Với giải chi tiết Câu 6 trang 26 Bài 8: Truyện lịch sử và tiểu thuyết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Trần Bình Trọng lần trong mình để tìm thưởng cho cậu bé
Câu 6 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Trần Bình Trọng lần trong mình để tìm thưởng cho cậu bé gia nô một vật gì trước lúc lên đường. Ông muốn vật ấy phải xứng với một cậu bé như Hoàng Đỗ. Nhưng ngoài bộ quần áo chiến và thanh kiếm dùng làm vật giữ mình ra, Trần Bình Trọng không còn vật gì khác.
Bất chợt nhìn xuống mặt Hoàng Đỗ, Trần Bình Trọng sực nghĩ ra một điều lớn lao. Ông trang nghiêm bảo cậu bé nô tì:
- Em hãy quỳ xuống và ngẩng mặt lên!
Trần Bình Trọng rút kiếm, cầm lên phía mũi nhọn. Ông tha thiết nói:
- Lòng em hẳn khao khát điều này.
Trần Bình Trọng dùng mũi kiếm rạch lên trán Hoàng Đỗ thành một ô vuông nhỏ và lột làn da có thích chàm ba chữ “Quan trung khách”, ba chữ phân biệt những người dân tự do với các nô tì thân phận gần như loài vật. Máu từ trán Hoàng Đỗ chảy xuống khuôn mặt rạng rỡ của cậu bé chăn ngựa. Trần Bình Trọng cắt một vật áo chiến của mình và dùng thuốc dấu buộc trán cho Hoàng Đỗ. Đây là món thuốc gia truyền rất hiệu nghiệm mà ông luôn luôn đem theo bên mình. Ông đặt hai tay lên đôi vai của cậu bé và nói với tất cả niềm xúc động, trìu mến của mình:
- Hoàng Đỗ! Kể từ lúc này, em không còn là một nô tì nữa. Kể từ lúc này, em là em nuôi của ta! Em có bằng lòng không?
Hoàng Đỗ toan cúi lạy Trần Bình Trọng để tạ ơn nhưng ông ngăn lại và ôm cậu bé vào lòng.”.
a) Trong đoạn trích, phần thưởng mà Trần Bình Trọng đã trao cho cậu bé Hoàng Đỗ là gì?
b) Trần Bình Trọng thiết tha nói: “Lòng em hẳn khao khát điều này.”. Em hiểu câu nói ấy như thế nào?
c) Ba chữ “Quan trung khách” trong đoạn trích mang ý nghĩa gì?
d) Thái độ và tình cảm của Trần Bình Trọng dành cho cậu bé Hoàng Đỗ ra sao?
Trả lời:
a) Phần thưởng xứng đáng mà Trần Bình Trọng trao cho Hoàng Đỗ là xoá vết xăm nô tì trên trán của cậu bé để cậu trở thành người dân bình thường, không còn là một nô tì nữa.
b) Câu nói của Trần Bình Trọng cho thấy phần thưởng mà Hoàng Đỗ được nhận là đúng như khát khao của cậu, vì từ đây cậu không còn thân phận của một kẻ nô tì.
c) Ba chữ “Quan trung khách” có nghĩa là người hầu tuyệt đối trung thành đối với quý tộc (thời xưa), nên “Quan trung khách” mang ý nghĩa phân biệt những người dân tự do với các nô tì “thân phận gần như loài vật”.
d) Trần Bình Trọng dành cho cậu bé Hoàng Đỗ tất cả sự ân cần, niềm xúc động và trìu mến như tình anh em ruột thịt.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nội dung nào sau đây là khái niệm của truyện lịch sử?
Câu 2 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Truyện lịch sử có cốt truyện như thế nào?
Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy làm sáng tỏ đặc điểm của một truyện lịch sử có cốt truyện đa tuyến qua đoạn trích (chú ý các yếu tố nhân vật và sự kiện chính).
Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Theo em, qua đoạn trích, tác giả muốn giới gắm đến đọc thông điệp gì?
Câu 5 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Để viết bài giới thiệu về nhân vật Quang Trung trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh, em sẽ nêu những ý chính nào?
Câu 6 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Lời dụ của vua Quang Trung đối với quân lính có ý nghĩa như thế nào?
Câu 7 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Các tác giả Ngô gia văn phái là những cựu thần nhà Lê nhưng vì sao lại khắc hoạ hình ảnh vua Quang Trung đẹp đến như thế?
Câu 8 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Câu 1 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Phương án nào dưới đây thể hiện đầy đủ hậu quả của việc Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió?
Câu 2 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác giả muốn gửi gắm thông điệp nào qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió.
Câu 3 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, em có nhận xét gì về cách xây dựng hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô của tác giả?
Câu 4 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Theo em, việc Đôn Ki-hô-tê say mê, muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ và hành động của nhân vật này có những điểm nào tốt và không tốt?
Câu 5 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Câu hỏi 6, SGK) Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió gợi cho người đọc hai lối sống: mơ mộng và thực dụng. Theo em, nên chọn lối sống nào? Vì sao?
Câu 6 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Quan điểm của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô về vấn đề bị thương như thế nào?
Câu 7 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Đêm hôm ấy, hai người ở dưới các vòm cây,
Câu 1 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc gồm những nhân vật nào?
Câu 2 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhân vật Hoàng Đỗ được Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ gì?
Câu 3 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện qua những yếu tố nào ở văn bản này?
Câu 4 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Trong đoạn trích trên, điều gì gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với em? Vì sao?
Câu 5 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc giúp em hiểu thêm được gì về tấm lòng của những người con nước Việt khi đất nước có giặc ngoại xâm?
Câu 6 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Câu 1 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Bài tập 1, SGK) Tìm câu khẳng định và câu phủ định trong những câu dưới đây. Chỉ ra đặc điểm về ý nghĩa và hình thức của mỗi câu.
Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Bài tập 3, SGK) Chuyển những câu khẳng định sau thành những câu có ý nghĩa tương đương, trong đó có sử dụng hai lần từ phủ định:
Câu 3 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm từ có nghĩa phủ định trong những câu sau. Chỉ ra nét khác nhau về nghĩa giữa từ đó với từ không
Câu 4 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Những câu dưới đây được dùng với mục đích nghi vấn (hỏi để được trả lời hay với mục đích khẳng định, phủ định? Vì sao?
Câu 1 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Thế nào là bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? Để viết được bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, em cần chú ý những gì?
Câu 2 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Từ cách hiểu về kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, em hãy nêu 2 – 3 đề văn tương tự dạng đề đã cung cấp trong SGK, trang 72.
Câu 3 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí giống và khác kiểu bài nghị luận về một vấn đề của đời sống (Bài 4) như thế nào?
Câu 4 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Từ đề văn trong mục 2. Thực hành (SGK, trang 73): Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc
Câu 5 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra mối quan hệ giữa vấn đề, ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong bài viết; giải thích vì sao cần có câu chuyển đoạn trong bài nghị luận.
Câu 1 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một nhân vật lịch sử hoặc tác phẩm văn học, em cần chú ý các yêu cầu nào?
Câu 2 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tại sao SGK (trang 76) lại lưu ý: Ở bài này, chú ý rèn luyện kĩ năng nghe nhiều hơn? Theo em, kĩ năng nói (trình bày) và kĩ năng nghe (tiếp nhận) khác nhau như thế nào?
Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu các yêu cầu cần chú ý trong khi thực hành nói và nghe ở bài học này.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
III. Bài tập viết trang 20
IV. Bài tập nói và nghe trang 20
I. Bài tập đọc hiểu trang 21
II. Bài tập tiếng Việt trang 27, 28
III. Bài tập viết trang 28