10 câu Trắc nghiệm Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được (Kết nối tri thức) có đáp án
Nguyễn Trang
10 câu Trắc nghiệm Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10
Câu 1: Vật nào sau đây được coi là chất điểm?
A. Một xe máy đi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội.
B. Một xe ô tô khách loại 45 chỗ ngồi chuyển động từ giữa sân trường ra cổng trường.
C. Một bạn học sinh đi từ nhà ra cổng.
D. Một bạn học sinh đi từ cuối lớp lên bục giảng.
Đáp án đúng là A.
A - đúng vì trường hợp này kích thước của xe máy rất nhỏ so với độ dài của quãng đường.
B - sai vì kích thước của ô tô khách đáng kể so với độ dài quãng đường của nó.
C - sai vì kích thước của bạn học sinh đáng kể so với quãng đường bạn học sinh di chuyển.
D - sai vì kích thước của bạn học sinh đáng kể so với quãng đường bạn học sinh di chuyển.
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật là chất điểm?
A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.
D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
Đáp án đúng là D.
Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục có kích thước đáng kể so với quỹ đạo chuyển động nên không được coi là một chất điểm.
Câu 3: ‘‘Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10 km”. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì?
A. Vật làm mốc.
B. Mốc thời gian.
C. Thước đo và đồng hồ.
D. Chiều dương trên đường đi.
Đáp án đúng là D.
D - chưa biết xe cách Hải Dương 10 km về hướng nào.
Câu 4: Hệ quy chiếu bao gồm các yếu tố nào sau đây?
A. Hệ tọa độ kết hợp với mốc thời gian và đồng hồ đo thời gian.
B. Hệ tọa độ, đồng hồ đo.
C. Hệ tọa độ, thước đo.
D. Mốc thời gian và đồng hồ.
Đáp án đúng là A.
Hệ tọa độ kết hợp với mốc thời gian và đồng hồ đo thời gian được gọi là hệ quy chiếu.
Câu 6: Độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động
A. bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều.
B. luôn luôn bằng nhau trong mọi trường hợp.
C. quãng đường chính là độ lớn của độ dịch chuyển.
D. khi vật chuyển động thẳng.
Đáp án đúng là A.
A - đúng.
B, C, D - sai.
Câu 7: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A là nhà, B là siêu thị và C là trạm xăng. Cho AB = 300 m, BC = 200 m. Một người xuất phát từ nhà qua siêu thị đến trạm xăng rồi quay lại siêu thị và dừng lại ở đây. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả quá trình chuyển động?
A. s = 500 m và d = 200 m.
B. s = 700 m và d = 300 m.
C. s = 300 m và d = 200 m.
D. s = 200 m và d = 300 m.
Đáp án đúng là B.
Vận dụng khái niệm quãng đường và độ dịch chuyển ta có:
Quãng đường đi được là s = 300 + 200 + 200 = 700 m.
Độ lớn độ dịch chuyển là d = 300 m.
Câu 8: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu?
A. s = 500 m và d = 500 m.
B. s = 200 m và d = 200 m.
C. s = 500 m và d = 200 m.
D. s = 200 m và d = 300 m.
Đáp án đúng là A.
Quãng đường đi được là s = AB + BC = 200 + 300 = 500 (m).
Độ lớn độ dịch chuyển là d = AB + BC = 200 + 300 = 500 (m).
Câu 9: Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 4 km rồi quay sang hướng đông 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp của ô tô.
A. s = 13 km, d = 5 km.
B. s = 13 km, d = 13 km.
C. s = 13 km, d = 3 km.
D. s = 13 km, d = 9 km.
Đáp án đúng là A
Quãng đường đi được s = AB + BC + CD = 6 + 4 + 3 = 13 km.
Ta có:
BH = CD = 3 km; HD = BC = 4 km;
AH = AB - BH = 6 - 3 = 3 km
Độ lớn của độ dịch chuyển tổng hợp: d=DA=√AH2+DH2=√32+42=5(km)d=DA=AH2+DH2=32+42=5(km) .
Câu 10: Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy hướng từ Bắc đến Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đên bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50 m. Xác định độ lớn độ dịch chuyển của người đó.
