Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Tóm tắt Người cha và con gái hay, ngắn gọn (Cánh diều 2024) giúp học sinh lớp 8 nắm được trọng tâm văn bản Người cha và con gái từ đó học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:
TOP 10 mẫu Tóm tắt Bộ phim Người cha và con gái hay, ngắn gọn (Cánh diều 2024)
Tóm tắt Bộ phim Người cha và con gái
Tóm tắt Bộ phim Người cha và con gái - Mẫu 1
Văn bản nói về bộ phim hoạt hình Người cha và con gái, được coi là một tác phẩm đầy cảm xúc về tình cảm đặc biệt giữa cha và con. Bộ phim này mang đến một câu chuyện độc đáo và đầy xúc động, mà qua đó, khán giả sẽ cảm nhận được sự hấp dẫn đặc biệt của nó.
Tóm tắt Bộ phim Người cha và con gái - Mẫu 2
Những ý chính của văn bản:
- Người cha và con gái là một bộ phim hoạt hình ngắn không lời của đạo diễn người Hà Lan Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt thực hiện năm 2000
- Phim bắt đầu bằng hình ảnh hai cha con cùng đạp xe trên con đường đời
- Bộ phim hoạt hình sử dụng hai tông màu chủ đạo là trắng và đen. Đó là màu của thời gian nghiệt ngã, màu của quên lãng.
- Chỉ trong hơn 8 phút ngắn ngủi, người xem như được sống lại những kỉ niệm thời thơ ấu, được quấn quýt bên cha và được cha bế ẵm. Kí ức đơn giản nhưng cũng đủ cho một đời khao khát chờ đợi...
Tóm tắt Bộ phim Người cha và con gái - Mẫu 3
Văn bản giới thiệu đến người đọc một bộ phim hoạt hình về tình cảm cha con, đó là bộ phim Người cha và con gái. Qua việc tóm tắt nội dung cũng như giới thiệu các thông tin cơ bản của bộ phim, người đọc cảm nhận được sự hấp dẫn, đặc sắc của nó từ đó kích thích sự tìm hiểu muốn được xem và hiểu rõ về sự hấp dẫn của bộ phim.
Bố cục Bộ phim người con gái và cha
4 phần
- Phần 1 (từ đầu đến “tình cha con”): Giới thiệu bộ phim hoạt hình Người cha và con gái
- Phần 2 (tiếp đến “yêu thương, xúc động,…”): Tóm tắt bộ phim hoạt hình
- Phần 3 (tiếp đến “tưởng tượng”): Thông tin về bộ phim
- Phần 4 (còn lại): Nhận xét về bộ phim
Nội dung chính Bộ phim người con gái và cha
Văn bản nói về một phim hoạt hình ngắn của đạo diễn Michaël Dudok de Wit thực hiện vào năm 2000. Với độ dài 8 phút 30 giây, bộ phim là câu chuyện không lời về tình cha con của một cô gái với người cha đi xa lâu ngày.
Tác giả tác phẩm Bộ phim Người cha và con gái
1. Thể loại
Văn bản thuộc thể loại văn bản thông tin.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Xuất xứ: theo vtc.vn
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt là thuyết minh, nghị luận.
4. Giá trị nội dung
- Văn bản nói về một trong những bộ phim nổi tiếng về chủ đề gia đình. Qua đó, văn bản cung cấp đầy đủ các thông tin về xuất xứ, nội dung, điểm đặc sắc và giá trị mà bộ phim truyền tải.
5. Giá trị nghệ thuật
- Cấu trúc chặt chẽ, giải thích cặn kẽ, rõ ràng, làm tăng tính chân thực thông tin trong văn bản.
Đọc tác phẩm Bộ phim người con gái và cha
Bạn sẽ không thể kìm được nước mắt khi xem những hình ảnh đen trắng và nhạc nền buồn đầy ám ảnh của bộ phim xúc động về tình phụ tử này.
Người cha và con gái (Father and Daughter) lầ một bộ phim hoạt hình ngắn không lời của đạo diễn người Hà Lan Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt (Michael Dudok de Wit) thực hiện năm 2000. Bộ phim chỉ gói gọn trong thời lượng 8 phút 30 giây nhưng đã giành giải Ô-xca) (Oscar) cho phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất năm 2001 cùng rất nhiều giải thưởng khác. Bộ phim là câu chuyện sâu sắc, cảm động về tỉnh cha con.
