Bố cục Bên bờ Thiên Mạc (Cánh diều) CHÍNH XÁC NHẤT

143

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu bố cục bài Bên bờ Thiên Mạc Ngữ văn lớp 8 bộ Cánh Diều chính xác nhất gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và tóm tắt văn bản hay nhất. Từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Bố cục Bên bờ Thiên Mạc (Cánh diều) CHÍNH XÁC NHẤT

Bố cục Bên bờ Thiên Mạc

- Phần 1 (từ đầu đến “Trần Bình Trọng”):

- Phần 2 (còn lại)

Nội dung chính Bên bờ Thiên Mạc

Truyện "Bên bờ Thiên Mạc" là tập truyện lịch sử kể về vị tướng Trần Bình Trọng tài năng đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 khi ông mới 26 tuổi (năm 1285).

Bố cục Bên bờ Thiên Mạc (Cánh diều) CHÍNH XÁC NHẤT (ảnh 1)

 

Ý nghĩa nhan đề Bên bờ Thiên Mạc

Văn bản Bên bờ Thiên Mạc kể về tình tiết thú vị khi Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng và hết sức bí mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc. Trong cuộc hành trình của Hoàng Đỗ, từ một cậu bé chăn cừu đến trở thành người được giao trọng trách quan trọng này, chúng ta được chứng kiến sự phát triển của một nhân vật trẻ tuổi, đầy tài năng và lòng yêu nước sâu sắc.

Giá trị nội dung Bên bờ Thiên Mạc

Truyện "Bên bờ Thiên Mạc" là tập truyện lịch sử kể về vị tướng Trần Bình Trọng tài năng đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 khi ông mới 26 tuổi (năm 1285).

Giá trị nghệ thuật Bên bờ Thiên Mạc

- Cách diễn tả tâm lý nhân vật độc đáo, phương thức đối thoại hấp dẫn làm cho câu chuyện hay hơn, sinh động hơn.

- Sự kết hợp nhuần nhị giữa kiến thức lịch sử vững chãi, cảm xúc dồi dào, tưởng tượng phong phú của tác giả.

Tóm tắt Bên bờ Thiên Mạc

Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc. Trước khi giao nhiệm vụ, ông căn dặn cậu về sự quan trọng của nhiệm vụ và cho biết nếu gặp giặc phải cố gắng trốn thoát, nếu không phải nhai nuốt bản lệnh không được để lọt vào tay quân giặc. Thế nhưng, dù gì thì Hoàng Đỗ vẫn là một đứa trẻ, vẫn có những nỗi sợ hãi và lo lắng. Hoàng Đỗ tự mình nghĩ ra cách để chiến thắng lũ giặc và được Trần Quốc Tuấn thưởng cho bộ quần áo chiến và một thanh kiếm. Ông còn lột làn da có thích chàm ba chữ “Quan trung khách” lên trán cậu bé. Đây là ba chữ đại diện cho thân phận của những người tự do, phân biệt với các nô tì thân phận thấp hèn. Với cậu bé, chắc hẳn đây sẽ là món quà mà cậu khát khao và trân quý lắm. Sau đó, Trần Quốc Tuấn còn nhận Hoàng Đỗ là em nuôi.

Bố cục Bên bờ Thiên Mạc (Cánh diều) CHÍNH XÁC NHẤT (ảnh 3)

Đọc tác phẩm Bên bờ Thiên Mạc

Trần Bình Trọng dẫn họ về nhà Nhân Tông đang ở. Trần Quốc Tuấn hỏi cậu bé chăn ngựa một lần nữa về con đường qua Màn Trò. Ông hài lòng vì Hoàng Đỗ tỏ ra hiểu rõ bãi lầy. Ông giơ một viên sáp lớn lên trước mặt:

- Đây là một đạo lệnh bí mật bọc sáp. Khi vượt xong bãi lầy, cháu tách đi một đường riêng tới quân doanh của Thượng tướng quân Trần Quang Khải. Cháu sẽ trao tận tay Thượng tướng quân bản lệnh này và chỉ được trao cho chính tay Thượng tướng quân mà thôi. Nếu nửa đường gặp giặc, cháu phải cố vượt thoát. Nếu vượt không được thì phải nhai nuốt bản lệnh này đi. Việc lớn của nước nhà nằm trong viên sáp này đó!

Trần Quốc Tuấn trao viên sáp cho Hoàng Đỗ. Cậu bé chăn ngựa nhận viên sáp và cúi đầu nghĩ ngợi. Trần Quốc Tuấn chăm chú ngắm cậu bé. Ông đã được Trần Bình Trọng kể lại trận phá vây ải Khả Lá và những người lính được thưởng đồng tiền bạc. Ông hỏi:

- Cháu còn vương vấn điều chi trong lòng thế?

- Thưa Quốc công, cháu chỉ là thằng bé chăn ngựa. Nhưng bố cháu đã dạy cháu phải trung với nước. Dù có chết cho nước, cháu cũng không sợ, nhưng cháu sợ không đảm đương nổi việc này.

- Ờ, cháu cứ nói nữa đi. Thật thà như vậy là đáng khen đấy!

- Cháu sợ nửa đường gặp giặc

- Thì cháu làm thế nào?

- Cháu sẽ có vượt vòng vây

- Nếu chúng vây kín quá?

- Thì cháu sẽ làm đúng như lời Quốc công đã dặn là nhai nuốt bản lệnh này đi.

- Thế là cháu hiểu kĩ lời ta đó.

Nhưng cậu bé chăn ngựa tỏ ra băn khoăn hơn:

- Nuốt xong, cháu không chịu chết một mình đâu. Cháu sẽ xông vào chúng nó. May ra cháu đổi mạng cháu được vài mạng giặc.

- Thế thì ta lại càng khen cháu chứ sao!

Hoàng Đỗ kêu lên:

- Nhưng dạo chúng cháu phá vây trên ải Khả Lá thì lại thế này cơ. Khi chúng cháu xông vào, chúng cháu liều chết với giặc, cuối cùng… cuối cùng, chúng cháu không chết mà chính lũ giặc đứa thì chết, đứa thì bỏ chạy bán mạng…

Trần Quốc Tuấn bật cười lớn:

- Binh pháp gọi như thế là “vào đất chết để tìm lấy sống” đó. Có ai ngăn cháu làm như vậy đâu!

Trần Bình Trọng cũng cười:

- Thì lúc ấy ta lại thưởng thêm cho một đồng tiền bạc nữa chứ sao

Cậu bé chăn ngựa ngơ ngác:

- Nhưng nếu vào đất chết mà lại sống thì khi cháu gặp Thượng tướng quân, cháu biết ăn nói làm sao?

- Sao hử?

- Bởi trước khi liều chết, cháu đã phải nuốt bản mật lệnh này, còn đâu để mà trao tay cho Thượng tướng quân được nữa.

Trần Quốc Tuấn nheo mắt cười. Mặt ông tươi tắn và trẻ trung, sinh động. Ông móc trong bọc ra một vật và khẽ rung cổ tay. Tiếng lanh canh reo vui lại vang lên:

- Ta cũng đã nghĩ trước điều đó rồi. Khi ấy, cháu sẽ trao cái khóa bạc này cho Thượng tướng quân. Thượng tướng quân suy nghĩ rồi sẽ hiểu được ý ta. Nếu vật này có rơi vào tay quân Nguyên, chúng cũng không thể nào ngờ được rằng chiếc khóa bạc có liên quan gì đến vận nước đâu.

Hoàng Đỗ yên lòng. Cậu sụp lạy Trần Quốc Tuấn rồi quay sang lạy từ Trần Bình Trọng.

