Soạn bài Nói và nghe trang 124 (Cánh diều)

265

Với soạn bài Nói và nghe trang 124 Ngữ văn 8 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 8.

Soạn bài Nói và nghe trang 124 (Cánh diều)

Câu 12 (trang 124, SGK Ngữ văn 8, tập 2)Nêu những nội dung chính được rèn luyện về các kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 8, tập hai. Xác định trọng tâm phần Nói và nghe của mỗi bài học.

Trả lời:

- Bài 6: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội ý

Rèn luyện cách trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

+ Một số vấn đề xã hội trong cuộc sống

- Ngưỡng mộ và mê muội thần tượng.

- Học sinh cấp Trung học cơ sở sử dụng xe gắn máy phân khối lớn đến trường.

- Cần biết lựa chọn sách để đọc.

+  Một số vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học:

- Giá trị của tình cha con được gợi ra sau khi học truyện Lão Hạc (Nam Cao).

- Thái độ cần có của người lớn đối với ước mơ của trẻ em được rút ra sau khi đọc văn bản Trong mắt trẻ (Ê-xu-pe-ri).

- Suy nghĩ về quê hương, mái trường và người thầy sau khi đọc đoạn trích Người thầy đầu tiên (Ai-ma-tốp).

- Bài 7: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ

Yêu cầu cụ thể ở bài này là nghe và tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một bài thơ.

- Bài 8: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một nhân vật lịch sử hoặc tác phẩm văn học

+ Rèn luyện kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một nhân vật lịch sử hoặc tác phẩm văn học.

- Bài 9: Thuyết trình bài giới thiệu về một vấn đề của tác phẩm văn học

+ Rèn luyện kĩ năng thuyết trình bài giới thiệu về một vấn đề nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm văn học.

- Bài 10: Giới thiệu một cuốn sách

+ Học về cách thức giới thiệu một cuốn sách ở phần Viết

Câu 13 (trang 124, SGK Ngữ văn 8, tập 2)Nêu những yêu cầu cần bảo đảm khi thực hành hoạt động nói và nghe ở sách Ngữ văn 8, tập hai.

Trả lời:

Những yêu cầu cần bảo đảm khi thực hành hoạt động nói và nghe ở sách Ngữ văn 8, tập hai:

- Khi thực hiện:

* Người nói:

- Nội dung trình bày:

+ Vấn đề trình bày được nêu rõ ràng, cụ thể.

+ Nội dung phong phú, có trọng tâm, được trình bày lô gích; lí lẽ và bằng chứng làm nổi bật được vấn đề.

- Hình thức trình bày:

+ Bài trình bày có bố cục rõ ràng.

+ Các nội dung minh hoạ có chất lượng.

+ Sử dụng phương tiện hỗ trợ phù hợp.

+ Có sự sáng tạo, tạo được điểm nhấn cho nội dung trình bày.

- Tác phong, thái độ trình bày:

+ Phong thái tự tin, tôn trọng người nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động, phù hợp.

+ Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng hoặc không có những từ ngữ chêm xen quá nhiều.

+ Tốc độ nói vừa phải, có nhấn giọng ở những nội dung quan trọng.

+ Nội dung giải đáp thắc mắc cụ thể, ngắn gọn, thoả đáng.

+ Bảo đảm yêu cầu về thời gian trình bày.

* Người nghe:

- Lắng nghe, xác định và ghi lại các thông tin chính của bài trình bày, những nội dung cần hỏi lại.

- Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe; sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói. - Hỏi lại những điểm chưa rõ (nếu cần); có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài trình bày.

- Khi nhận xét:

* Người nói:

- Lắng nghe nhận xét của các bạn và thầy, cô về bài trình bày.

- Rút kinh nghiệm về nội dung, cách thức và thái độ trình bày...

- Tự đánh giá:

+ Điều em hài lòng về bài trình bày của mình là gì?

+ Điều gì em muốn thay đổi trong bài trình bày đó?

* Người nghe:

- Kiểm tra việc nghe và ghi chép các nội dung thông tin đã chính xác chưa.

- Nêu nhận xét về nội dung, hình thức bài trình bày.

- Đánh giá:

+ Em thấy bài trình bày của bạn có thuyết phục không? Vì sao?

+ Điều em rút ra được từ bài trình bày của bạn là gì?

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 122

Soạn bài Đọc hiểu văn bản trang 123

Soạn bài Viết trang 124

Soạn bài Tiếng Việt trang 124

Soạn bài Tự đánh giá cuối kì 2

Đánh giá

0

0 đánh giá