VBT Vật lí lớp 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ | Giải VBT Vật lí lớp 9

429

Toptailieu.vn giới thiệu Giải vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ trang 111, 112, 113, 114 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Vật lí lớp 9. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

Mục I - Phần A,Trang 111,112 VBT Vật lí 9:

1. Thí nghiệm

C1:

Đường nối các vị trí A, I, A' là đường truyền của tia sáng từ đinh ghim A đến mắt vì:

Đặt mắt ở phía cạnh cong của miếng thủy tinh, ta thấy chỉ có một vị trí quan sát được hình ảnh của đinh ghim A qua miếng thủy tinh. Điều đó chứng tỏ ánh sáng từ A phát ra, truyền đến khe hở I vào miếng thủy tinh rồi đến mắt. Khi chỉ nhìn thấy đinh ghim A' có nghĩa là A' đã che khuất I và A, do đó ánh sáng từ A phát ra không đến được mắt. Vậy đường nối các vị trí A, I, A' là đường truyền của tia sáng từ đinh ghim A tới mắt.

C2:

 Đường truyền của tia sáng từ không khí vào thủy tinh có đặc điểm:

   + Tia sáng đi từ không khí vào thủy tinh, bị khúc xạ tại mặt phân cách giữa không khí và thủy tinh.

   + AI là tia tới, IA’ là tia khúc xạ, góc NIA là góc tới, góc NTA’ là góc khúc xạ (hình vẽ).

VBT Vật lí lớp 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ  | Giải VBT Vật lí lớp 9  (ảnh 1)

2. Kết luận

Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thủy tinh thì:

   + góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

   + góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm).

3. Mở rộng

Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới và góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm).

Mục II - Phần A,Trang 112 VBT Vật lí 9:

C3:

Nối B với M cắt PQ tại I

Nối I với A ta có đường truyền của tia sáng tới mắt: AIM

VBT Vật lí lớp 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ  | Giải VBT Vật lí lớp 9  (ảnh 2)

C4:

IG là đường biểu diễn tia khúc xạ của tia tới SI.

VBT Vật lí lớp 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ  | Giải VBT Vật lí lớp 9  (ảnh 3)

Câu 40 - 41.1 bài tập SBT,Trang 113 VBT Vật lí 9:

Hình 40-41.1 cho biết PQ là mặt phân cách giữa không khí và nước, I là điểm tới, SI là tia tới, IN là pháp tuyến. Cách vẽ nào biểu diễn đúng hiện tượng khúc xạ của tia sáng khi đi từ không khí vào nước? Giải thích cách lựa chọn.

VBT Vật lí lớp 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ  | Giải VBT Vật lí lớp 9  (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước:

- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới

- Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

Lời giải: Chọn D. 

Vì khi đó góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

Câu 40 - 41.2 bài tập SBT,Trang 113 VBT Vật lí 9:

Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d), e) với một phần 1, 2, 3, 4, 5 để được một câu có nội dung đúng.

a) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau thì 
1. góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
b) Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước thì
2. bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ. Độ lớn góc phản xạ bằng góc tới. 
c) Khi tia sáng truyền từ nước vào không khí thì
3. góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. 
d) Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì
4. góc khúc xạ cũng bằng không, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường. 
e) Khi góc tới bằng 0 thì 5. bị gãy khúc ngay tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ. Độ lớn góc khúc xạ không bằng góc tới.

Phương pháp giải:

Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng

+ Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước:

- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới

- Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

+ Khi tia sáng truyền được từ nước sang không khí

- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới

- Góc khúc xạ lớn hơn góc tới

Lời giải:

a - 5; b - 3; c -1; d - 2; e - 4

Câu 40 - 41.3 bài tập SBT,Trang 113 VBT Vật lí 9: Hình 40-41.2 mô tả một bạn học sinh nhìn qua ống thẳng thấy được hình ảnh viên sỏi đáy bình nước.

VBT Vật lí lớp 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ  | Giải VBT Vật lí lớp 9  (ảnh 5)

a. Giữ nguyên vị trí của ống, nếu bạn đó dùng một que thẳng, dài xuyên qua ống thì đầu que có chạm vào viên sỏi không?Vì sao?

b. Vẽ đường truyền của tia sáng từ viên sỏi đến mắt trong trường hợp đó.

Phương pháp giải:

Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng

+ Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước:

- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới

- Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

Lời giải:

a. Dùng que thẳng và dài xuyên qua ống, đầu que không chạm vào viên sỏi vì viên sỏi không nằm trên đường thẳng của que

b. Nối vị trí của viên sỏi với vị trí miệng ống tiếp xúc với mặt nước (điểm I). Nối I tới vị trí đặt mắt.

Câu 41.a bài tập bổ sung,Trang 113,114 VBT Vật lí 9:

Hãy ghép mỗi nội dung ở bên trái với nội dung ở cột bên phải để thành một câu đúng.

1. Khi ánh sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì

2. Chiếu một tia sáng tới mặt phân cách giữa nước và không khí dưới góc tới  thì

3. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng cho

a) góc khúc xạ lớn hơn góc tới

b) góc khúc xạ , tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.

c) tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia của pháp tuyến, góc khúc xạ không bằng góc tới.

d) góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

Phương pháp: Sử dụng định nghĩa về hiện tượng khúc xạ ánh sáng và các tính chất của các tia

Lời giải:

1- d                   2 - b                  3 - c

Câu 41.b bài tập bổ sung,Trang 113,114 VBT Vật lí 9:

Chọn câu đúng

Khi một tia sáng truyền từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì:

A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ

B. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ

C. Có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ và phản xạ

D. Không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ và phản xạ

Phương pháp: Sử dụng tính chất đường truyền của tia sáng khi đi từ không khí sang môi trường nước.

Lời giải:

Khi một tia sáng truyền từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì chỉ có thể đồng thời xảy ra hiện tượng khúc xạ và phản xạ.

Chọn đáp án: C

Đánh giá

0

0 đánh giá