Trần Quốc Tuấn muốn để hai thầy trò tự do hơn, ông vẫy ông già Màn Trò cùng ra khỏi lều. Hai thầy trò Trần Bình Trọng ngắm vẻ mặt của Hoàng Đỗ. Cậu bé chăn ngựa đã biết đem tất cả những gì mình có, từ trí tuệ, tài năng đến tấm lòng hiến dâng cho nước. Có được những người lính như thế này thật là một hạnh phúc đối với những người làm tướng. Bất giác, Trần Bình Trọng lặp lại điều mà Quốc công Tiết chế đã từng nói. Nhưng đột nhiên, ông nhớ lại và thấy trước đây, ông chưa đối xử rộng tình với quân sĩ và gia nô của ông.

- Em… em!... – Trần Bình Trọng lúng túng – Ta… ta muốn… muốn…

Trần Bình Trọng lần trong mình để tìm thưởng cho cậu bé gia nô một vật gì trước lúc lên đường. Ông muốn vật ấy phải xứng với một cậu bé như Hoàng Đỗ. Nhưng ngoài bộ quần áo chiến và thanh kiếm dùng làm vật giữ mình ra, Trần Bình Trọng không còn vật gì khác.

Bất chợt nhìn xuống mặt Hoàng Đỗ, Trần Bình Trọng sực nghĩ ra một điều lớn lao. Ông trang nghiêm bảo cậu bé nô tì:

- Em hãy quỳ xuống và ngẩng mặt lên!

Trần Bình Trọng rút kiếm, cầm lên phía mũi nhọn. Ông tha thiết nói:

- Lòng em hẳn khao khát điều này.

Trần Bình Trọng dùng mũi kiếm rạch lên trán Hoàng Đỗ thành một ô vuông nhỏ và lột làn da có thích chàm ba chữ “Quan trung khách”, ba chữ phân biệt những người dân tự do với các nô tì thân phận gần như loài vật. Máu từ trán Hoàng Đỗ chảy xuống khuôn mặt rạng rỡ của cậu bé chăn ngựa. Trần Bình Trọng cắt một vạt áo chiến của mình và dùng thuốc dấu buộc trán cho Hoàng Đỗ. Đây là món thuốc gia truyền rất hiệu nghiệm mà ông luôn luôn đem theo bên mình. Ông đặt hai tay lên đôi vai của cậu bé và nói với tất cả niềm xúc động, trìu mến của mình:

- Hoàng Đỗ! Kể từ lúc này, em không còn là một nô tì nữa. Kể từ lúc này, em là em nuôi của ta! Em có bằng lòng không?

Hoàng Đỗ toan cúi lạy Trần Bình Trọng để tạ ơn nhưng ông ngăn lại và ôm cậu bé vào lòng. Giữa lúc hai thầy trò Trần Bình Trọng gần gũi nhau như thế, tiếng trống đồng bỗng ình ình đánh. Từ ngoài cửa, Trần Quốc Tuấn và ông già Màn Trò vội vã bước vào.

- Giặc đến. Thuyền của chúng đã thấp thoáng ngang bến đò Chương Dương rồi.

Ông già Màn Trò hổn hển báo tin. Nhưng ông chợt sửng sốt nhìn mãi lên trán đứa con trai. Rồi ông kêu lên một tiếng nghi hoặc:

- Con? Có thật không con?

Ông già bước mau lại gần cậu bé chăn ngựa. Ông đưa tay định cởi mảnh vải buộc trán cậu bé. Nhưng bàn tay gầy guộc của ông vừa mới giơ lên tới nơi lại hạ xuống, rờ rẫm rồi đặt lên vai con. Trần Bình Trọng im lặng nhìn hai cha con người lính chăn ngựa. Ông cảm thấy sung sướng và bằng lòng về hành động của mình.

Xem thêm các bài bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bố cục Quang Trung đại phá quân Thanh

Bố cục Đánh nhau với cối xay gió

Bố cục Tức nước vỡ bờ

Bố cục Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

Bố cục Chiều sâu của truyện Lão Hạc

Đánh giá

0

0 đánh giá