Hãy dựa vào thí nghiệm vẽ ở Hình 34.2, cho biết độ mạnh của áp lực

412

Với giải Câu hỏi trang 132 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 34: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

Hãy dựa vào thí nghiệm vẽ ở Hình 34.2, cho biết độ mạnh của áp lực

Câu hỏi trang 132 Vật lí 10: Hãy dựa vào thí nghiệm vẽ ở Hình 34.2, cho biết độ mạnh của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào.

Câu hỏi trang 132 Vật lí 10 Kết nối tri thức (ảnh 7)

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ

Lời giải:

Độ mạnh của áp lực phụ thuộc vào khối lượng và diện tích bề mặt tiếp xúc

+ Từ (1) và (3), ta thấy đối với vật có cùng khối lượng, diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn thì áp lực càng nhỏ và ngược lại

+ Từ (1) và (2), ta thấy đối với vật có cùng diện tích bề mặt tiếp xúc, khối lượng càng lớn thì áp lực càng lớn và ngược lại.

Câu hỏi trang 132 Vật lí 10

Câu hỏi 1 trang 132 Vật lí 10: Trong Hình 34.3, lực nào sau đây là lực đàn hồi, lực ma sát, áp lực?

a) Lực của chân em bé tác dụng lên sàn nhà.

b) Lực của tay em bé kéo hộp đồ chơi.

c) Lực của hộp đồ chơi tác dụng lên sàn nhà.

Câu hỏi trang 132 Vật lí 10 Kết nối tri thức (ảnh 6)

Phương pháp giải:

+ Lực đàn hồi là lực thường xuất hiện trên sợi dây hay lò xo

+ Lực ma sát là lực xuất hiện trên bề mặt tiếp xúc giữa vật với bề mặt vật di chuyển

+ Áp lực xuất hiện khi vật tiếp xúc với bề mặt

Lời giải:

a) Chân em bé tác dụng lên sàn nhà gây ra áp lực

b) Lực của tay em bé kéo hộp đồ chơi là lực đàn hồi

c) Lực của hộp đồ chơi tác dụng lên sàn nhà là lực ma sát.

Câu hỏi 2 trang 132 Vật lí 10: Chứng minh rằng áp lực của cuốn sách tác dụng lên mặt bàn nằm nghiêng một góc α (Hình 34.4) có độ lớn là: FN = P.cosα

Câu hỏi trang 132 Vật lí 10 Kết nối tri thức (ảnh 5)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học để phân tích hình

Lời giải:

Câu hỏi trang 132 Vật lí 10 Kết nối tri thức (ảnh 4)

Từ việc phân tích hình ta thấy: FN = P.cosα

Câu hỏi trang 132 Vật lí 10

Câu hỏi 1 trang 132 Vật lí 10: Tại sao xe tăng nặng hơn ô tô nhiều lần lại có thể chạy bình thường trên mặt đất bùn (Hình 34.5a), còn ô tô bị lún bánh và sa lầy trên chính quãng đường này (Hình 34.5b)?

Câu hỏi trang 132 Vật lí 10 Kết nối tri thức (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Áp suất càng lớn thì bánh xe lún càng nhiều

Lời giải:

Xe tăng chạy được trên mặt đất bùn vì hai bên của xe có vòng bánh xích to rộng

Diện tích tiếp xúc giữa bánh xích với mặt đất rộng hơn rất nhiều so với diện tích tiếp đất của bánh ô tô. Do vậy, áp lực của bánh xích lên mặt đất không lớn , thấp hơn áp lực lên mặt đất của xe ô tô thông thường. Vì vậy xe tăng chạy bình thường trên đất bùn còn ô tô thì bị lún bánh.

Câu hỏi 2 trang 132 Vật lí 10: Trong hai chiếc xẻng vẽ ở Hình 34.6, xẻng nào dùng để xén đất tốt hơn, xẻng nào dùng để xúc đất tốt hơn. Tại sao?

Câu hỏi trang 132 Vật lí 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Diện tích tiếp xúc tỉ lệ nghịch với áp suất

Lời giải:

Trong hình 34.6, ta thấy diện tích tiếp xúc của xẻng A lớn hơn diện tích tiếp xúc của xẻng B nên áp suất của xẻng A nhỏ hơn áp suất của xẻng B, vì vậy xẻng A nên dùng để xén đất còn xẻng B dùng để xúc đất.

Câu hỏi 3 trang 132 Vật lí 10: Một người nặng 50 kg đứng trên mặt đất nằm ngang. Biết diện tích tiếp xúc của mỗi bàn chân với đất là 0,015 m2. Tính áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi:

a) Đứng cả hai chân.

b) Đứng một chân.

Phương pháp giải:

Biểu thức tính áp lực: p=FNS

Trong đó:

+ p: áp suất (Pa)

+ FN : áp lực (N)

+ S: diện tích tiếp xúc (m2)

Lời giải:

Người đứng trên mặt đất nằm ngang thì trọng lực bằng áp lực (P = FN )

Áp lực của người là: FN = m.g = 50.10 = 500 (N)

a) Khi người đó đứng cả hai chân thì: S = 2. 0,015 = 0,03 (m2)

=> Áp suất của người đó tác dụng lên mặt đất là: p=FNS=5000,316666,67 (Pa)

b) Khi người đó đứng một chân thì: S = 0,015 m2

=> Áp suất của người đó tác dụng lên mặt đất là: p=FNS=5000,01533333,33 (Pa)

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Khởi động trang 131 Vật lí 10

Câu hỏi trang 131 Vật lí 10

Hoạt động trang 133 Vật lí 10

Câu hỏi trang 133 Vật lí 10 

Câu hỏi trang 134 Vật lí 10

Hoạt động trang 134 Vật lí 10

Em có thể trang 135 Vật lí 10

Đánh giá

0

0 đánh giá