Với giải Câu 1 trang 3 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Thơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:
SBT Ngữ văn 11 Đây thôn vĩ dạ (Hàn Mạc Tử) (Cánh diều)
Trả lời:
- Lời thơ gợi nhiều liên tưởng mang nhiều sắc thái:
+ Lời trách móc, giận hờn nhẹ nhàng (đã lâu anh không về hay anh đã quên).
+ Lời mời gọi chân thành, tha thiết của người con gái thôn Vĩ (anh hãy về đi).
+ Lời tự vấn của HMT: phân thân để tự hỏi (sao ta không thể về), bộc lộ ước mơ thầm kín được quay về thôn Vĩ của nhà thơ.
Trả lời:
“Mặt chữ điền” trong câu thơ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” là một hình ảnh thơ gợi nhiều cách hiểu khác nhau:
- Có người cho rằng “mặt chữ điền” ở đây là gương mặt của cô gái Huế (lấy từ một câu ca dao Huế: “Mặt em vuông tựa chữ điền”).
- Căn cứ vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ, có người lại cho rằng đó là gương mặt của Kim Cúc (người mà Hàn Mặc Tử thầm yêu trước đó).
- Một cách hiểu khác: “mặt chữ điền” là những ngôi nhà xứ Huế ẩn mình sau những rặng trúc.
- Nhưng lại cũng có thể hiểu: đó là gương mặt đẹp đẽ tinh khôi của Hàn Mặc Tử trong quá khứ (Hàn đang từ hiện tại tự ngắm hình ảnh của mình trong quá khứ).
Cách hiểu nào cũng có lí, tuỳ thuộc vào cách tiếp cận và lí giải của người đọc. Không nhất thiết phải truy nguyên đến cùng “mặt chữ điền” ở đây là gì, của ai. Điều quan trọng là mối quan hệ giữa “lá trúc” và “mặt chữ điền”: làm nên chiều sâu cho bức tranh phong cảnh đồng thời gợi lên một vẻ đẹp thanh nhã, kín đáo, có đôi chút bí ẩn rất Huế. Thưởng thức câu thơ trong trường hợp này là thưởng thức cái đẹp trong tính chỉnh thể của nó chứ không sa vào những chi tiết cụ thể.
Trả lời:
- Sự khác biệt giữa bức tranh thiên nhiên ở hai khổ thơ:
Thiên nhiên ở trong khổ thơ 1 |
Thiên nhiên ở trong khổ thơ 2 |
Quá khứ. |
Hiện tại. |
Tràn ngập ánh sáng: ấm áp thanh tân. |
Chuyển sang tối dần với khắc khoải về trăng (khắc khoải về ánh sáng). |
Cảnh vật gắn quyện, hài hoà (nắng của câu thơ 2 rọi xuống câu 3 làm nên màu xanh như ngọc (trong, mát) của vườn tược; sự hài hoà giữa “lá trúc” và “mặt chữ điền”. |
Cảnh vật chia lìa: gió mây vốn phải gắn kết với nhau bỗng thành thực thể chia lìa. Sông trăng đẹp đẽ nhưng xa cách trong sự ngóng trông, khắc khoải của chủ thể trữ tình (“Có chở trăng về kịp tối nay?”). |
- Tâm trạng, tình cảm của chủ thể trữ tình vì thế cũng có sự biến đổi. Ở khổ thơ 1, đó là tâm trạng hạnh phúc, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thôn Vĩ. Tuy nhiên, vì đây là vẻ đẹp của thôn Vĩ trong quá khứ, trong kí ức của chủ thể trữ tình nên ẩn sâu trong đó lại là nỗi buồn tiếc kín đáo về sự cách xa, về cái đẹp đã nằm ngoài tầm với. Sang khổ thơ 2, nét chủ đạo là cái nhìn u buồn, cái nhìn đó khiến cho bức tranh thiên nhiên trở thành chia lìa. Vẫn có thế giới của cái đẹp nhưng đầy cách xa (sông trăng đó) khiến chủ thể trữ tình chỉ có thể ngóng trông khắc khoải (“Có chở trăng về kịp tối nay?”).
