SBT Ngữ văn 11 Lại đọc chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (Nguyễn Đăng Mạnh) (Cánh diều)

240

Với giải Lại đọc chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (Nguyễn Đăng Mạnh) SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 9: Văn bản nghị luận giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Ngữ văn 11 Lại đọc chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (Nguyễn Đăng Mạnh) (Cánh diều)

Câu 1 trang 49 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Ở phần (1) của văn bản, câu “Những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng” có chức năng gì?

A. Nêu luận đề cho bài viết

B. Nêu luận điểm của đoạn

C. Nêu lí lẽ làm rõ luận điểm

D. Nêu dẫn chứng

Trả lời:

Đáp án B

Câu 2 trang 50 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phần (1) cho thấy tác giả đã lập luận theo hướng nào?

A. Từ khái quát đến cụ thể

B. Từ cụ thể đến khái quát

C. Tổng – phân – hợp

D. So sánh tầng bậc

Trả lời:

Đáp án A

Câu 3 trang 50 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Những nội dung phân tích cụ thể ở phần (2) đã làm sáng tỏ nhận định nào được tác giả nêu ra ở phần (1)?

A. Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, luôn thể hiện cái “ngông” của mình bằng thái độ ngạo đời, khinh bạc

B. Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân chỉ toàn là những những linh hồn đẹp còn sót lại của một thời đã qua, nay chỉ còn “vang bóng”

C. Ở thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân, những kẻ tiểu nhân phàm tục rất nhiều, đầy rẫy trong thiên hạ

D. Trong thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân, có loại người tài hoa nghệ sĩ, họ có nhân cách và “thiên lương”.

Trả lời:

Đáp án D

Câu 4 trang 50 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phương án nào sau đây cho thấy tác giả đã sử dụng phép lập luận tăng tiến để thuyết phục người đọc về vẻ đẹp nhân cách và sự khác thường, độc đáo của các nhân vật trong truyện?

A. Chữ người tử tù dựng lên một thế giới tăm tối, tù ngục, trong đó kẻ tiểu nhân, bọn độc ác bất lương làm chủ

B. Đấy là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái tài, cái đẹp đối với cái nhem nhuốc tục tằn, của “thiên lương” đối với tội ác

C. Phân tích Chữ người tử tù, chẳng những cần đề cao cái thái độ không biết sợ của Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại, mà còn phải biết ngợi ca cái biết sợ của những nhân vật này nữa

D. Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương)

Trả lời:

Đáp án C

Câu 5 trang 50 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Em hãy chỉ ra ý kiến, giọng điệu của người viết trong đoạn văn sau:

“Nhưng thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có phải là con người không? Cái gì cũng “vô uý”, cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là không biết mềm lòng trước bất cứ một cái gì, đây là loài quỷ sứ chứ đâu phải là người! Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quý sứ.”.

Trả lời:

Trong đoạn văn trên, người viết đã chỉ ra ý kiến, khẳng định quan điểm của mình: "muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ”.

=> Đây là một giọng điệu dứt khoát với giọng văn trầm lắng, nhẹ nhàng nhưng cũng mãnh liệt.

Câu 6 trang 51 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Ngôn ngữ nghị luận ở phần (3) có đặc điểm gì đáng chú ý?

Trả lời:

Trong phần 3 này, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, nhưng đồng thời cũng rõ ràng, dứt khoát, khẳng định được ý kiến của người viết.

Câu 7 trang 51 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Em có đồng ý với ý kiến sau đây của người viết không? Vì sao?

“Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái lạy làm cho con người đê tiện. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con người bỗng trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sang trọng hơn.”.

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến trên vì trong cuộc sống, người ta vẫn luôn coi cái cúi đầu trước cường quyền, trước đồng tiền là những cái cúi đầu khiến chúng ta trở nên thấp hèn, đê tiện. Thế nhưng, cũng có những cái cùi đầu làm cho con người ta bỗng trở nên cao cả. Đó là những cái cúi đầu trước các đẹp, cái tốt. Ví dụ như cái cúi đầu của viên quản ngục trong Chữ người tử tù. Cái cúi lạy của ông ta không mang hàm ý xiểm nịnh, nịnh nọt. Nó là cái cúi đầu xuất phát từ cái tâm, từ lòng mến mộ tài năng, con người Huấn Cao. Đó là sự tôn trọng dành cho cái đẹp và cái cúi đầu đó trở nên ý nghĩa hơn, cao cả hơn.

Câu 8 trang 51 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) bình luận về một bài học mà em rút ra được sau khi học truyện Chữ người tử tù.

Trả lời:

“Chữ người tử tù” là một câu chuyện đầy cảm xúc về tràn ngập tính nhân văn của những con người trong ngục tù tăm tối. Đối với Huân Cao - người có tài viết chữ đẹp nhưng vì chống lại triều đình mà bị lãnh án tử hình, ông còn được miêu tả là một người tài năng hơn người, sở hữu một tấm lòng trong sáng và cao thượng. Dù phải đối diện với cái chết nhưng ông vẫn giữ được bản lĩnh và phong thái hiên ngang. Điều đặc biệt hơn nữa là con người ấy còn có một thiên lương trong sáng mà không phải ai trên đời ông cũng cho chữ. Ông chỉ tin tưởng và coi trọng ba người bạn tri kỉ trong cuộc đời mình. Tuy nhiên, khi hiểu được tấm lòng của quan coi ngục, ông đã mỉm cười cho quản ngục chữ. Điều đó cho thấy ông là người trân trọng người tài, trân trọng cái đẹp. Qua câu chuyện, em có thể rút ra trong mình bài học về nghệ thuật và phẩm chất con người. Nhân cách đẹp là sự kết hợp hài hòa giữa tài năng và tình cảm. Và cái đẹp luôn phải gắn kết với cái thiện, không thể tách rời. Cái đẹp không chỉ có ở những nơi đẹp đẽ nhất mà nó còn tồn tại trong những môi trường xấu xa và tàn ác. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nó sẽ suy tàn, mà ngược lại, nó sẽ trở nên sáng tỏ và mạnh mẽ hơn. Chỉ có cái đẹp mới có thể chinh phục được trái tim con người, giúp con người trở nên tốt đẹp hơn và cao hơn trong cuộc sống.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tôi có một giấc mơ (Mác-tin Lu-Thơ Kinh)

Một thời đại trong thi ca (Trích Hoài Thanh)

Đánh giá

0

0 đánh giá