết, cần phải hiểu “thương người” có nghĩa là yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Còn “thương thân” có nghĩa là yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quý trọng bản thân mình. Câu tục ngữ sử dụng cách nói so sánh con người hãy yêu thương mọi người xung quanh giống như yêu thương chính bản thân mình. Chúng ta cần phải có tấm lòng biết đồng cảm, chia sẻ với những người xung quanh.

Có thể khẳng định đây là một cách sống tốt đẹp. Không phải ai sinh ra cũng được sống trong một hoàn cảnh tiện nghi, sung sướng. Rất nhiều những mảnh đời bất hạnh không có được đầy đủ mà phải vất vả kiếm sống. Hơn nữa, thế giới cũng luôn tồn tại những nguy cơ, hiểm họa đe dọa như thiên tai, dịch bệnh… có thể cướp đi của cải thậm chí là mạng sống của con người. Chính vì vậy, con người cần biết chia sẻ để giúp đỡ, cùng xây dựng một xã hội phát triển hơn.

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tương thân tương ái. Trong quá khứ, chúng ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng. Các hũ gạo cứu đói đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam.

Đến hiện tại, tinh thần đó lại càng được nêu cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”… của Đài truyền hình Việt Nam đã giúp đỡ được biết bao mảnh đời khó khăn trong xã hội…

Ngay trong những ngày đầy sóng gió của năm 2020 vừa qua, khi đất nước phải đối mặt với đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Đó là những điểm phát lương thực thực phẩm miễn phí cho những người khó khăn. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo.

Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình. Hình ảnh bác sĩ với những vết hằn đỏ trên mặt vì phải đeo khẩu trang liên tục ngày này qua ngày khác thật sự khiến chúng ta cảm thấy xúc động.

Là một chủ nhân tương lai của đất nước, những học sinh như tôi cần ý thức được bài học về tinh thần “Thương người như thể thương thân”. Chúng ta hãy biến tình yêu thành hành động cụ thể để giúp cho đất nước ngày càng phát triển. Đặc biệt là học sinh, sinh viên cần biết giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống. Giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ bản thân mình. Như vậy, “Thương người như thể thương thân” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hãy biết lan tỏa yêu thương để xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 22 

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lý vô cùng tốt đẹp được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của con người chính là lòng nhân ái và lối sống vị tha. Từ xưa, ông cha ta đã quan tâm dạy dỗ con cháu những bài học làm người qua ca dao, tục ngữ mà câu: “Thương người như thể thương thân”.

Muốn hiểu biết thấu đáo câu tục ngữ này, ta phải hiểu ý nghĩa của vế sau “thương thân” trước rồi từ đó hiểu nghĩa của vế trước “thương người”. Khi đặt hai vế trong mối tương quan so sánh, ta sẽ thấy những nét nghĩa tương đồng, do vậy mà hiểu được ý nghĩa trọn vẹn của câu tục ngữ.

Trước hết “thương thân” là thương mình, xót xa cho mình khi lâm vào cảnh đói không cơm, rét không áo, ốm không thuốc và lúc hoạn nạn không ai giúp đỡ. Lẽ tự nhiên, ai cũng yêu thương bản thân mình hơn cả, nhưng yêu thương bản thân một cách thái quá sẽ dẫn đến những biểu hiện lệch lạc như thái độ vị kỷ (chỉ biết mình), không quan tâm đến vui buồn, sướng khổ, sống chết của bất cứ ai. Tệ hơn nữa là thói xấu ích kỷ (lợi mình, hại người) rất đáng bị lên án.

Còn “thương thân” là yêu mến, đồng cảm với mọi người sống quanh ta: là anh em, cha mẹ, xóm giềng cùng chung quê hương, đất nước. “Thương người như thể thương thân” có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm thông, thương yêu người khác như thế. Nếu ta đã từng trải qua đớn đau, bệnh hoạn, ngặt nghèo thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ngộ tương tự, chúng ta hãy thương xót, cảm thông, giúp đỡ, quan tâm đến họ như đối với chính ta vậy.

Nhưng để có được một lối sống nhân ái cao cả quả không phải là chuyện dễ dàng. Phải có một tấm lòng trong sáng, một trái tim nhân hậu và giàu đức hy sinh mà tất cả những điều ấy là kết quả của một quá trình tu tâm, dưỡng tính lâu dài. Trong cuộc đời, không ai có thể sống lẻ loi, đơn độc. Gia đình có cha con, vợ chồng, anh em… Đó là mối quan hệ máu thịt thiêng liêng sống chết có nhau.

