SBT Ngữ văn 11 Tôi có một giấc mơ (Mác-tin Lu-Thơ Kinh) (Cánh diều)

173

Với giải Tôi có một giấc mơ (Mác-tin Lu-Thơ Kinh) SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 9: Văn bản nghị luận giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Ngữ văn 11 Tôi có một giấc mơ (Mác-tin Lu-Thơ Kinh) (Cánh diều)

Câu 1 trang 46 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Dòng nào không nêu đúng điều cần phải chú ý khi đọc hiểu văn bản nghị luận Tôi có một giấc mơ?

A. Tìm hiểu mục đích, ý đồ của người viết văn bản

B. Nhận diện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm với lí lẽ và dẫn chứng

C. Đánh giá vai trò của các yếu tố như kí hiệu, bảng biểu, hình ảnh trong văn bản

D. Xác định ý nghĩa và tác động của văn bản đối với bản thân người đọc.

Trả lời:

Đáp án C

Câu 2 trang 47 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Dòng nào nêu đúng và đầy đủ nhất thực tế đau khổ của người da đen trong phần (1) của văn bản Tôi có một giấc mơ.

A. Không được tự do, bị chia cắt, đói nghèo, bị lưu đày

B. Không được tự do, bị chia cắt, đơn độc, bị thù hận

C. Xiềng xích phân biệt chủng tộc, đói nghèo về vật chất

D. Xiềng xích phân biệt chủng tộc, lưu đày trên quê hương

Trả lời:

Đáp án A

Câu 3 trang 47 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tác giả nêu ra hàng loạt các thực tế đó của người da đen nhằm mục đích gì?

A. Giải thích lí do ra đời của bản sắc lệnh quan trọng: Tuyên ngôn Giải phóng con người

B. Giải thích lí do diễn ra một sự kiện được coi như cuộc tuần hành vĩ đại nhất vì hoà bình

C. Phơi bày những góc tối của xã hội Mỹ và tố cáo chính quyền đã để xảy ra tình trạng phân biệt chủng tộc

D. Thể hiện sự đồng cảm với những bất hạnh, đau khổ mà những người da đen đang phải chịu đựng

Trả lời:

Đáp án B

Câu 4 trang 47 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nhận định sau đây đúng hay sai: Ở phần (1), tác giả đã lập luận bằng cách đưa ra những thực tế trái ngược nhau (một trăm năm trước người da đen không được tự do, bị phân biệt chủng tộc – một trăm năm sau, dù đã ra đời bản Tuyên ngôn Giải phóng con người nhưng người da đen vẫn phải sống trên hòn đảo đơn độc của sự đói nghèo), từ đó, khẳng định ý nghĩa của sự kiện được coi như cuộc tuần hành vì hoà bình.

A. Đúng

B. Sai

Trả lời:

Đáp án B

Câu 5 trang 47 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Trong phần (2), để làm rõ luận điểm “Chúng ta không bao giờ thoả mãn.” trong cuộc “đấu tranh vì quyền con người”, tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào? Vì sao người viết không đưa ra những dẫn chứng cụ thể?

Trả lời:

- Trong phần (2), để làm rõ luận điểm “chúng ta không thoả mãn.” trong cuộc “đấu tranh vì quyền con người”, tác giả đã đưa ra rất nhiều lí lẽ:

+ Người da đen vẫn là nạn nhân của sự sợ hãi trong im lặng trước hành vi tàn bạo của cảnh sát.

+ Người da đen chỉ có thể chuyển từ ngôi nhà ổ chuột nhỏ hơn sang ngôi nhà ổ chuột lớn hơn.

+ Vẫn còn người da đen ở Mi-xi-xi-pi (Mississippi) không được đi bầu cử,...

- Tác giả không đưa ra dẫn chứng cụ thể vì lí lẽ mà tác giả nêu ra rất cụ thể, ngay trong ; lí lẽ đã thấy bóng dáng của những dẫn chứng thực tế, vả lại những điều đó cũng khá phổ biến, ai cũng thấy nên có lẽ không cần nêu cụ thể một cá nhân nào, địa điểm, sự kiện nào.

Câu 6 trang 47 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng nhiều lần trong văn bản? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp này trong việc thể hiện mục đích, thái độ của người diễn thuyết.

Trả lời:

Biện pháp điệp ngữ, điệp cấu trúc câu. Ví dụ: Một trăm năm sau; Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi..., Tôi có một giấc mơ,...

Tác dụng:

- Tạo ra điệp khúc, khẳng định mục đích nhấn mạnh, thái độ quyết liệt, tình cảm mạnh mẽ của tác giả về những vấn đề muốn thể hiện (thực tế bất công của nạn phân biệt chủng tộc; khát vọng hòa bình, công lí).

- Tạo âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng, tăng tính thuyết phục trong diễn thuyết cho người nói trước đông đảo người nghe.

Câu 7 trang 48 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Chọn một trong hai luận điểm sau và dùng lí lẽ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ:

- “Giấc mơ” của Mác-tin Lu-thơ Kinh đến nay đã trở thành hiện thực.

- “Giấc mơ” của Mác-tin Lu-thơ Kinh đến nay chưa trở thành hiện thực.

Trả lời:

* Luận điểm: ““Giấc mơ” của Mác-tin Lu-thơ Kinh đến nay chưa trở thành hiện thực.”

- Lí lẽ:

+ Những người Châu Phi đầu tiên bị bắt làm nô lệ và đưa đến Mỹ 400 năm về trước, và họ đã cam chịu làm nô lệ trong suốt 250 năm trước khi cuộc Nội Chiến kết thúc chế độ này vào năm 1865.

+ Ngay cả khi đã tiến bộ qua học vấn và nỗ lực cá nhân, người Mỹ Da Đen thường xuyên vẫn phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực từ người Mỹ Da Trắng, các nhóm thù hận, nhân viên chính phủ và cảnh sát.

+ Bạo lực dựa trên phân biệt chủng tộc đã lan rộng và bao gồm cả những hành động khủng bố như đánh bom nhà thờ, tấn công người Da Đen khi họ dọn vào các khu vực Da Trắng,...

- Dẫn chứng:

+ Vào năm 1921, một cộng đồng Da Đen thành đạt ở Tulsa, Oklahoma bị đốt thiêu rụi bởi người da trắng được cảnh sát địa phương trang bị vũ khí, và 300 người bị giết chết.

+ Emmett Till, một thiếu niên 14 tuổi đã bị một nhóm đàn ông Da Trắng giết chết sau khi họ đặt ra cáo buộc là Till đã huýt sáo trêu chọc một người phụ nữ Da Trắng.

Câu 8 trang 48 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Một trong những nguyên nhân khiến nạn phân biệt chủng tộc đến nay vẫn chưa chấm dứt là do còn tồn tại một bộ phận người dân cho rằng mình thông minh hơn, tài giỏi hơn, dân tộc mình tiến bộ hơn, văn minh hơn những người và dân tộc khác. Bằng hiểu biết của mình, em hãy lập luận để phản bác quan điểm hoặc suy nghĩ trên.

Trả lời:

“Nhưng liệu thật sự có phải có những dân tộc thông minh thượng đẳng bên cạnh những dân tộc thấp kém trí tuệ? Có lẽ những bước phát triển của công nghệ đã khiến người ta loá mắt, và sự giải thích sai lầm trong quá khứ của thuyết tiến hoá và ngành di truyền học đã gây ra một tâm thức chung rằng những dân tộc nào còn sơ khai về khoa học và công nghệ chính là những dân tộc có gen di truyền kém cỏi hơn về trí tuệ. Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử nhân loại ở tầm mức đủ xa và đủ rộng, đến cả trước thời gian xuất hiện chữ viết (cách nay khoảng 5.000 năm), chắc hẳn chúng ta sẽ có quan niệm khác. Như nhà nghiên cứu nổi tiếng Jared Diamond đã chỉ ra, không hề có bất cứ một bằng chứng nào cho thấy có sự khác biệt về khả năng trí tuệ ở tầm mức sinh học giữa các dân tộc trên thế giới. Nói cách khác, về cơ bản, không có dân tộc nào thông minh hơn dân tộc nào. Sự khác biệt về tiến bộ khoa học kĩ thuật không đến từ yếu tố di truyền chủng tộc, mà từ các điều kiện tự nhiên và diễn trình lịch sử, đúng như nhận xét xác đáng của Jared Diamond trong Súng, vi trùng và thép: “nguyên nhân nằm ở những ngẫu nhiên về địa lí và địa sinh học, cụ thể là sự khác biệt giữa hai lục địa (châu u và châu Phi) về diện tích, trục chính, chủng loại cây dại và thú hoang ở đó... Diễn trình lịch sử của mỗi dân tộc một khác, đấy là do những khác biệt giữa môi trường sống của các dân tộc, chứ không phải do những khác biệt sinh học giữa bản thân các dân tộc đó.

Còn thế nào là văn minh, thế nào là tiến bộ? Tiêu chuẩn văn minh - tiến bộ lại do chính những người, những nước có sức mạnh về quân sự và khoa học kĩ thuật phát triển tự đặt ra. Vì vậy, thước đo căn bản của loại văn minh này chính là những bước tiến về khoa học công nghệ của một nhóm người, vốn kéo theo cấu trúc xã hội và hệ thống luật lệ đề vận hành cùng những gì tích hợp theo nó mà chúng ta có thể gọi chung là “văn hoá". Chắc hẳn cái hệ thống được xây đắp qua bao nhiêu thế kỉ đó có nhiều giá trị xứng đáng được gọi là văn minh. Nhưng liệu rằng những giá trị khác ngoài nó không được gọi là văn minh ư? Nói cho cùng, thước đo cho trí tuệ văn minh và khôn ngoan đích thật của con người phải thể hiện ở "chất lượng cuộc sống”, qua những yếu tố căn bản: hiểu biết và hài hoà với thiên nhiên, tương quan tốt lành với người khác, phát triển tính tự do và lòng thiện tâm. Xét trên nền tảng này. liệu chúng ta có gì hơn khi so sánh với những dân tộc sơ khai về mặt công nghệ, với những nhóm người có đời sống còn mang tính “săn bắt hái lượm” và có cấu trúc xã hội kiểu bộ lạc 7. Liệu ta còn dám lớn tiếng tự khen mình là "văn minh”, khi nhìn lại sự lệ thuộc của mình vào cấu trúc xã hội hiện đại, vào những lối sống bị kiểm soát bởi công nghệ, những tội ác giết hại giữa con người với nhau, và một môi trường bị huỷ hoại?".

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Một thời đại trong thi ca (Trích Hoài Thanh)

Lại đọc chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (Nguyễn Đăng Mạnh)

Đánh giá

0

0 đánh giá