A. 50 m.
B. 50√2502m.
C. 100 m.
D. không đủ dữ kiện để tính.
Đáp án đúng là B.
Bề rộng bờ sông là OA = 50 m.
Điểm dự định đến là A.
Thực tế do nước sông chảy mạnh nên bị đẩy xuống điểm C. Ta có AC = 50 m.
Độ lớn độ dịch chuyển là d=OC=√OA2+AC2=√502+502=50√2(m)
20 câu Trắc Nghiệm Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo có đáp án
Nguyễn Trang
20 câu Trắc nghiệm Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10
Câu 1: Đơn vị nào sau đây thuộc hệ SI?
• A. kilogam (kg).
• B. giây (s).
• C. mét (m)
• D. Cả A, B và C.
Đáp án đúng là : D
Câu 2: Để đo lực kéo về cực đại của một lò xo dao động với biên độ A ta chỉ cần dùng dụng cụ đo là:
• A. Thước mét
• B. Lực kế
• C. Đồng hồ
• D. Cân
Đáp án đúng là B
Câu 3: Để khắc phục sai số ngẫu nhiên, ta thường làm gì?
• A. Xem lại thao tác đo
• B. Tiến hành thí nghiệm nhiều lần và tính sai số
• C. Khởi động lại thiết bị thí nghiệm
• D. Cả 3 phương án trên đều đúng
Đáp án đúng là : B
Câu 4: Chọn câu đúng. Phép đo trực tiếp là:
• A. phép đo mà giá trị của đại lượng cần đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo.
• B. phép so sánh đại lượng vật lí cần đo với đại lượng cùng loại trực tiếp thông qua dụng cụ đo.
• C. phép đo mà giá trị của đại lượng cần đo được xác định thông qua các đại lượng đo trực tiếp.
• D. cả A và B.
Đáp án đúng là D
Câu 5: Cách ghi kết quả đo của một đại lượng vật lí
• A. x=x¯±Δx
• B. x=x1+x2+...+x3n
• C. x=Δxx
• D. x=Δx.x¯
Đáp án đúng là A
Câu 6: Kết quả của phép đo là v=3,41±0,12(m/s). Sai số tỉ đối của phép đo là
• A. 3,51%
• B. 3,52%
• C. 3,53%
• D. 3,54%
Đáp án đúng là B
Câu 7: Trong hệ SI đơn vị đo thời gian là?
• A. giây (s).
• B. giờ (h).
• C. phút (min ).
• D. một trong ba đơn vị giây (s),giờ (h), hoặc phút (min ).
Đáp án đúng là: A
Câu 8: Để xác định tốc độ trung bình của một người đi xe đạp chuyển động trên đoạn đường từ A đến B, ta cần dùng dụng cụ đo là:
• A. chỉ cần đồng hồ
• B. chỉ cần thước
• C. Đồng hồ và thước mét
• D. Tốc kế
Đáp án đúng là: C
Câu 9: Sai số hệ thống là
• A. kết quả của những thay đổi trong các lần đo do các điều kiện thay đổi ngẫu nhiên (thời tiết, độ ẩm, thiết bị, …) gây ra.
• B. sai số do con người tính toán sai.
• C. sai số có giá trị không đổi trong các lần đo, được tiến hành bằng cùng dụng cụ và phương pháp đo.
• D. tỉ số tính ra phần trăm của sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
Đáp án đúng là: C
Câu 10: Chọn đáp án đúng
• A. Sai số hệ thống là sai số có tính qui luật và được lặp lại ở tất cả các lần đo làm cho giá trị đo tăng hoặc giảm một lượng nhất định só với giá trị thực.
• B. Sai số ngẫu nhiên là sai số xuất phát từ sai sót, phản xạ của người làm thí nghiệm hoặc từ những yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài, thường có nguyên nhân không rõ ràng và dẫn đến sự phân tán của các kết quả đo xung quanh một giá trị trung bình.
• C. Sai số hệ thống thường xuất phát từ dụng cụ đo, ngoài ra sai số hệ thống còn xuất phát từ độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo.
• D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Câu 11: Để xác định thời gian đi của bạn A trong quang đường 100m, người ta sử dụng đồng hồ bấm giây, ta có bảng số liệu dưới đây:
Lần đo 1 2 3
Thời gian 35,20 36,15 35,75
Coi tốc độ đi không đổi trong suốt quá trình chuyển động, sai số trong phép đo này là bao nhiêu?