Nhận thức rõ điều ấy nên ông bà ta đã dạy dỗ con cháu từ thuở còn trứng nước bằng những lời ru êm dịu bên nôi: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, “Anh em như thể tay chân/Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần”. “Chị ngã, em nâng”, “Tay đứt ruột xót”…

Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ: “Phụ tử tình thâm”, “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”… Những điều nhân nghĩa ấy như dòng sữa ngọt ngào, dần dần thấm vào máu thịt, vun đắp, bồi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta.

Rộng hơn nữa là tình đồng hương, tình giai cấp, tình dân tộc. Người miền Bắc, người miền Trung, người miền Nam, người Kinh, người Thượng… đều là dân tộc Việt Nam bởi cùng chung một bọc do mẹ Âu Cơ sinh ra (đồng bào). Lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh truyền thống đoàn kết chung sức, chung lòng đánh giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam là truyền thống vô cùng tốt đẹp.

Để có thể sống một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa, mỗi cá nhân phải hòa nhập cộng đồng, cùng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với mọi người. Tục ngữ có câu: “Không ai nắm tay suốt ngày tới tối”; hay: “Sông có khúc, người có lúc” là ý nói trong cuộc đời, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn mọi lẽ. Cho nên trước hết mình phải sống tốt với mọi người thì mọi người mới đối xử tốt lại với mình. Thực tế cho thấy nhân dân ta đã sống theo quan điểm ấy tự lâu đời. Ở đâu có người gặp hoạn nạn, thiên tai là lập tức có hàng triệu tấm lòng hướng về an ủi, động viên, giúp đỡ cả tinh thần và vật chất.

Phong trào người người, nhà nhà làm việc thiện hiện nay đã lan rộng trên khắp đất nước. Từ những vị lãnh đạo, các nhà doanh nghiệp đến bộ đội, cán bộ, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên… đều sẵn sàng đóng góp để xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, nhà tình thương, những mái ấm cho trẻ mồ côi bất hạnh, những trại dưỡng lão cho người già cô đơn…

Trong những năm gần đây, chiến dịch mùa hè xanh của sinh viên các trường đại học mang kiến thức và khoa học kĩ thuật đến cho đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa đã có những kết quả tốt. Chiến dịch xóa cầu khỉ ở đồng bằng Nam Bộ tạo đà phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân. Hay chiến dịch đem lại ánh sáng cho người mù nghèo, đem lại niềm vui cho những trẻ em tật nguyền, bất hạnh… Tất cả các dẫn chứng sinh động trên đã chứng minh cho sức mạnh của tình yêu thương con người.

Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” đã đúc kết lại một trong những phẩm chất đáng quý của dân tộc Việt Nam. Đồng thời là lời khuyên chí lí đối với mọi người, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

Trong thời đại mới, trong xu thế hoà nhập với toàn cầu thì tình giai cấp, tình dân tộc đã mở rộng thành tình yêu thương nhân loại. Tin rằng trong tương lai không xa, lòng nhân ái sẽ xoá bỏ hận thù, đẩy lùi cái ác, để trái đất này mãi mãi một màu xanh hy vọng, hòa bình và hạnh phúc.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 23 

Nhân dân Việt Nam có một tinh thần tương thân tương ái. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

Đầu tiên, “thương thân” là dành tình yêu thương, sự quan tâm, che chở cho chính bản thân mình. Còn “thương người” là dành sự yêu thương, đồng cảm cho người khác, “như thể” chỉ về một mối quan hệ ngang bằng, tương đương nhau. Việc so sánh “Thương người như thể thương thân” muốn khuyên nhủ con người hãy dành cho người khác sự yêu thương, đồng cảm giống như với chính mình. Khi họ gặp khó khăn, hãy biết quan tâm và giúp đỡ trong điều kiện mà bản thân có thể làm được.

Không có riêng câu tục ngữ trên khuyên nhủ điều này, mà còn có rất nhiều câu khác như:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hoặc:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Cũng có thể là “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” ý chỉ sự đồng cảm, coi nỗi đau của người khác cũng như chính nỗi đau của mình.

Truyền thống nhân nghĩa đã có xưa, với những hành động rất thiết thực thể hiện tinh thần “Thương người như thể thương thân”. Xưa kia thì có phong trào “hũ gạo cứu đói” do Bác Hồ phát động vào năm 1945 – sau khi nước nhà vừa mới giành được độc lập sau thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám. Nhưng nhanh chóng phải đối đầu với ba kẻ thù “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”.

Đến khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng, đang trong công cuộc đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cuộc sống của đa số mọi người đã khá giả hơn, nhưng không vì thế mà các giá trị truyền thống tốt đẹp bị mai một mà con phát huy mạnh mẽ hơn. Tuy đại đa số mọi người đã có cuộc sống ấm nó, hạnh phúc nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân.

Đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số có cuộc sống khó khăn, hay những người dân ở ven biển miền Trung thường xuyên phải chịu hậu quả nặng nề từ những trận lụt bão. Những người này luôn cần sự chung tay giúp đỡ của tất cả mọi người trên mọi miền Tổ quốc những chương trình thiết thực như “Vì người nghèo”, “Tất cả vì khúc ruột miền Trung” đã thu hút được rất nhiều tấm lòng hảo tâm ủng hộ, quyên góp của cải vật chất để giúp đỡ những cảnh ngộ éo le này.

Những hành động đó đều được xuất phát từ lòng yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ của mọi người dân Việt Nam. Bên cạnh đó vẫn còn những người giữ thái độ sống thờ ơ, vô cảm với mọi người xung quanh. Họ bộc lộ thái độ “Sống chết mặc bay” hay “Đèn nhà ai nhà nấy rạng” với những người đang gặp khó khăn, đang mong mỏi sự giúp đỡ. Đây là một cách sống đáng bị xã hội phê phán và lên án.

Như vậy, đây là câu tục ngữ được coi là chân lý của cha ông ta. Chúng ta hãy biết dành tình yêu thương, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn hoạn nạn đây cũng như là yêu thương giúp đỡ chính bản thân mình.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 24 

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu phản ánh tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ – một truyền thống quý báu của dân tộc. Một trong những số đó là câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”.

“Thương người” là yêu thương, quan tâm, đùm bọc những người xung quanh. Còn “thương thân” nghĩa là yêu thương, chăm sóc chính bản thân mình. Hai cụm từ trên liên kết với nhau bởi sự so sánh ngang bằng: “như thể”. Chúng ta thường yêu thương, động viên, chăm sóc bản thân mình khi bị ốm đau, khi gặp khó khăn hay bất lực trong cuộc sống.

Vậy nên, cũng cần biết yêu thương, quan tâm tới người khác như chính với bản thân mình. Dân gian còn có nhiều câu tục ngữ hay ca dao mang nội dung tương tự để nhấn mạnh và tăng sức thuyết phục với bài học mà họ gửi gắm. Một trong số chúng là: “Lá lành đùm lá rách” hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Vậy tại sao con người phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau? Thứ nhất, là người ai cũng mong muốn cuộc sống của mình được hạnh phúc, ấm no, đầy đủ, không cực khổ, nhưng không phải ai cũng đạt được như vậy. Có những người dù đã vô cùng cố gắng nhưng họ vẫn gặp phải hết khó khăn này đến khó khăn khác, ít khi đạt được điều mà mình mong muốn. Những lúc khó khăn mệt mỏi như vậy mà nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia, giúp đỡ chân tình thì họ sẽ vơi đi bao nỗi ưu tư, phiền muộn và được tiếp thêm niềm tin và nghị lực để tiếp tục tiến về phía trước.

Ngoài ra, khi ta giúp đỡ, cho đi tình yêu thương ta sẽ nhận được niềm vui, sự thanh thản cũng như cảm thấy tự hào với bản thân vì mình đã làm được những việc tốt, những điều có ích. Đó cũng là những việc làm nhân đạo để góp phần xây dựng một cuộc sống văn minh, tiến bộ và tươi đẹp, giàu tình nhân ái. Một xã hội nếu thiếu đi tình yêu thương thì sẽ lạnh lẽo.

Mỗi người hãy ý thức xây dựng tinh thần “tương thân tương ái”. Trong gia đình phải biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ. Đặc biệt là anh chị em, ta nên giúp đỡ gia đình từ những việc nhỏ nhất như nấu cơm, quét nhà đến những việc lớn hơn. Đi học về phải chào mọi người, ăn cơm phải biết mời người lớn dùng bữa trước, khi ăn xong phải rót nước cho cả nhà, lúc ông bà, cha mẹ không khỏe thì hỏi thăm, em nhỏ nghịch dại nên khuyên bảo.

Sau nữa ở trường lớp, cùng là bạn bè, học chung dưới một mái trường thì nên giúp đỡ, sẻ chia với những người bạn có hoàn cảnh khó khăn để cùng chung tay xây dựng, vun đắp ước mơ đến trường của các bạn. Hay trong một lớp, bạn học giỏi thì giúp đỡ những bạn học kém hơn mình để cùng nhau vươn lên trong học tập. Chúng ta cũng nên thường xuyên tham gia các quỹ nhân đạo, ủng hộ chữ thập đỏ do nhà trường tổ chức.

