Với Giải trang 103 Tập 2 SBT Toán lớp 11 trong Bài 4: Hai mặt phẳng vuông góc Sách bài tập Toán lớp 11 Cánh Diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán lớp 11.
SBT Toán 11 trang 103 Tập 2 (Cánh Diều)
A. Nếu a ⊥ (Q) thì (P) ⊥ (Q);
B. Nếu a ⊥ (Q) thì a ⊥ b với mọi b ⊂ (Q);
C. Nếu a ⊥ (Q) thì (P) // (Q);
D. Nếu a ⊥ (Q) thì a ⊥ d với d = (P) ⋂ (Q).
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
· Đáp án A mang nội dung đúng, vì điều kiện để hai mặt phẳng vuông góc với nhau là: nếu mặt phẳng này chứa một đường thẳng mà đường thẳng đó vuông góc với mặt phẳng kia thì hai mặt phẳng đó vuông góc với nhau. Từ đó ta có: a ⊂ (P) nếu a ⊥ (Q) thì (P) ⊥ (Q).
· Đáp án B và D mang nội dung đúng, vì theo định nghĩa của đường thẳng vuông góc với mặt phẳng thì với một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng thì đường thẳng đó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng đó.
Từ đó ta có: nếu a ⊥ (Q) thì a ⊥ b với mọi b ⊂ (Q);
Và nếu a ⊥ (Q) thì a ⊥ d với d = (P) ⋂ (Q) (vì d ⊂ (Q)).
· Đáp án C mang nội dung sai, vì hai mặt phẳng (P) và (Q) cắt nhau (giả thiết), nên chúng không thể song song với nhau.
A. Nếu a ⊥ d thì a ⊥ (Q);
B. Nếu a ⊥ d thì a // (Q);
C. Nếu a ⊥ d thì a // b với mọi b ⊂ (Q);
C. Nếu a ⊥ d thì a // c với mọi c // (Q).
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
· Đáp án A đúng: Lấy mặt phẳng (R) bất kì chứa đường thẳng a và cắt (P) theo giao tuyến là đường thẳng a’.
Ta có: a’ = (R) ∩ (P) và a // (P) nên suy ra a // a’.
Nếu a ⊥ d, mà a // a’ nên a’ ⊥ d.
Lại có: (P) ⊥ (Q), d = (P) ∩ (Q), a’ ⊂ (P) và a’ ⊥ d nên suy ra a’ ⊥ (Q).
Mà a // a’ nên a ⊥ (Q).
Vậy nếu a ⊥ d thì a ⊥ (Q).
· Đáp án B sai: Vì nếu a ⊥ d thì a ⊥ (Q).
· Đáp án C sai: Vì nếu a ⊥ d thì a ⊥ (Q) nên suy ra a ⊥ b với mọi b ⊂ (Q).
· Đáp án D sai:
Lấy mặt phẳng (M) bất kì chứa đường thẳng c và cắt (Q) theo giao tuyến là đường thẳng c’.
Ta có: c’ = (M) ∩ (Q) và c // (Q) nên suy ra c // c’.
Nếu a ⊥ d thì a ⊥ (Q) (cmt), mà c’ ⊂ (Q) nên a ⊥ c’.
Ta thấy: a ⊥ c’, c // c’ nên suy ra a ⊥ c với mọi c // (Q).
Bài 35 trang 103 SBT Toán 11 Tập 2: Hai mặt phẳng cùng vuông góc với mặt phẳng thứ ba thì:
A. Song song với nhau;
B. Trùng nhau;
C. Không song song với nhau;
D. Song song với nhau hoặc cắt nhau theo giao tuyến vuông góc với mặt phẳng thứ ba.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Giả sử ta có: (P) ⊥ (R), (Q) ⊥ (R), gọi a = (P) ∩ (R), b = (Q) ∩ (R).
Mà (P) và (Q) là hai mặt phẳng phân biệt nên a và b không trùng nhau.
Hơn nữa: a và b cùng nằm trong (R), nên xảy ra hai trường hợp:
· Nếu a // b, mà a ⊂ (P), b ⊂ (Q) nên suy ra (P) // (Q).
· Nếu a cắt b, mà a ⊂ (P) và b ⊂ (Q), nên ta gọi c = (P) ∩ (Q).
Do (P) ⊥ (R), (Q) ⊥ (R) và c = (P) ∩ (Q) nên suy ra c ⊥ (R).
Vậy ta chọn phương án D.
A. SA;
B. SB;
C. SC;
D. SD.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Vì S ∈ (SAB) ∩ (SAC), A ∈ (SAB) ∩ (SAC) nên suy ra SA = (SAB) ∩ (SAC).
Ta có: (SAB) ⊥ (ABCD), (SAC) ⊥ (ABCD) và SA = (SAB) ∩ (SAC)
Suy ra SA ⊥ (ABCD).
Xem thêm các bài SBT Toán 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Bài 35 trang 103 SBT Toán 11 Tập 2: Hai mặt phẳng cùng vuông góc với mặt phẳng thứ ba thì:
Bài 38 trang 104 SBT Toán 11 Tập 2: Chứng minh các định lí sau
a) (SAB) ⊥ (SBC);
b) (SAD) ⊥ (SCD).
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.