Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Giải SBT Ngữ Văn 8 Bài tập viết trang 28 (Cánh diều) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Ngữ văn 8 từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.
SBT Ngữ Văn 8 Bài tập viết trang 28 (Cánh diều)
Bài tập viết trang 28
Trả lời:
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội nội dung và ý nghĩa của một nhận định, một ý kiến về tư tưởng, tình cảm hay quan niệm về lối sống, cách ứng xử,...
- Để viết được bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, em cần chú ý:
+ Tìm hiểu kĩ nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí được nêu trong đề
+ Trình bày rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy và lí giải vì sao.
+ Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận).
+ Sử dụng lí lẽ và bằng chứng cụ thể để làm rõ ý kiến, tăng sức thuyết phục cho bài viết.
Trả lời:
- Đề 1: Suy nghĩ về câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.
- Đề 2: Suy nghĩ về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.”
- Đề 3: Suy nghĩ về 2 câu thơ của Chế Lan Viên:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”
Trả lời:
- Giống nhau: Cả hai đều thuộc kiểu bài nghị luận xã hội, những vấn đề gần gũi và có ý nghĩa với mọi người. Cách làm cả hai kiểu bài đều vận dụng kết hợp các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,...
- Khác nhau: Bài nghị luận về một vấn đề của đời sống thường lấy một hiện tượng có thật trong cuộc sống (con người, sự việc,...), có thể tích cực hoặc tiêu cực để yêu cầu người viết bản luận, ngợi ca hoặc phê phán, còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là kiểu bài thường nhân một câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao,…để yêu cầu người viết bàn luận.
- Câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.” có nghĩa là gì?
- Tại sao “thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”?
Trả lời:
- Ý nghĩa câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.”:
+ Đây là cách nói hình ảnh: “Làm ma” tức là chết, “làm vương” tức là làm vua. Câu nói có nghĩa đen: Ta thà chết chứ không thèm làm vua cho xứ người – đất Bắc (chỉ Trung Quốc).
- Câu nói ấy cũng có thể suy rộng ra theo nghĩa bóng: Con người sống cần giữ khí tiết, “chết trong còn hơn sống đục”, “giấy rách phải giữ lấy lề”,... chỉ cách sống trong sạch, đúng với nhiều tình huống và hoàn cảnh khác nhau.
- Lí do danh tướng Trần Bình Trọng nói rằng “thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”:
+ Đối với ông, trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn hòa bình cho đất nước; đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi nước Nam mới là điều quan trọng hàng đầu. Ông sẵn sàng hi sinh để bảo vệ quê hương và sẽ không bao giờ đầu hàng trước tiền tài, danh vọng, quyền lực xứ Bắc.
+ Câu nói đã thể hiện tinh thần anh dũng, khí phách hiên ngang và lòng yêu nước sâu sắc Trần Bình Trọng dành cho đất nước.
Trả lời:
- Trong một bài viết nghị luận, các thành phần chính gồm vấn đề, ý kiến, lí lẽ và bằng chứng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Vấn đề: Đây là điều mà bài viết đang thảo luận. Nó thường được đưa ra nhằm kích thích sự quan tâm của người đọc và làm nền tảng cho việc trình bày các ý kiến sau này.
+ Ý kiến: Đây là quan điểm hoặc luận điểm của người viết về vấn đề được đề cập. Ý kiến được hỗ trợ bằng lí lẽ và bằng chứng.
+ Lí lẽ: Lí lẽ là cách người viết sử dụng luận thuyết logic để chứng minh tính hợp lý của ý kiến hay quan điểm của mình. Lí lẽ cung cấp những lập luận, suy luận và giải thích để thuyết phục người đọc về tính đúng đắn của ý kiến.
+ Bằng chứng: Bằng chứng là các thông tin, sự kiện, tài liệu hoặc tư liệu khác được sử dụng để chứng minh tính chất đúng đắn của ý kiến. Bằng chứng có thể bao gồm các tài liệu nghiên cứu, số liệu thống kê, ví dụ cụ thể hoặc trích dẫn từ các tác giả uy tín.
- Câu chuyển đoạn trong bài nghị luận cần thiết vì:
+ Tạo sự liên kết: Câu chuyển đoạn giúp tạo sự liên kết và mạch lạc giữa các phần khác nhau trong bài viết. Nó giúp người đọc theo dõi một cách dễ dàng và tổ chức thông tin một cách rõ ràng.
+ Đưa ra lập luận mới: Câu chuyển đoạn có thể được sử dụng để giới thiệu một lập luận mới hoặc triển khai một phần quan trọng khác của ý kiến. Điều này giúp tăng tính thuyết phục và độ thống nhất của bài viết.
+ Chuyển dạng suy nghĩ: Câu chuyển đoạn cho phép người viết chuyển từ một ý kiến sang một ý kiến khác một cách mượt mà. Nó cũng giúp xây dựng sự liên kết giữa các lí lẽ và bằng chứng để tạo thành một luận điểm rõ ràng và mạch lạc.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
II. Bài tập tiếng Việt trang 27, 28
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.