TOP 10 mẫu Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm (2024) HAY NHẤT

289

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm (2024) HAY NHẤT Cánh diều hay nhất gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

TOP 10 mẫu Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm trong các câu chuyện em đã học ở Bài 12. Trang trí cho bài làm của em.

Bài Hát Về Anh Kim Đồng - Anh Hùng Nhỏ Tuổi Chí Lớn - POPS Kids Blog

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm (mẫu 1)

Vị thiếu niên dũng cảm mà em rất ngưỡng mộ là Kim Đồng. Anh là người dân tộc Nùng. Anh là một trong năm thành viên đầu tiên, cũng như là đội trưởng của Đội Nhi đồng cứu quốc. Kim Đồng đã cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần nọ, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới, anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh. Năm 1997, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Anh là một tấm gương sáng ngời để em học tập.

Trả lại SỰ THẬT hình tượng LÊ VĂN TÁM - Phần 1 - THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC SỐ  HÓA VẠN SỰ

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm (mẫu 2)

Người thiếu niên dũng cảm mà em biết đó chính là Lê Văn Tám. Anh được biết đến với một chiến tích vô cùng anh dũng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy còn nhỏ tuổi nhưng Lê Văn Tám đã tham gia lực lượng kháng chiến. Anh đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp. Hành động đó đã thể hiện tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của nhân dân Việt Nam để giành lại độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Lê Văn Tám chính là một tấm gương sáng ngời về tinh thần dũng cảm, cùng như lòng căm thù giặc và tình yêu quê hương đất nước sâu sắc.

3 điểm cần lưu ý khi phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm (mẫu 3)

"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Phạm Tiến Duật về những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Bài thơ đã cho ta thấy tinh thần lạc quan, vui vẻ của những người chiến sĩ thời kháng Mĩ. Lái những chiếc xe không kính, không đèn, không mui trên con đường hành quân gian khổ nhưng họ lại không bi quan mà còn lấy đó làm niềm vui. Họ đã dũng cảm lái những chiếc xe ấy trên những cung đường "đạn bay vèo vèo" nhưng chẳng hề sợ hãi. Những chiếc xe không kính ấy còn giúp người chiến sĩ gắn kết lại với nhau. Giữa những lúc nghỉ ngơi, người chiến sĩ bệ vệ ngồi quây quần bên nhau chung bát chung đũa. Bên cạnh đó qua bài thơ ta còn thấy hình ảnh những anh lính lái xe tràn đầy nhiệt huyết và niềm tin. Họ sẵn sàng từ bỏ thanh xuân và tuổi trẻ xông pha ra chiến trường bảo vệ sự bình yên cho đất nước. Đó chính là đại diện cho vẻ đẹp, cho hào khí của cả một thời đại của dân tộc đang trong bước nguy nan.

Sự Thật Về Vụ Án Galilei

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm (mẫu 4)

Ga-li-lê là một nhân vật dũng cảm mà em thích nhất trong câu chuyện Sự thật là thước đo chân lí đã đọc ở bài 12. Ga-li-lê là người đã nối tiếp Cô-péc-ních giúp tìm ra lập luận và khẳng định tư tưởng Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Tuy nhiên, để bảo vệ cho chân lí ấy, Ga-li-lê đã phải đối mặt với rất nhiều cản trở và nguy hiểm. Bởi lúc bấy giờ, người dân vẫn rất tôn sùng A-ri-xtốt, kể cả giáo hội và nhà vua. Do đó, khi đưa ra một tư tưởng đi ngược lại tất cả, Ga-li-lê đã bị buộc từ chức khỏi trường đại học mình đang giảng dạy. Sau đó, ông thậm chí còn bị đưa ra xét xử như một kẻ phạm tội trước mặt dân chúng và tống giam vào ngục tù cho đến hết đời mình. Dù vậy, chưa bao giờ Ga-li-lê chịu khuất phục bản thân mình trước những tư tưởng sai trái. Ông đã chấp nhận hi sinh tự do và cuộc đời mình để bảo vệ cho chân lí. Chính tinh thần dũng cảm ấy của Ga-li-lê đã khiến người khác kính nể và ngưỡng mộ vô cùng.

Anh hùng Võ Thị Sáu với vùng đất Côn Đảo thiêng liêng

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm (mẫu 5)

Chị Võ Thị Sáu (1933 - 1952) là một người em rất ngưỡng mộ. Từ năm mười lăm tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Vào tháng 5 năm 1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, chị bị đày ra Côn Đảo, bị xử tử. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Chị Võ Thị Sáu chính là tấm gương tiêu biểu về sự dũng cảm và tinh thần yêu nước.

3 bước dạy con lòng dũng cảm 'Lục Vân Tiên' - Tuổi Trẻ Online

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm (mẫu 6)

Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đấu của bộ đội ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ của tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, vì chính tôi đã chứng kiến chuyện này.

Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đó chì có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi đi xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, anh bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, anh bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Anh bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái chèo nhanh thuyền về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn anh bộ đội nhưng anh chỉ hiền lành cười và nói:

- Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các em phải hết sức cẩn thận đấy.

Đấy câu chuyện của tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Anh bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.

Xem thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện Người thu gió

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về những thay đổi của xã Ea Lâm

Đoạn văn ngắn tả màu sắc, hương thơm của một số loài hoa

Đoạn văn ngắn về một phát minh hoặc sáng chế mà em biết

 

Đánh giá

0

0 đánh giá