• A. 0,30 s
• B. 0,31 s
• C. 0,32 s
• D. 0,33 s
Đáp án đúng là: D
Câu 12: Kể tên một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng mà em biết?
• A. Cường độ dòng điện có đơn vị là A.
• B. Diện tích có đơn vị đo là m2.
• C. Thể tích có đơn vị đo là m3.
• D. Cả A, B và C.
Đáp án đúng là: D
Câu 13: Sử dụng dụng cụ đo để đọc kết quả là:
• A. Phép đo trực tiếp
• B. Phép đo gián tiếp
• C. Phép đo đồ thị
• D. Phép đo thực nghiệm
Đáp án đúng là: A
Câu 14: Kết quả đúng số chữ số có nghĩa của phép tính sau: (250 - 23,1.0,3451)+0,1034-4,56
• A. 237,57159.
• B. 237.
• C. 237,5.
• D. 237,57.
Đáp án đúng là: B
Câu 15: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 0,0504. Số chữ số có nghĩa là:
• A. 1
• B. 2
• C. 4
• D. 3
Đáp án đúng là: D
Câu 16: Sai số hệ thống thường có nguyên nhân do đâu mà ra?
• A. Do dụng cụ
• B. Do người đo
• C. Do thực hiện phép đo nhiều
• D. Cả A, B đều đúng
Đáp án đúng là D
Câu 17: Chọn đáp án đúng. Thứ nguyên của một đại lượng là:
• A. quy luật nêu lên sự phụ thuộc của đơn vị đo đại lượng đó vào các đơn vị cơ bản.
• B. công thức xác định sự phụ thuộc của đơn vị một đại lượng nào đó vào các đơn vị cơ bản.
• C. là đơn vị của đại lượng ấy trong hệ SI.
• D. cả A và B đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Câu 18: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 1,02. Số chữ số có nghĩa là:
• A. 3
• B. 2
• C. 4
• D. 1
Đáp án đúng là: A
Câu 19: Có mấy cách để đo các đại lượng vật lí?
• A. 1
• B. 2
• C. 3
• D. 4
Đáp án đúng là: B
Câu 20: Chọn đáp án đúng
• A. Sai số tuyệt đối của phép đo cho biết phạm vi biến thiên của giá trị đo được và bằng tổng của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ.
• B. Sai số tương đối cho biết mức độ chính xác của phép đo, được xác định bằng tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
• C. Công thức sai số tương đối là δx=Δxx.100%
• D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
10 câu Trắc nghiệm Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10
Nguyễn Trang
Câu 1: DC hoặc dấu - là kí hiệu mô tả đại lượng nào sau đây?
A. Dòng điện xoay chiều.
B. Dòng điện một chiều.
C. Dòng điện không đổi.
D. Máy biến áp.
Đáp án đúng là: B.
Dòng điện một chiều có kí hiệu là DC hoặc dấu -.
Câu 2: AC hoặc dấu ~ là kí hiệu mô tả đại lượng nào sau đây?
A. Dòng điện xoay chiều.
B. Dòng điện một chiều.
C. Dòng điện không đổi.
D. Máy biến áp.
Đáp án đúng là: A.
Dòng điện xoay chiều có kí hiệu là AC hoặc dấu ~.
Câu 3: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
B. Khởi động luôn hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
C. Quan sát sơ bộ các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
Đáp án đúng là: A.
Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
Câu 4: Khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.
B. Tiến hành thí nghiệm không cần quan sát vì tin tưởng vào dụng cụ phòng thí nghiệm.
C. Quan sát các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm, có thể dùng dụng cụ này thay thế cho dụng cụ khác.
D. Có thể sử dụng mọi ống thủy tinh trong phòng thí nghiệm vào tất cả các thí nghiệm.
Đáp án đúng là: A.
A - Đúng vì khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý: quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.
B - sai vì: dụng cụ phòng thí nghiệm có thể bị lỗi, hoặc hỏng.
C - sai vì: mỗi dụng cụ có chức năng khác nhau.