Phim bắt đầu bằng hình ảnh hai cha con cùng đạp xe trên con đường đồi. Họ dừng lại bên hai gốc cây to đổ bóng, người cha chia tay cô con gái bé nhỏ trong lưu luyến rồi bước xuống con thuyền đậu sẵn dưới bến và chèo đi. Cô con gái đứng mãi trên bờ dốc nhìn theo hút bóng chiếc thuyền. Khi phía trước chỉ còn là mặt nước mênh mông, cô bé lặng lẽ đạp xe ngược trở lại con đường.
Ngày ngày, cô bé vẫn kiên trì đạp xe một mình trở lại nơi bển cũ, mòn mỏi chờ đợi người cha Con đường ngược dốc, ngược gió. Những vòng xe quay đều, quay đều như năm tháng trôi đi.
Mùa nọ nối mùa kia, cô bé xưa nay đã trở thành thiếu nữ, cô lập gia đình, rồi có con... Vẫn con đường ra bến sông, vẫn những vòng xe quay đều, bất chấp thời gian và thời tiết, cô đều đặn đạp xe cùng bạn bè, cùng người yêu, rồi cùng chồng, con,... trở lại tìm cha. Cô vẫn đến hai gốc cây ấy, bờ dốc và bến sông ấy, lại trông ngóng, đợi chờ, rồi lặng lẽ trở về.
Cô gái đã thành bà cụ già. Ngọn đồi nhỏ, con đường dài, hai hàng cây qua bao mùa thay lá, không còn đủ sức để đạp xe, bà lão dắt chiếc xe đạp cũ vượt dốc đổi.
Cái bến nhỏ ngày nào giờ đã lùi xa trở thành một vùng lau lách um tùm. Bà lão loay hoay dựng mãi chiếc xe đạp rồi men theo bờ dốc, bước xuống lòng bến cạn. Ở đó, bà đã nhìn thấy con thuyền của người cha năm xưa. Chiếc thuyền cũ kĩ, nằm im trong cát. Bà lão nhẹ nhàng nằm xuống lòng thuyền như muốn tìm lại hơi ấm của người cha.
Và người cha bỗng hiện ra như thuở nào. Bà lão chạy về phía trước để đón cha. Thời gian bỗng như quay ngược trở lại. Bà lão trở thành cô thiếu nữ. Hai cha con dang rộng vòng tay, ôm chặt lấy nhau trong ấm áp, yêu thương, xúc động...
Bộ phim hoạt hình sử dụng hai tông màu chủ đạo là trắng và đen. Đó là màu của thời gian nghiệt ngã, màu của quên lãng. Cảnh vẽ trong phim đơn giản, gợi khung cảnh thời thơ ấu ở một vùng quê của Hà Lan, quê hương của đạo diễn Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt. Bộ phim có những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ: con đường, bến sông, bánh xe đạp đều đặn quay tròn,... Phim không sử dụng lời thoại, chỉ thông qua động tác, cử chỉ, âm nhạc nền, hình ảnh để biểu đạt thông điệp. Bản nhạc Sóng sông Đa-nuýp (Danube) của nhà soạn nhạc người Ru-ma-ni (Roumanie) I-ô-xíp I-va-nô-vích (Iosif Ivanovici) được chọn làm nhạc nền của phim. Âm nhạc cùng với hình ảnh đã thay lời thoại, biểu đạt thành công tâm trạng của nhân vật cảm xúc lưu luyến khi chia tay của hai cha con, tâm trạng phơi phới của cô con gái ngày ngày ngược gió đạp xe đi đón cha, bà lão đạp xe trong mệt mỏi với những hi vọng, dợi chờ không tắt, khoảng lặng chùng xuống khi người con nhìn thấy chiếc thuyền xưa... Và bản nhạc Sóng sông Đa-mộp trào lên với giai điệu tươi vui, rộn ràng như sống lại tuổi thơ khi người con gái được gặp lại cha mình trong tưởng tượng.
Chỉ trong hơn 8 phút ngắn ngủi, người xem như được sống lại những kỉ niệm thời thơ ấu, được quấn quýt bên cha và được cha bế ẵm. Kí ức giản đơn nhưng cũng đủ cho một đời khao khát chờ đợi....
Dù trong phim hay trong đời thực, người cha vẫn luôn là tượng đài vĩnh cửu, là bến bờ yêu thương của mọi đứa con. Qua bộ phim, chúng ta càng thêm thấm thía sự quý giá vô cùng của tỉnh phụ tử.
Hãy trân trọng người cha, người mẹ đang bên bạn, bởi vì có họ ở bên là một niềm hạnh phúc vô giá!
Xem thêm các bài Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.