(Bài tập 2, SGK) Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ dưới đây

170

Với giải Câu 2 trang 15 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Thơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

(Bài tập 2, SGK) Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ dưới đây

Câu 2 trang 15 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Bài tập 2, SGK) Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ dưới đây. Những biện pháp tu từ ấy có tác dụng biểu đạt như thế nào trong một bài thơ có yếu tố tượng trưng?

Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả

Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm

Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt

Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc

Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn

[.....]

Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi... chiều nay tôi trở lại

Mẹ tôi đã già như cát bên bờ

(Nguyễn Quang Thiều)

Trả lời:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: lặp cấu trúc (Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi); so sánh tu từ (Sông Đáy chảy vào đời tôi | Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả, tôi như người bước hụt; Mẹ tôi đã già như cát bên bờ).

- Giá trị biểu đạt: Thông qua các biện pháp tu từ được sử dụng, đặc biệt là phép so sánh tu từ với những liên tưởng khác lạ, ẩn chứa nhiều hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, biểu trưng như: Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu; một tiếng nấc âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn; già như cát bên bờ,... đã làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng cho câu thơ.

Đánh giá

0

0 đánh giá