Trả lời:
Bài thơ có ba khổ, mỗi khổ đều xuất hiện câu hỏi:
– Khổ thơ 1: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”.
– Khổ thơ 2: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó”.
– Khổ thơ 3: “Ai biết tình ai có đậm đà?”.
Từ “ai” trong tiếng Việt là từ hỏi về người, ngụ ý đó là một người xa lạ, không biết rõ. Chữ “ai” trong “vườn ai” khiến chủ thể trữ tình trở thành người xa lạ.
Cảnh đẹp mà thiếu đi sự gắn bó. Tương tự như thế, chữ “ai” trong “thuyền ai” khiến con thuyền chở trăng (con thuyền của sự cứu rỗi) càng trở nên xa cách, thiếu gắn bó và vì thế nỗi khắc khoải càng được tô đậm. Như vậy, hai từ “ai” trong hai khổ đầu gắn với sự khắc khoải về không gian, về khoảng cách.
Từ “ai” trong khổ thơ 3 lại gần với “tình ai”. Đây mới là nỗi khắc khoải ám ảnh lớn nhất của chủ thể trữ tình. Khoảng cách về không gian có thể khắc phục nhưng nếu “tình ai” không đậm đà thì sẽ mãi mãi là cách xa, đổ vỡ.
Ba câu hỏi vừa có sự lặp lại (sự khắc khoải) vừa có sự tăng cấp. Đó là cách cấu tứ độc đáo của bài thơ.
Ngoài kia xuân đã thắm duyên chưa
Trời ở trong đây chẳng có mùa
Không có niềm trăng và ý nhạc
Có người cung nữ nhớ thương vua
Theo em, sự đối lập không gian được thể hiện thế nào trong Đây thôn Vĩ Dạ? Ý nghĩa của sự đối lập này là gì?
Trả lời:
Khi sáng tác tập Thơ Điên cũng như Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử đang mang trọng bệnh, hoàn toàn cách biệt với bè bạn, người thân. Điều này khiến hình dung về thế giới trong Hàn có sự phân chia giữa ở đây (nơi nhà thơ đang sống) và ngoài kia (thế giới của những con người bình thường).
Trong Đây thôn Vĩ Dạ, sự đối lập không gian hiện diện trong cả ba khổ thơ. Ở khổ thơ 1: hàm ẩn trong lời mời về chơi thôn Vĩ. Lời mời này cho thấy thôn Vĩ đẹp đẽ, tinh khôi là hoàn toàn xa xôi với chủ thể trữ tình. Đến khổ thơ 2: từ đó tạo ra đối lập ngầm ẩn giữa “ở đó” (sông trăng đẹp đẽ) và “ở đây”. Đến khổ thơ 3: từ “ở đây” mới hiện lên trực tiếp. Lưu ý là “ở đó” (thôn Vĩ và sông trăng) đều là không gian của ánh sáng còn “ở đây” lại là không gian mờ nhoè (sương khói mờ nhân ảnh). Những đối lập này tô đậm thân phận bị bỏ rơi, bị gạt ra bên lề cuộc sống của chủ thể trữ tình.
Trả lời:
Đây cũng là câu thơ đem lại nhiều cách hiểu khác nhau.
Có người hiểu “khách đường xa” là “em”, là đối tượng cho sự mơ mộng của chủ thể trữ tình.
Tuy nhiên, Hàn Mặc Tử cũng thường tự nhận mình là khách xa (“Khách xa gặp lúc mùa xuân chín” – Mùa xuân chín). Nếu hiểu như thế thì “khách đường xa” ở đây lại chỉ chủ thể trữ tình.
Dù hiểu theo cách nào thì vẫn luôn có một khoảng cách giữa chủ thể trữ tình và “em” – điều làm nên sự khắc khoải đặc biệt trong bài thơ.
Tình ca ban mai (Chế Lan Viên)
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.