D - sai vì: ống thủy tinh có nhiều loại, có loại chịu được nhiệt độ cao, có loại không chịu được nhiệt độ cao.
Câu 5: Những dụng cụ nào sau đây trong phòng thí nghiệm Vật lí thuộc loại dễ vỡ?
A.đèn cồn, các hóa chất, những dụng cụ bằng nhựa như ca nhựa,...
B.ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy tinh, kính....
C. lực kế, các bộ thí nghiệm như là ròng rọc, đòn bẩy....
D. đèn cồn, hóa chất, ống nghiệm…
Đáp án đúng là: B.
A - sai vì đây là các dụng cụ, hóa chất dễ cháy.
B - đúng vì đây là các dụng cụ dễ vỡ.
C - sai vì đây là các dụng cụ dễ hỏng.
D - sai vì đây là các dụng cụ hóa chất dễ cháy và dễ vỡ.
Câu 6: Thao tác nào dưới đây có thể gây mất an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí?
A. Chiếu trực tiếp tia laze vào mắt để kiểm tra độ sáng.
B. Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun.
C. Không cầm vào phích điện mà cầm vào dây điện khi rút phích điện khỏi ổ cắm.
D. Tất cả các phương án trên.
Đáp án đúng là: D.
A- có hại cho mắt.
B- có thể gây bỏng.
C- có thể bị điện giật.
D- đúng.
Câu 7: Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì ?
A. Ampe kế có thể bị chập cháy.
B. Không có vấn đề gì xảy ra.
C. Kết quả thí nghiệm không chính xác.
D. Không hiện kết quả đo.
Đáp án đúng là: A.
Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì ampe kế có thể bị chập cháy.
Câu 8: Những hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phòng thí nghiệm?
A. Để các kẹp điện gần nhau.
B. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.
C. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
D. Không có hành động nào đúng trong ba hành động trên.
A- sai vì dễ xảy ra cháy nổ.
B- sai vì dễ xảy ra cháy nổ.
C- sai vì dễ bị bỏng.
D- đúng.
Câu 9: Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần xử lí theo cách nào sau đây?
A. Bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn…
B. Sử dụng nước để dập đám cháy nơi có các thiết bị điện.
C. Sử dụng bình để dập đám cháy quần áo trên người.
D. Không cần ngắt hệ thống điện, phải dập đám cháy trước.
Đáp án đúng là: A.
Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn…
Câu 10: Kí hiệu cảnh báo khu vực nguy hiểm có đặc điểm nào sau đây?
A. Hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.
B. Hình tam giác đều, viền đen hoặc viền đỏ, nền vàng.
C. Hình chữ nhật nền xanh hoặc đỏ.
D. Hình tròn, viền đỏ, nền trắng.
Đáp án đúng là: B.
A- sai vì đây là kí hiệu cảnh báo nguy hiểm do hóa chất gây ra.
B- đúng vì đây là kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiểm.
C- sai vì đây là kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện.
D- sai vì đây là kí hiệu cảnh báo cấm.
20 câu Trắc nghiệm Làm quen với Vật lí (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10
Nguyễn Trang
Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Làm quen với Vật lí
Câu 1. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lĩnh vực Vật Lí?
A. Dòng điện không đổi.
B. Hiện tượng quang hợp.
C. Sự phát triển và sinh trưởng của các loài trong thế giới tự nhiên.
D. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.
Đáp án đúng là: A
A - đối tượng liên quan tới điện học thuộc lĩnh vực Vật lí.
B - đối tượng liên quan tới thu nhận và chuyển hóa ánh sáng Mặt Trời ở thực vật thuộc lĩnh vực Sinh học.
C - đối tượng liên quan tới sự phát triển và sinh trưởng của các loài trong thế giới tự nhiên thuộc lĩnh vực Sinh học.
D - đối tượng liên quan tới sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất thuộc lĩnh vực Hóa học.
Câu 2. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực Vật Lí?
A. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên.
B. Các chất và sự biến đổi các chất, các phương trình phản ứng của các chất trong tự nhiên.
C. Trái Đất.
D. Vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao…).
Đáp án đúng là: B
A - là đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực Vật lí.
B - là đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực Hóa học.
C - là đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học Trái Đất.
D - là đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học Thiên văn.
Câu 3. Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
B. Các quả tạ nặng khác nhau rơi đồng thời từ tầng cao của tòa tháp nghiêng ở thành phố Pi-da (Italia) nhận thấy chúng rơi đến mặt đất gần như cùng một lúc.
C. Một cái lông chim và một hòn bi chì rơi nhanh như nhau khi được thả rơi cùng lúc trong một ống thủy tinh đã hút hết không khí.
D. Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại.
Đáp án đúng là: A
A - chỉ dựa vào quan sát và suy luận chủ quan
B - có quan sát và có thực nghiệm, nhưng thí nghiệm thuộc loại gần đúng.
C - thí nghiệm thực nghiệm.
D - thuộc thí nghiệm kiểm chứng tìm hiểu về thế giới vi mô.
Câu 4: Các lĩnh vực Vật lí mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?
A. Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, âm học.
B. Cơ học, điện học, quang học, lịch sử.
C. Cơ học, điện học, văn học, nhiệt động lực học.
D. Cơ học, điện học, nhiệt học, địa lí.
Đáp án đúng là: A
Các lĩnh vực Vật lí mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở là Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, âm học.
Câu 5: Thiết bị nào sau đây không có ứng dụng các kiến thức về nhiệt?
A. Đồng hồ đo nhiệt.
B. Nhiệt kế điện tử.
C. Máy đo nhiệt độ tiếp xúc.
D. Kính lúp.
Đáp án đúng là: D
Kính lúp là thiết bị bổ trợ cho mắt trong việc nhìn các vật nhỏ và không có ứng dụng kiến thức về nhiệt.
Câu 6: Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực nào của Vật lí?
A. Vật lí nguyên tử và hạt nhân.
B. Quang học.
C. Âm học.
D. Điện học.
Đáp án đúng là: A
Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lí nguyên tử và hạt nhân của Vật lí.
Câu 7: Nhờ việc khám phá ra hiện tượng nào sau đây của nhà vật lí Faraday mà sau đó các máy phát điện ra đời, mở đầu cho kỉ nguyên sử dụng điện năng của nhân loại?
A. Hiện tượng hóa hơi.
B. Hiện tượng biến dạng cơ của vật rắn.
C. Sự nở vì nhiệt của vật rắn.
D. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
Đáp án đúng là: D
Việc khám phá ra hiện tượng cảm ứng điện từ của nhà Vật lí Faraday đã mở đầu cho kỉ nguyên sử dụng điện năng của nhân loại và là một trong những cơ sở cho sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai vào cuối thế kỉ XIX.
Câu 8: Nêu các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong Vật lí?
A. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
B. Phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, phương pháp quan sát và suy luận.
C. Phương pháp thực nghiệm, phương pháp quan sát và suy luận.
D. Phương pháp mô hình, phương pháp quan sát và suy luận.
Đáp án đúng là: A
Phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong Vật lí là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
Câu 9: Các loại mô hình nào sau đây là các mô hình thường dùng trong trường phổ thông?
A. Mô hình vật chất.
B. Mô hình lí thuyết.
C. Mô hình toán học.
D. Cả ba mô hình trên.
Đáp án đúng là: D
Các loại mô hình thường dùng trong trường phổ thông là:
Mô hình vật chất: mô hình thu nhỏ Trái Đất,…
Mô hình lí thuyết: coi chuyển động của vật là chất điểm, mô hình tia sáng,…
Mô hình toán học: các công thức, phương trình, đồ thị, kí hiệu,…
Câu 10: Phương pháp thực nghiệm có các bước thực hiện nào sau đây?
A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu. Quan sát, thu thập thông tin. Đưa ra dự doánd. Thí nghiệm kiểm tra dự đoán. Kết luận
B. Xác định đối tượng cần được mô hình hóa. Xây dựng mô hình giả thuyết. Kiểm tra sự phù hợp của các mô hình. Điều chỉnh lại mô hình nếu cần. Kết luận.
C. Quan sát. Lập luận. Kết luận.
D. Không có đáp án nào trong các đáp án trên.
Đáp án đúng là: A
A - phương pháp thực nghiệm.
B - phương pháp mô hình.
C - phương pháp quan sát, suy luận.
D - sai.