Từ đề văn trong mục 2. Thực hành (SGK, trang 73): Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng

295

Với giải chi tiết Câu 4 trang 28 Bài 8: Truyện lịch sử và tiểu thuyết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Từ đề văn trong mục 2. Thực hành (SGK, trang 73): Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng

Câu 4 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Từ đề văn trong mục 2. Thực hành (SGK, trang 73): Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc. ”, hãy phát triển nội dung các ý giải thích câu nói đã nêu trong phần thân bài, cụ thể:

- Câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.” có nghĩa là gì?

- Tại sao “thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”?

Trả lời:

- Ý nghĩa câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.”:

+ Đây là cách nói hình ảnh: “Làm ma” tức là chết, “làm vương” tức là làm vua. Câu nói có nghĩa đen: Ta thà chết chứ không thèm làm vua cho xứ người – đất Bắc (chỉ Trung Quốc).

- Câu nói ấy cũng có thể suy rộng ra theo nghĩa bóng: Con người sống cần giữ khí tiết, “chết trong còn hơn sống đục”, “giấy rách phải giữ lấy lề”,... chỉ cách sống trong sạch, đúng với nhiều tình huống và hoàn cảnh khác nhau.

- Lí do danh tướng Trần Bình Trọng nói rằng “thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”:

+ Đối với ông, trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn hòa bình cho đất nước; đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi nước Nam mới là điều quan trọng hàng đầu. Ông sẵn sàng hi sinh để bảo vệ quê hương và sẽ không bao giờ đầu hàng trước tiền tài, danh vọng, quyền lực xứ Bắc.

+ Câu nói đã thể hiện tinh thần anh dũng, khí phách hiên ngang và lòng yêu nước sâu sắc Trần Bình Trọng dành cho đất nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá