Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều

105

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp Ngữ văn 11 (Cánh diều) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều

Bài giảng Ngữ văn 11 Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp - Cánh diều

I. Tìm hiểu tác phẩm Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp

1. Thể loại

- Văn bản thuộc thể loại: văn bản thông tin.

2. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

3. Bố cục văn bản Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp

- Phần 1: Cuộc đời từng trải và vốn sống phong phú của Nguyễn Du.

- Phần 2: Sự nghiệp văn học của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

4. Giá trị nội dung

- Ngợi ca những công lao to lớn cùng đóng góp của Nguyễn Du với dân tộc.

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp

 

Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

1. Cuộc đời từng trải và vốn sống phong phú của Nguyễn Du.

- Những điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông:

+ Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn hóa, văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh.

+ Thời đại: cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

+ Cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh “màn lan trướng huệ”, kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi”, khi là người ẩn cư tại quê nhà, làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, làm chánh sứ sang Trung Quốc. Bởi vậy, ông đi nhiều, tiếp xúc nhiều.

2. Sự nghiệp văn học của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du

- Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm:

+ Tác phẩm chữ Hán (3 tập thơ với 250 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.

+ Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh.

- Bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc”: Ông cảm nhận bản thân mình cũng là một người cùng cảnh ngộ với những số phận tài năng mà bi kịch. Bởi vậy, ông đặt vị trí của mình vào họ để thấu hiểu, cảm thông, thể hiện lòng thương người, thương cho những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc và cũng tự thương cho chính bản thân mình khi dựng nghiệp, khi cô đơn, không tri âm tri kỉ giữa cuộc đời.

- Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt: Truyện là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,..Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi. Đồng thời, ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người, được thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều. Ở đời Kiều có hai bi kịch lớn hết sức đau đớn: bi kịch tình yêu và bi kịch nhân phẩm.

- Những thành công về mặt nghệ thuật của kiệt tác Truyện Kiều được trình bày trong bài Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp:

+ Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện (ngôn ngữ gián tiếp, ngôn ngữ trực tiếp).

+ Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật: được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm. Miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công nghệ thuật lớn, mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều.

+ Thiên nhiên trong truyện vừa là đối tượng thẩm mĩ, vừa là phương thức thể hiện tâm trạng của nhân vật với nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”.

+ Truyện Kiều được viết theo thể lúc bát vừa dân dã, bình dị như ca dao, dân ca, vừa trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị cổ điển – giá trị khuôn thước, mẫu mực.

+ Ngoài ra, truyện có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở. Bởi vậy, kiệt tác Truyện Kiều có ngôn ngữ vẫn được sử dụng trong đời sống hiện đại, ở mọi hoàn cảnh giao tiếp và tầng lớp khác nhau.

Xem thêm các bài Tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tác giả - tác phẩm: Tôi yêu em

Tác giả - tác phẩm: Nỗi niềm tương tư

Tác giả tác phẩm: Trao duyên

Tác giả tác phẩm: Đọc Tiểu Thanh Kí

Tác giả tác phẩm: Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Đánh giá

0

0 đánh giá