(Câu hỏi 5, SGK) Em hiểu như thế nào về tâm trạng “buồn không nói”, “Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi

123

Với giải Câu 2 trang 12 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Thơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

(Câu hỏi 5, SGK) Em hiểu như thế nào về tâm trạng “buồn không nói”, “Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi

Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Em hiểu như thế nào về tâm trạng “buồn không nói”, “Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi” của “Ít nhiều thiếu nữ” trong hai câu kết của bài thơ? Qua đó, chỉ ra mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

- Tâm trạng “buồn không nói” “Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi” của những người thiếu nữ trong câu thơ có thể trước tiên là sự âu lo trước bước đi của thời gian. hối hả, không chờ đợi, sẽ làm tàn phai, rụng rơi và héo úa tất cả. Bức tranh thu nhắc nhở người thiếu nữ về sự biến dịch: sẽ không có gì là bất biến, kể cả tuổi trẻ. Nhưng cùng với sự âu lo còn là khao khát được sống, được yêu, khao khát kết đôi. Hai cách hiểu này không đối lập nhau mà gắn bó và là hệ quả của nhau. Sự âu lo đánh thức niềm khao khát sống và kết đôi. Theo chiều ngược lại, chính niềm khao khát sống và kết đôi là nguyên nhân đem lại nỗi khắc khoải trước thời gian.

- Mạch cảm xúc chủ đạo: Bài thơ đi từ những giá lạnh và rụng rơi của ngoại cảnh đến sự nồng nàn được khơi lên, thắp lên trong tâm hồn của người thiếu nữ. Và đây cũng chính là mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

Đánh giá

0

0 đánh giá