SBT Toán 8 (Cánh diều) Bài 1: Hình chóp tam giác đều

188

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Toán 8 (Cánh diều) Bài 1: Hình chóp tam giác đều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi vở bài tập Toán 8 Bài 1 từ đó học tốt môn Toán 8.

SBT Toán 8 (Cánh diều) Bài 1: Hình chóp tam giác đều

Bài 1 trang 73 SBT Toán 8 Tập 1Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu sai? Vì sao?

a) Hình chóp tam giác đều có 6 mặt

b) Hình chóp tam giác đều có 3 cạnh đáy bằng nhau.

c) Hình chóp tam giác đều có 8 đỉnh

d) Hình chóp tam giác đều có các mặt bên là những tam giác cân.

Lời giải:

Hình chóp tam giác đều S.ABC có đỉnh S và 4 mặt. Trong đó, 1 mặt đáy là tam giác ABC đều, 3 mặt bên clà những tam giác cân SAB,SBC,SAC. Vậy các phát biểu đúng là: b,d; các phát biểu sai: a,c.

Bài 2 trang 73 SBT Toán 8 Tập 1Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

a) Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều bằng nửa tích của chu vi đáy với độ dài trung đoạn.

b) Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều bằng nửa tích của chu vi đáy với chiều cao.

c) Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều bằng tích của chu vi đáy với độ dài trung đoạn.

d) Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều bằng nửa tổng của chu vi đáy với độ dài trung đoạn. 

Lời giải:

Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều bằng nửa tích của chu vi đáy với độ dài trụng đoạn.

→   Phát biểu a là đúng.

Bài 3 trang 73 SBT Toán 8 Tập 1Cho hình chóp tam giác đều có độ dài cạnh đáy bằng 10 cm và độ dài trung đoạn bằng 9 cm. Tính diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều đó.

Lời giải:

Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều đó là:

Sxq=12.(10.3).9=135(cm2).

Bài 4 trang 73 SBT Toán 8 Tập 1Cho hình chóp tam giác đều có thể tích bằng 30 cm3 và chiều cao bằng 12 cm. Tính diện tích đáy của hình chóp tam giác đều đó.

Lời giải:

Áp dụng công thức V=13.S.h, trong đó V là thể tích, S là diện tích đáy, h là chiều cao của hình chóp tam giác đều, ta có: 30=13.S.12.

Suy ra S=7,5(cm2).

Vậy diện tích đáy của hình chóp tam giác đều đó là 7,5cm2.

Bài 5 trang 74 SBT Toán 8 Tập 1Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có độ dài cạnh đáy bằng 9 cm, SH là chiều cao. Gọi M là trung điểm của BC (Hình 5). Tính thể tích của hình chóp S.ABC, biết H là trọng tâm của tam giác ABCAH=33AB và SH=2AH.

Sách bài tập Toán 8 Bài 1 (Cánh diều): Hình chóp tam giác đều (ảnh 1)

Lời giải:

Ta có: AH=33AB nên AH=33 cm. Suy ra SH=2AH=63 cm.

Do H là trọng tâm của tam giác ABC nên AH=23AM.

Suy ra AM=32AH=932 cm.

ΔABM=ΔACM(c-c-c) suy ra AMB^=AMC^=90. Do đó AMBC.

Diện tích của hình chóp tam giác đều đó là:

SABC=12.BC.AM=8134(cm2)

Thể tích của hình chóp tam giác đều đó là: 13.SABC.SH=2432(cm2).

Bài 6 trang 74 SBT Toán 8 Tập 1Bạn Nam có hai hộp quà có dạng hình chóp tam giác đều. Hộp quà thứ nhất có độ dài cạnh đáy bằng 30 cm và độ dài trung đoạn bằng 24 cm. Hộp quà thứ hai có độ dài cạnh đáy bằng 35 cm và độ dài trung đoạn bằng 32 cm. Bạn Nam dự định dán giấy màu bên ngoài cả ba mặt xung quanh của mỗi hộp quà: Hộp quà thứ nhất dán giấy màu đỏ có giá 35 000 đồng/m2; Hộp quà thứ hai dán giấy màu xanh có giá 25 000 đồng/m2.

a)     Với số tiền 10 000 đồng, bạn Nam có thể dán giấy màu vào cả hai hộp quà như dự định hay không? Vì sao?

b)    Bạn Nam nhận định: “Diện tích xung quanh của hộp quà thứ nhất bằng 70% diện tích xung quanh của hộp quà thứ hai”. Nhận định của bạn Nam có đúng hay không? Vì sao?

Lời giải:

Đổi: 30cm=0,3m;24cm=0,24m;35cm=0,35m;32cm=0,32m.

a) Diện tích xung quanh của hộp quà thứ nhất là: 12.(0,3.3).0,24=0,108(m2)

Diện tích xung quanh của hộp quà thứ hai là: 12.(0,35.3).0,32=0,168(m2)

Số tiền bạn Nam cần trả để mua giấy màu dán hai hộp quà là:

0,108.35000+0,168.25000=7980 (đồng)

Do 7 980 < 10 000 nên với số tiền 10 000 đồng, bạn Nam có thể dán giấy màu vào cả hai hộp quà như dự định.

b)    Tỉ số phần trăm giữa diện tích xung quanh của hộp quà thứ nhất và diện tích xung quanh của hộp quà thứ hai là:

0,108.1000,168%64,3%

Vậy nhận định của bạn Nam là sai.

Xem thêm Lời giải bài tập Toán 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối chương 3

Bài 2: Hình chóp tứ giác đều

Bài tập cuối chương 4

Bài 1: Định lí Pythagore

Bài 2: Tứ giác

Đánh giá

0

0 đánh giá