Em hãy nhận xét, đánh giá hành vi, việc làm của các chủ thể sau

219

Với giải Luyện tập 2 trang 58 KTPL 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập KTPL lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Em hãy nhận xét, đánh giá hành vi, việc làm của các chủ thể sau

Luyện tập 2 trang 58 KTPL 11: Em hãy nhận xét, đánh giá hành vi, việc làm của các chủ thể sau:

- Trường hợp a. Anh M năm nay đủ 18 tuổi nhưng cán bộ xã T đã không ghi tên vào danh sách cử tri để anh tham gia bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp với lí do anh M không đọc thông, viết thạo tiếng Việt.

Câu hỏi:

1/ Hành vi của cán bộ xã T là thực hiện đúng hay vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? Vì sao? 

2/ Trong trường hợp này, anh M cần làm gì để thực hiện quyền bình đẳng của mình? 

- Trường hợp b. Anh V là người tỉnh A đã theo học nghề làm gốm sứ tại làng nghề gốm truyền thống thuộc tỉnh B. Dựa vào kiến thức, kinh nghiệm và biết áp dụng công nghệ vào sản xuất, quảng bá sản phẩm, nắm bắt nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, anh V đã mở xưởng sản xuất riêng tại tỉnh B, thu hút nhiều lao động của tỉnh B vào làm việc, giúp người dân nơi đây thoát nghèo. Những người đã từng dạy nghề làm gốm sử cho anh V buộc phải thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh để có thể cạnh tranh với anh V và cùng tồn tại, phát triển ngay trên quê hương của mình.

Câu hỏi: Việc anh V mở xưởng sản xuất tại tỉnh B có phải là thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế không? Vì sao?

- Trường hợp c. G và N cùng tốt nghiệp trung học phổ thông. G dự thi và trúng tuyển vào hệ chính quy của Trường Đại học B, còn N đi làm công nhân tại Nhà máy X, sau đó dự thi và trúng tuyển vào hệ vừa học vừa làm cũng của Trường Đại học B. Sau những năm miệt mài học tập, cả hai đều tốt nghiệp Trường Đại học B và cũng làm việc tại Nhà máy X.

Câu hỏi:

1/ Quyền bình đẳng trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục được G và N thực hiện như thế nào?

2/ Việc G và N cùng làm việc tại Nhà máy X có thể hiện sự bình đẳng của công dân không? Vì sao?

- Trường hợp d. Bà U kinh doanh mặt hàng điện máy, ông Y kinh doanh vật liệu xây dựng. Cả hai cùng trốn thuế nên đã bị cơ quan có thẩm quyền truy thu thuế và xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi: Việc cơ quan có thẩm quyền truy thu thuế và xử phạt hành chính đối với bà U và ông Y có thể hiện sự bình đẳng về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí của công dân trước pháp luật không? Vì sao?

Lời giải:

♦ Trả lời câu hỏi Trường hợp a.

- Yêu cầu số 1: Hành vi của cán bộ xã T là vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Vì: theo quy định tại Điều 27 Hiến pháp năm 2013 của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.

Yêu cầu số 2: Để thực hiện quyền bình đẳng của mình, anh M nên, giải thích cho cán bộ xã T hiểu 2 vấn đề sau:

+ Vấn đề 1: Quy định của Hiến pháp và pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trong việc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

+ Vấn đề 2: Quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 54/2018/NĐ-CP của Chính phủ: “Trường hợp cử tri không biết chữ hoặc không biết tiếng Việt, cử tri là người khuyết tật không tự đánh dấu và ký tên vào Phiếu lấy ý kiến cử tri thì được nhờ người trong gia đình hoặc người thân viết hộ.

=> Từ đó, yêu cầu cán bộ xã T ghi tên mình vào danh sách cử tri.

♦ Trả lời câu hỏi Trường hợp b. 

- Việc anh V mở xưởng sản xuất tại tỉnh B là thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế.

- Vì: Hiến pháp năm 2013 của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ: “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Khoản 2 Điều 16) và “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33).

♦ Trả lời câu hỏi Trường hợp c.

- Yêu cầu số 1: Quyền bình đẳng trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục được G và N được thể hiện thông qua việc: G và N đều có quyền: đăng kí tham gia tuyển sinh, học tập và lựa chọn chương trình đào tạo (chính quy/ vừa học vừa làm)…. theo nhu cầu của bản thân.

- Yêu cầu số 2: Việc G và N cùng làm việc tại Nhà máy X đã thể hiện sự bình đẳng của công dân. Vì: Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: 

+ “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Khoản 2 Điều 16)

+ “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc” (Khoản 1 Điều 35).

♦ Trả lời câu hỏi Trường hợp d.

- Việc cơ quan có thẩm quyền truy thu thuế và xử phạt hành chính đối với bà U và ông Y đã thể hiện sự bình đẳng về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí của công dân trước pháp luật không.

- Vì: bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật, không phân biệt người đó là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội… hay là một công dân bình thường; không phân biệt giới tính, tôn giáo,…

Đánh giá

0

0 đánh giá