(Câu hỏi 3, SGK) Qua ba câu hỏi trong ba khổ thơ, hãy nêu nhận xét của em về cách cấu tứ của bài thơ

312

Với giải Câu 4 trang 14 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Thơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

(Câu hỏi 3, SGK) Qua ba câu hỏi trong ba khổ thơ, hãy nêu nhận xét của em về cách cấu tứ của bài thơ

Câu 4 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Qua ba câu hỏi trong ba khổ thơ, hãy nêu nhận xét của em về cách cấu tứ của bài thơ.

Trả lời:

Bài thơ có ba khổ, mỗi khổ đều xuất hiện câu hỏi:

– Khổ thơ 1: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”.

– Khổ thơ 2: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó”.

– Khổ thơ 3: “Ai biết tình ai có đậm đà?”.

Từ “ai” trong tiếng Việt là từ hỏi về người, ngụ ý đó là một người xa lạ, không biết rõ. Chữ “ai” trong “vườn ai” khiến chủ thể trữ tình trở thành người xa lạ.

Cảnh đẹp mà thiếu đi sự gắn bó. Tương tự như thế, chữ “ai” trong “thuyền ai” khiến con thuyền chở trăng (con thuyền của sự cứu rỗi) càng trở nên xa cách, thiếu gắn bó và vì thế nỗi khắc khoải càng được tô đậm. Như vậy, hai từ “ai” trong hai khổ đầu gắn với sự khắc khoải về không gian, về khoảng cách.

Từ “ai” trong khổ thơ 3 lại gần với “tình ai”. Đây mới là nỗi khắc khoải ám ảnh lớn nhất của chủ thể trữ tình. Khoảng cách về không gian có thể khắc phục nhưng nếu “tình ai” không đậm đà thì sẽ mãi mãi là cách xa, đổ vỡ.

Ba câu hỏi vừa có sự lặp lại (sự khắc khoải) vừa có sự tăng cấp. Đó là cách cấu tứ độc đáo của bài thơ.

Đánh giá

0

0 đánh giá