Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

TOP 10 mẫu Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta (2024) HAY NHẤT

198

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta (2024) HAY NHẤT Cánh diều hay nhất gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

TOP 10 mẫu Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta.

Bạn nghĩ ai sẽ thắng: Nhạc Phi hay Lý Thường Kiệt?

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta (mẫu 1)

Trong lịch sử triều Lý, có lẽ Lý Thường Kiệt là một trong những cái tên nổi danh nhất khi ông phò Vua phá Tống bình Chiêm công danh hiển hách. Tuy nhiên, ít người biết ông vốn không thuộc hoàng tộc nhà Lý và lại càng ít người biết ông xuất thân từ quan thái giám. Lý Thường Kiệt vốn tên Ngô Tuấn, là con trai của tướng Ngô An Ngữ với phu nhân họ Hàn. Ông sinh năm 1019 dưới triều vua Lý Thái Tổ. Tương truyền, từ khi sinh ra, số mệnh Lý Thường Kiệt đã được báo trước là sẽ công danh hiển hách song lại phiền là không có con nối dõi. Tên tuổi Lý Thường Kiệt nổi như cồn, trở thành 1 nhân vật lớn trong thời đại nhà Lý. Trang sử vẻ vang nhất trong cuộc đời Lý Thường Kiệt và cũng là trong triều đại nhà Lý là cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075-1077. Trang sử vẻ vang nhất trong cuộc đời Lý Thường Kiệt và cũng là trong triều đại nhà Lý là cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075-1077. Năm 1105, Lý Thường Kiệt mất, được tặng chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, tặng thực ấp 1 vạn hộ. Trong lịch sử Việt Nam, Lý Thường Kiệt là thái giám đầu tiên nêu gương sáng về tấm lòng phò vua báo quốc. Trong lịch sử chiến tranh Đại Việt – Trung Quốc, ông là tướng Việt duy nhất chủ động đánh sang Trung Quốc để bẻ gãy mũi nhọn xâm lược của địch.

Kim Đồng – Wikipedia tiếng Việt

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta (mẫu 2)

Kim Đồng là một vị thiếu niên anh hùng. Anh là người dân tộc Nùng. Từ nhỏ, Kim Đồng đã tham gia cách mạng. Anh là đội trưởng Đội Nhi đồng cứu quốc. Nhiệm vụ của anh là giao liên, đưa đón Việt Minh và vận chuyển thư từ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Kim Đồng đã lập được nhiều chiến công. Một lần, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới. Anh đã trí đánh lạc hướng chúng và phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn. Sau này, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Em cảm thấy rất ngưỡng mộ và yêu quý anh Kim Đồng.

Phát động sáng tác mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu | Báo điện tử An ninh  Thủ đô

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta (mẫu 3)

Bà Triệu còn được gọi là Triệu Ẩu, Triệu Thị Trinh, Triệu Trinh Nương hay Triệu Quốc Trinh, sinh ngày 2/10 năm Bính Ngọ 226 tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay gọi là Yên Thôn) xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Bà là một trong những vị anh hùng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Quê hương của Bà Triệu chính là quê hương của hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục - những người đã có công khai mach đại khoa Nho học cho Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung. Bà Triệu mất năm 248, khi đó mới 22 tuổi. Đến nay, những câu chuyện về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu vẫn còn in đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Bà được phong là “Bột chính anh hùng tài Trinh nhất phu nhân”. Có rất nhiều giai thoại nói về người anh hùng phụ nữ Triệu Thị Trinh.

Chuyện kể về Hai Bà Trưng - HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta (mẫu 3)

Hai bà Trưng là cái tên quen thuộc mà người ta thường gọi khi nhắc đến hai chị em gái lạc tướng về Vĩnh Phúc. Tháng 3 năm 40, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát (Hát Môn, Hà Tây, nay là Hà Nội). Cuộc khởi nghĩa giành lại chính quyền của Hai bà Trưng đã làm cho chính quyền đô hộ bị tan rã và sụp đổ nhanh chóng. Bên cạnh đó còn làm cho quân Hán hoảng sợ bỏ hết của cải, vũ khí, ấn tín chạy tháo thân về nước. Hai bà Trưng được biết đến là hai nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam,Và thông thường khi nhắc đến hai bà trưng người ta thường nhớ đến hình ảnh hai người phụ nữ cưỡi voi đánh giặc. 

Xuất thân của Ngô Quyền

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta (mẫu 4)

Ngô Quyền sinh ngày 17 tháng 4 năm 898 mất ngày 14 tháng 02 năm 944, ông còn được biết đến là với tên gọi là Tiền Ngô Vương. Khi nhắc đến Ngô Quyền thì không thể nào chúng ta không nhắc đến trận đánh ghi vào lịch sử vô cùng hào hùng đó là trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng kết thúc gần một năm Bắc  Để đánh thắng quân Nam Hán thì ông đã lợi dụng  thủy triều lên xuống và ông cho bố trí một trận địa cọc nhọn bịt  sắt để cắm xuống lòng  sông  Bạch Đằng. Chúng ta dựa vào trí dựa vào thủy triều để đánh giặc, lúc mà chiến  thuyền  của giặc hùng hổ tiến vào sông Bạch Đằng thì quân ta nhử cho giặc vượt qua trận địa cọc, đợi cho nước  thủy triều xuống, đánh trước mặt và hai bên bờ sông làm cho thuyền giặc tháo chạy  va vào cọc nhọn bịt sắt  bị đắm chìm gần hết. Thái tử Hoằng Tháo chết tại trận, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân Nam Hán. Sau chiến thắng tại Bạch Đằng thì Ngô Quyền lên ngôi vua đóng đô ở Cổ Loa và ông là người đã mở ra một kỷ nguyên mới dựng nền độc lập tự chủ, tức là đặt nền móng  cho một quốc gia độc lập, Ngô Quyền làm vua  từ năm 939 đến 944 thì mất.

Đinh Tiên Hoàng – Wikipedia tiếng Việt

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta (mẫu 5)

Đinh Thiên Hoàng sinh ngày 22 tháng 03 năm 924 mất tháng 10 năm 979, tên húy là Đinh Bộ Lĩnh. Khi nhắc đến Đinh Bộ Lĩnh thì người dân Việt Nam sẽ nhớ ngay đến sự kiện dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn. Năm 944  vua Ngô Quyền mất thì một năm sau tức là năm 945 thì Dương Tam Kha chiếm khôi và xưng là Bình Vương. Con trai Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập đã chạy về Nam Sách (nay là địa bàn tỉnh Hải Dương) tạo nên cuộc tranh chấp ngôi báu giữa nhà Ngô và ngoại tộc. Dương Tam Kha đã  bại trận, Ngô Xương Ngập cùng em là Ngô Xương Văn nắm lại quyền lực Đến năm 954 thì Ngô Xương Ngập bị bệnh và chết. Hơn 10 năm sau, Ngô Xương Văn đã đem quân đi đánh các thế lực chống đối và chết tại  trận. Không còn chính quyền trung ương, đất nước càng thêm rối loạn rồi bị chia rẽ sâu sắc bởi sự nổi lên của 12 sứ quân. Cùng thời gian đó thì Đinh Bộ Lĩnh đã thuyết phục và vận động thực hiện liên kết, hàng phục và dùng sức mạnh quân sự để đánh dẹp các thế lực cát cứ.  Ông đã lần lượt thu phục các sứ quân và chấm dứt tình trạng phân chia cát cứ tiến hành thống nhất đất nước và còn được gọi là Vạn Thắng Vương. Vào năm Mậu Thìn ( năm 968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, lấy tên là  Đinh Tiên Hoàng đế và đặt tên nước là Đại Cồ Việt và cho định đô ở Hoa Lư ( Ninh Bình ngày nay).

Trần Anh Tuấn: Nguyễn Huệ, một thiên tài quân sự | Thư viện Phật Việt

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta (mẫu 6)

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, họ là những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cùng anh tham gia công việc chuẩn bị khởi nghĩa, trước hết là tập hợp lực lượng và xây dựng căn cứ trên Tây Sơn thượng đạo từ năm 1771. Sau đó thì Vua Lê đã phong Nguyễn Huệ làm Nguyên súy dực chính phù vận Uy quốc công và đồng thời vua Lê cũng đã gả công chúa Ngọc Hân. Chúng ta có thể khẳng định một điều đó là phong trào Tây Sơn đã có một số cống hiến đáng kể trên con đường lập lại nền thống nhất quốc gia: đầu tiên có thể nói đến là xóa bỏ tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng ngoài kéo dài trên hai thế kỷ; thứ hai là phong trào tây sơn đã lật đổ chính quyền chúa Nguyễn và chúa Trịnh. Trong hai cống hiến đó thì lực lượng quyết định là phong trào Tây Sơn và người tổ chức, lãnh đạo thành công là Nguyễn Huệ. Đến ngày nay thì lịch sử Việt Nam vẫn nhắc đến Nguyễn Huệ như một vị anh hùng lớn của dân tộc và được thế hệ sau này ghi nhớ công ơn to lớn này. 

HỒ CHÍ MINH – SỰ HÌNH THÀNH MỘT NHÂN CÁCH LỚN

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta (mẫu 7)

Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 05 năm 1890 mất ngày 02 tháng 09 năm 1969 tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, Bác là một anh hùng vĩ đại của dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất. vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân Việt Nam. Năm 1911, Bác ra nước ngoài, làm nhiều việc nhiều nghề và tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước. Và Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922). Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu á, Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927). Sau nhiều nỗ lực phát triển lực lượng cách mạng Ngày 19-12-1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám. Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Xem thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Đoạn văn kể lại hoạt động của em trong một buổi tham quan hoặc du lịch cùng lớp em

Đoạn văn kể về một giấc mơ đẹp của em (Chỉ ra các động từ em đã dùng)

Đoạn văn kể về một người hàng xóm mà em quý mến

Đoạn văn kể về một việc tốt em đã làm để giúp đỡ hàng xóm

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hành động dũng cảm của một bạn nhỏ

 

Đánh giá

0

0 đánh giá