Lý thuyết Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 16: Tin học với nghề nghiệp

227

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 16: Tin học với nghề nghiệp. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 16: Tin học với nghề nghiệp

Bài giảng Bài 16: Tin học với nghề nghiệp

A. Lý thuyết Tin học với nghề nghiệp

1. Tin học giúp nâng cao hiệu quả công việc

- Công nghệ đã liên tục thay đổi cách người lao động thực hiện công việc để tăng năng suất.

- Tin học được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành nghề nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin.

- Việc ứng dụng tin học sẽ mang lại lợi ích cho hầu hết ngành nghề nhờ tăng hiệu quả công việc.

- Điều này được chuyên gia đánh giá cao và tin rằng sẽ giúp nâng cao sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Có được kết quả đó là nhờ vào một số điểm sau:

+ Tăng tốc độ xử lí và tiết kiệm thời gian của người lao động bằng cách ứng dụng tin học. Ví dụ, các phần mềm ứng dụng cho nghề kế toán giúp tính toán thủ công trong vài phút, các khoản thanh toán, giao dịch, chuyển tiền được thực hiện ngay lập tức qua mạng.

+ Liên lạc và trao đổi thông tin dễ dàng nhờ ứng dụng tin học. Tài liệu cần trao đổi và tin nhắn công việc được gửi ngay lập tức đến đồng nghiệp hoặc khách hàng trên toàn thế giới.

+ Hỗ trợ làm việc nhóm và mở rộng phạm vi làm việc bằng cách ứng dụng tin học. Ví dụ, các công cụ giao tiếp trực tuyến giúp các lập trình viên làm việc xuyên biên giới và trao đổi với đồng nghiệp ở các nước khác nhau.

+ Nâng cao tay nghề, bổ sung kiến thức và hỗ trợ thông tin cho người lao động bằng cách ứng dụng tin học. Ví dụ, các ứng dụng đặt xe, bản đồ và thông báo tình trạng giao thông giúp lái xe taxi dễ dàng nhận khách, tìm đường và tránh các cung đường bị tắc để tiết kiệm thời gian và nhiên liệu.

- Tin học phát triển hỗ trợ nhiều lĩnh vực nghề nghiệp, tăng chất lượng công việc và tạo ra nhiều nghề mới như phát triển phần mềm, lập trình ứng dụng, quản trị mạng, thiết kế website,...

- Các nghề liên quan đến ứng dụng tin học cũng rất phát triển như bán hàng Online, streamer và vlogger trên các mạng xã hội.

- Hình 16.1 cho thấy những ví dụ cụ thể về việc ứng dụng tin học trong một số nghề nghiệp đã giúp tăng chất lượng, hiệu quả công việc.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 16 (Kết nối tri thức): Tin học với nghề nghiệp (ảnh 1)

2. Bình đẳng giới trong sử dụng máy tính và ứng dụng tin học

- Tin học đẩy mạnh phát triển mọi ngành nghề, nhưng tỉ lệ nữ làm việc trong ngành còn thấp.

- Môi trường công việc phù hợp với phụ nữ, nhưng cần thúc đẩy đưa nhiều phụ nữ và trẻ em gái tham gia.

- Nhiều tổ chức quốc tế đang tổ chức các hoạt động khuyến khích sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái vào ngành tin học.

+ Ngày Quốc tế trẻ em gái với công nghệ thông tin (International Girls in ICT Day) do ICU tổ chức hàng năm, nhằm tuyên truyền và nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy cơ hội nghề nghiệp công nghệ cho phụ nữ và trẻ em gái.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 16 (Kết nối tri thức): Tin học với nghề nghiệp (ảnh 1)

+ Chiến dịch DigiGirlZ của Microsoft truyền cảm hứng cho học sinh nữ theo đuổi các ngành nghề khoa học-công nghệ, trong đó có tin học.

+ Lập trình viên đầu tiên trên thế giới là Bà Ada Lovelace, một phụ nữ Anh, sinh năm 1815.

B. Bài tập Tin học với nghề nghiệp

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại:

Lý thuyết Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 10b: Thêm văn bản, tạo hiệu ứng cho ảnh

Lý thuyết Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 12: Từ thuật toán đến chương trình

Lý thuyết Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 13: Biểu diễn dữ liệu

Lý thuyết Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 14: Cấu trúc điều khiển

Lý thuyết Tin học 8 (Kết nối tri thức) Bài 15: Gỡ lỗi

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá