Bài 8.24 trang 80 Toán 11 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán lớp 11

175

Với giải Bài 8.24 trang 80 SGK Toán 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài tập cuối chương 8 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Bài 8.24 trang 80 Toán 11 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán lớp 11

Bài 8.24 trang 80 Toán 11 Tập 2: Gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất liên tiếp hai lần. Xét các biến cố sau:

A: “Ở lần gieo thứ nhất, số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 1”;

B: “Ở lần gieo thứ hai, số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 2”;

C: “Tổng số chấm xuất hiện trên con xúc xắc ở hai lần gieo là 8”;

D: “Tổng số chấm xuất hiện trên con xúc xắc ở hai lần gieo là 7”.

Chứng tỏ rằng các cặp biến cố A và C; B và C; C và D không độc lập.

Lời giải:

Không gian mẫu là tập hợp số chấm xuất hiện khi gieo con xúc xắc hai lần liên tiếp khi đó n(Ω) = 6 . 6 = 36.

A = {(1; 1); (1; 2); (1; 3); (1; 4); (1; 5); (1; 6)}. Suy ra: P(A) = 636=16.

B = {(1; 2); (2; 2); (3; 2); (4; 2); (5; 2); (6; 2)}. Suy ra: P(B) = 636=16.

C = {(2; 6); (3; 5); (4; 4); (5; 3); (6; 2)}. Suy ra: P(C) = 536.

D = {(1; 6); (2; 5); (3; 4); (4; 3); (5; 2); (6; 1)}. Suy ra: P(D) = 636=16.

Do đó:

P(A) . P(C) = 16.536=5216;

P(B) . P(C) = 16.536=5216;

P(C) . P(D) = 536.16=5216.

Mặt khác:

AC = . Suy ra: P(AC) = 0.

BC = {(6; 2)}. Suy ra: P(BC) = 136.

CD = . Suy ra: P(CD) = 0

Khi đó:

P(AC) ≠ P(A) . P(C) ;

P(BC) ≠ P(B) . P(C);

P(CD) ≠ P(C) . P(D).

Vậy các cặp biến cố A và C; B và C; C và D không độc lập.

Đánh giá

0

0 đánh giá