Ngoài ra, ở ngoài xã hội, tương thân tương ái cũng có thể rèn luyện dễ dàng. Nhà nước ta có biết bao chính sách xây dựng những mái ấm tình thương, làng trẻ em SOS để cưu mang những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ta cũng dễ dàng tìm thấy những chương trình hay quỹ từ thiện trên tivi, báo đài như vì bạn xứng đáng, lục lạc vàng, điều ước thứ bảy, trái tim cho em… tham gia những hoạt động từ thiện ấy là một cách hữu hiệu để phát huy truyền thống tương thân tương ái của cha ông.

Tóm lại, câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” đã đúc rút một bài học đúng đắn và vẫn còn giá trị to lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Mỗi chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc để xây dựng một cuộc sống tươi đẹp, văn minh. Câu tục ngữ cũng giúp ta hoàn thiện nhân cách, phát triển tâm hồn.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 25 

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” – đó là những lời trong bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống nhân ái. Điều đó không chỉ được thể hiện qua những lời ca, câu hát mà còn trong ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu: “Thương người như thể thương thân”.

Câu tục ngữ đã dùng cách nói so sánh để nhắn nhủ tới mỗi người bài học về tình yêu thương. Trước tiên, “thương người” là tình cảm yêu mến gắn liền với hành động quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh. Còn “thương thân” chính là tự yêu thương chính mình. So sánh “thương người như thể thương thân” muốn nhắn nhủ con người hãy yêu thương những người xung quanh như yêu chính mình.

Tinh thần tương thân tương ái là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bởi không phải bất kì ai sinh ra được sống trong hoàn cảnh sung sướng. Có rất nhiều người phải sống trong hoàn cảnh đói nghèo, khổ cực. Chính vì vậy mà mỗi người hãy biết đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh.

Điều đó đã được thể hiện trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã cùng đùm bọc, sẻ chia lẫn nhau để đánh bại hai kẻ thù là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Biết bao người con đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Điều đó không chỉ thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước. Mà còn thể hiện tình yêu thương giữa những con người có cùng chung nguồn cội.

Đến ngày hôm nay, tinh thần đó vẫn còn được phát huy. Những thanh niên tình nguyện, tuy còn trẻ nhưng họ luôn sẵn sàng đưa bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn. Nhưng người nghệ sĩ giàu có tấm lòng thường xuyên đi làm từ thiện…

Bên cạnh đó, một số người lại có lối sống ích kỉ. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến những người xung quanh. Thậm chí họ có thể sẵn sàng làm hại người khác để đạt được mục ích. Những người như vậy chỉ biết yêu thương mình, mà không biết yêu thương mọi người. Để rồi cuối cùng khi nhìn lại, họ sẽ chỉ thấy cô đơn và lạnh lẽo.

Như vậy, câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” là một lời khuyên đúng đắn. Mỗi chúng ta hãy biết mở rộng tấm lòng yêu thương, để có thể cảm thấy hạnh phúc nhiều hơn.

Giải thích Thương người như thể thương thân - Mẫu 26 

Lòng nhân ái và lối sống vị tha là những chuẩn mực đạo đức được dùng để đánh giá phẩm chất của con người. Từ ngàn năm nay ông cha ta vẫn luôn dạy dỗ con cháu những bài học làm người mà tới hiện tại vẫn còn lưu truyền dưới dạng là ca dao tục ngữ. Đó là cả kho tàng lớn lao chứa đựng nhiều bài học quí hơn vàng. Trong đó có câu “Thương người như thể thương thân” nói về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân ta.

Đầu tiên “thương thân” là ta tự biết cách yêu thương, chăm sóc, quan tâm bản thân mình. Tự quý trọng và gìn giữ thân thể và tinh thần. Biết rèn giũa bản thân ngày càng tốt hơn và hoàn thiện về nhiều mặt. Còn “thương người” chính là yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh chúng ta. Đó là sự thấu hiểu, sẻ chia. Hai cụm từ có sự liên kết do so sánh ngang bằng “như thể”. Chúng ta thường tự biết yêu thương bản thân, tự động viên, an ủi khi chán nản thất vọng.

Vậy nên, cũng cần biết yêu thương, quan tâm tới người khác như chính với bản thân mình. Cũng chính vì vậy trong kho tàng ca dao tục ngữ không ít câu về lòng bác ái, tương trợ lẫn nhau như “Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống như chung một giàn”, “Anh em như thể chân tay”… Và còn ti tỉ hàng nghìn câu nói khác. Nhưng đều cùng là mục đích là yêu thương, chăm sóc thông cảm, sẻ chia, quan tâm buồn vui với người khác như đối với chính bản thân mình.

Không ai có thể sống cô độc, lẻ loi, tự cung tự cấp cho bản thân mình mà không hợp thành một tập thể hay một cộng đồng. Có rất nhiều cách để thể hiện tình yêu thương. Có thể lớn lao như cách mà Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước, các anh hùng đã từng hy sinh vì chiến đấu bảo vệ dân tộc tổ quốc hay sự hỗ trợ của đồng bào đối với nhân dân miền Trung gặp lũ lụt. Nhưng cũng lại thật đơn giản như cách mà ta giúp đỡ cha mẹ, trò chuyện cùng ông bà, quan tâm chia sẻ buồn vui cùng bạn bè. Đôi khi sự yêu thương ấy chỉ gói gọn trong vài từ ngữ, hành động nhỏ.

Do đâu mà ông bà ta mong muốn tinh thần yêu thương, đoàn kết được phát huy? Chính là trong xã hội này đủ loại người. Không khó để thấy rằng một số người ích kỷ chỉ biết đến bản thân của họ. Họ đặt bản thân lên hàng đầu, là sự ưu tiên. Điều đó đúng không hề sai nhưng cách suy nghĩ và cách làm của học đã sai hoàn toàn.

Họ yêu bản thân tới mức ích kỷ một cách ngu ngốc và tàn nhẫn. Chăm chăm vào quyền lợi cá nhân mà vô tình làm bao nhiêu người khốn khổ lao đao. Những kẻ ích kỷ vụ lợi chỉ có thể sống cô độc một mình, và không bao giờ có được sự đồng cảm từ người khác. Do đó “Thương người như thể thương thân” là một hồi chuông cảnh tỉnh bản ngã sai lầm, thức tỉnh lương tri của con người.

Trong quá khứ chúng ta đã rất nhiều lần đoàn kết để chống giặc. Cũng như tương thân tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Phải kể đến đó chính là nạn đói năm 1945 vị chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “một nắm khi đói bằng một gói khi no” và được nhân dân hưởng ứng một cách nhanh chóng và nhiệt liệt bằng cách gửi các hũ gạo đến các vùng có “giặc đói”.

Đến tận ngày nay tinh thần đó vẫn được phát huy theo nhiều qui mô đa dạng nhất là trên các chương trình truyền hình hay các nhà hảo tâm tự phát. Và việc mà được chứng kiến rõ nhất là trong năm vừa rồi đạn dịch Covid 19 bùng phát mạnh mẽ và tinh thần đoàn kết ấy càng thêm phát huy. Dù là người trong nước hay xuất ngoại đều mang một tinh thần tương thân tương ái. Và những y bác sĩ người đã xông lên tuyến đầu chống dịch, họ không ngại khó khăn gian khổ, nguy cơ nhiễm bệnh… Đó chính là “thương người như thể thương thân”.

Tình yêu thương là tình cảm thiêng liêng tốt đẹp nhất của con người. Nó mang đậm chất nhân văn và truyền thống của những con người Việt Nam sinh ra và lớn lên trong mảnh đất hình chữ S. Cùng một dòng máu đỏ da vàng đã mang chúng ta trở nên gắn bó và yêu thương lẫn nhau. Giúp người cũng chính là cách để bản thân mình sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn bởi ở trong tâm hồn của mỗi người đều cảm thấy thanh thản và hạnh phúc khi làm việc tốt.

Tình yêu thương, sự chia sẻ giúp đỡ người khác phải xuất phát từ tấm lòng bác ái, chân thành, vị tha và tự nguyện. Cho đi nhưng không phải bố thí, hàm ơn hay đòi hỏi được nhận lại. Của cho không bằng cách cho. “Thương người” đúng cách và đúng như ý nghĩa ban đầu của nó đừng biến nó thành một cái danh nghĩa.

Đừng để sự cho đi của bản thân trở thành một vụ lợi đầy toan tính. Không chỉ thế, hãy yêu thương theo cách của bản thân mình đừng biến nó thành một bảng xếp hạng “các nhà hảo tâm”. Dựa trên khả năng của bản thân để thể hiện lòng nhân ái cũng không vì người khác mà ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân.

Như vậy “Thương người như thể thương thân” đã đúc kết ra một bài học đúng đắn về lối sống của mỗi con người chúng ta. Tinh thần đoàn kết và tấm lòng nhân ái vẫn còn giá trị to lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Câu tục ngữ đã giúp chúng ta phát triển nhân cách và tâm hồn. Không chỉ vậy mà nó đã trở thành truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta cần được phát huy, gìn giữ và lưu truyền.

 

Tài liệu có 46 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.2 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
659 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
742 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
598 1 0
Tải xuống