Với giải Câu hỏi 2 trang 55 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập KTPL lớp 11. Mời các bạn đón xem:
Em hãy nêu một số quy định pháp luật thể hiện công dân bình đẳng
Câu hỏi 2 trang 55 KTPL 11: Em hãy nêu một số quy định pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí, cho ví dụ minh hoạ.
Lời giải:
- Một số quy định của pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:
+ Điều 8 Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: “Trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án”.
+ Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.”
+ Điều 2 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.”
+ Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: “Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.”
- Ví dụ minh họa:
+ Ví dụ 1: Thành phố Hà Nội tiến hành cải tạo, sửa chữa vỉa hè cho người đi bộ, trong đó, tập trung xây dựng thêm đường trượt dành cho người khuyết tật đi xe lăn; lát gạch có rãnh lõm dành cho người khiếm thị.
+ Ví dụ 2: Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, các bạn học sinh lớp 12 (không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo - tín ngưỡng, điều kiện gia đình,…) đều có quyền đăng kí tham gia tuyển sinh đại học theo nguyện vọng của bản thân.
Xem thêm lời giải SGK KTPL lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Luyện tập 1 trang 58 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao? a. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của mọi công dân, không phân biệt người lớn hay trẻ em.
Luyện tập 2 trang 58 KTPL 11: Em hãy nhận xét, đánh giá hành vi, việc làm của các chủ thể sau: - Trường hợp a. Anh M năm nay đủ 18 tuổi nhưng cán bộ xã T đã không ghi tên vào danh sách cử tri để anh tham gia bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp với lí do anh M không đọc thông, viết thạo tiếng Việt.
Luyện tập 3 trang 59 KTPL 11: Em hãy xử lí các tình huống sau: - Tình huống a. Từ ngày được bổ nhiệm làm Giám đốc công ty và có thu nhập cao nên bố của T yêu cầu mẹ của T dừng công việc giảng dạy tại trường trung học phổ thông và ở nhà để chăm lo việc gia đình. Mẹ của T không đồng ý.
Vận dụng trang 59 KTPL 11: Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng và thực hiện kịch bản có nội dung phản ánh những vấn đề sau: - Tôn trọng và bảo vệ quyền bình đẳng trong học tập, vui chơi của trẻ em.
Xem thêm lời giải SGK KTPL lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực
Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.