Ai đã đặt tên cho dòng sông: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý - Cánh diều Ngữ văn 11

454

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Thần trụ trời Ngữ văn 11 (Cánh diều) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông – Ngữ văn 11 (Cánh diều)

I. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

- Sau khi học hết bậc trung học ở Huế, ông lần lượt trải qua:

+ Năm 1960: tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn.

+ Năm 1964: nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế.

+ Năm 1960 - 1966: dạy tại trường Quốc Học Huế.

+ Năm 1966 - 1975: thoát ly gia đình để lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ.

+ Năm 1978: được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

- Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên - Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.

- Các tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986), Bản di chúc của cỏ lau (1984), Ngọn núi ảo ảnh (1999),...

- Là một trong những nhà văn chuyên về bút kí.

- Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

II. Tìm hiểu tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?

1. Thể loại

- Văn bản thuộc thể loại: bút kí.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

- Xuất xứ: được viết tại Huế, ngày 4/1/1981, in trong tập sách cùng tên.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: thuyết minh, nghị luận.

4. Bố cục văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?

- Phần 1 (từ đầu … "quê hương xứ sở"): hành trình của dòng sông Hương.

- Phần 2 (còn lại): sông Hương của lịch sử, thơ ca.

5. Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bài bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường kể về một dòng sông thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ huế mộng mơ. Dòng sông Hương hiện lên lúc hoang dại như một cô gái Digan, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng. Đó cũng chính là tính cách như một cô gái ngang bướng, mạnh mẽ nhưng không kém phần mềm mại và thơ mộng. Con sông ấy không hề lặp mình trong những cảm hứng của người nghệ sĩ cho dù từ hiện đại hay ngược dòng thời gian về phong kiến xa xưa. Sự minh chứng về những vẻ đẹp của cảnh quan và sự gắn bó của sông Hương với tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc mà nó xứng đáng là “dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp tâm hồn của đất nước”.

6. Giá trị nội dung

- Đoạn trích bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương.

7. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.

- Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?

1. Nhan đề

- Gợi hình dung về cái tên đẹp đẽ của dòng sông

- Bộc lộ cảm xúc trầm trồ, ngỡ ngàng, tự hào về dòng sông thơ mộng của xứ Huế.

2. Đặc điểm và vẻ đẹp của hình tượng sông Hương

- Về địa lí:

+ Sông Hương ở thượng nguồn:

Đặc điểm: là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, ...

Vẻ đẹp: phóng khoáng và man dại “như một cô gái Di-gan”.

+ Sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế:

Đặc điểm: Chuyển dòng liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố, ...

Vẻ đẹp: Dịu dàng và trí tuệ như người mẹ phù sa.

+ Sông Hương giữa lòng thành phố Huế:

Đặc điểm: Uốn một cánh cung rất nhẹ; trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh, ...

Vẻ đẹp: Như người tài nữ.

+ Sông Hương trước khi từ biệt thành phố Huế:

Đặc điểm: Lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ; đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối,...

Vẻ đẹp: Như nàng Kiều với lời thề thuỷ chung cùng quê hương.

– Về lịch sử:

Đặc điểm: là nhân chứng lịch sử của những thế kỉ vinh quang: dòng sông biên thuỳ thời các vua Hùng, dòng Linh Giang thời Nguyễn Trãi, dòng sông vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân thời Nguyễn Huệ, dòng sông bi tráng với những cuộc khởi nghĩa của thế kỉ XIX, dòng sông đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc sau này ...

Vẻ đẹp: sử thi, bi tráng.

- Về thơ ca:

Đặc điểm: là dòng sông không lặp lại trong cảm hứng của các nghệ sĩ: “Dòng sông trắng – lá cây xanh” trong thơ Tản Đà, hùng tráng “như kiếm dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá Quát; dòng sông quan hoài vạn cổ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, dòng sông phục sinh và thắm thiết trong thơ Tố Hữu.

Vẻ đẹp: riêng, độc đáo, không bao giờ tự lặp lại mình.

3. Thái độ, tình cảm của nhà văn

- Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất;

- Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng;

- Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...

4. Đặc điểm của tùy bút

- Cải “tôi” độc đáo của tác giả thể hiện ở:

+ Sự tài hoa (cẩn trọng, kì công,... khi miêu tả vẻ đẹp sông Hương)

+ Uyên bác (có vốn hiểu biết sâu sắc về sông Hương từ nguồn gốc, tên gọi, lịch sử, địa lí,...)

+ Tình yêu say đắm với quê hương xứ sở (thể hiện qua nhiều chi tiết, hình ảnh,...)

- Sự kết hợp tự sự (kể lại, thuật lại) và trữ tình (bộc lộ cảm xúc):

+ Khiến hình tượng sông Hương hiện lên không chỉ là dòng nước chảy mà là một sinh thể có tình cảm, tâm hồn phong phú.

+ Đồng thời, người đọc cũng cảm nhận rất rõ tình cảm yêu mến, tự hào mà tác giả dành cho dòng sông của quê hương mình.

- Ngôn ngữ giàu chất thơ khiến VB văn xuôi đẹp như một bài thơ bởi nhịp điệu, hình ảnh và cảm xúc. Ví dụ, những câu văn sau:

Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửacuộc đời của mình như một cô gái Di-gan (Digan) phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.

Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại.

Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.

Xem thêm các bài Tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tác giả tác phẩm: Thương nhớ mùa xuân

Tác giả tác phẩm: Vào chùa gặp lại

Tác giả tác phẩm: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Tác giả tác phẩm: Thề nguyền và vĩnh biệt

Tác giả tác phẩm: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

Đánh giá

0

0 đánh giá