TOP 10 mẫu Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn (2024) HAY NHẤT

411

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn (2024) HAY NHẤT Cánh diều hay nhất gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

TOP 10 mẫu Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn.

Hé lộ những giây phút cuối đời của nữ anh hùng huyền thoại Võ Thị Sáu | Báo  Dân trí

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn (mẫu 1)

Chị Sáu là nữ anh hùng, sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa. Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào, chị đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách mạng. Năm 14 tuổi, người con gái dũng cảm đã theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp. Tinh thần bất khuất, dũng cảm của chị Võ Thị Sáu đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam, tiếp tục viết nên lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc. Cảm phục trước tấm gương người nữ anh hùng, chúng em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt hơn nữa để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh và tươi đẹp hơn, xứng đáng với sự hi sinh anh dũng của các thế hệ đi trước.

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn (mẫu 2)

Trong lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam, có rất nhiều tấm gương anh dũng đã nằm xuống để đổi lấy hòa bình của dân tộc. Trong đó, không thiếu những anh hùng tuổi còn rất nhỏ, nhưng công lao bỏ ra lại chẳng kém cạnh ai. Tiêu biểu cho những tấm gương đó chính là anh Kim Đồng, một chiến sĩ đã hy sinh khi tuổi còn rất nhỏ. Câu chuyện về tuổi thơ của anh Kim Đồng đã thể hiện được rõ tuổi trẻ nhưng chí lại chẳng nhỏ. Đặc biệt, hình ảnh cậu bé 14 tuổi ngã xuống đã làm rung động rất nhiều người. Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, quê ở Cao Bằng, anh là một chiến sĩ nhỏ tuổi, một trong những thành viên đầu tiên của Đội thiếu niên Tiền Phong. Những năm đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, cuộc sống của nhân dân khắp nơi đều khổ cực. Thương nhà, hận giặc, tuy chỉ mới rất nhỏ tuổi nhưng Kim Đồng đã tham gia hoạt động cách mạng. Anh được giao nhiệm vụ làm giao liên, đưa đón những cán bộ chiến sĩ và gửi thư từ. Anh Kim Đồng là một nhân vật có thực không phải hư cấu, là một người lính cũng là một tấm gương cho hàng triệu thanh thiếu niên noi theo. Qua đây, ta cũng biết ơn những người lính anh dũng đã hy sinh để bảo vệ nền hòa bình của dân tộc. Thế hệ trẻ cần biết ơn, ghi nhớ công lao của họ.

Kim Đồng - một trong năm Đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ  Chí Minh

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn (mẫu 3)

Kim Đồng là người đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh .Tuy anh còn nhỏ tuổi nhưng rất thích hoạt động cách mạng ,mọi công việc được giao anh đều hăng hái tham gia và hoàn thành xuất sắc . Kim Đồng thường cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, khi cán bộ đang có cuộc họp,anh phát hiện có quân Pháp đang tới nơi cư trú của cán bộ, Kim Đồng đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin (Cao Bằng) ngày 15 tháng 2 năm 1943, khi vừa tròn 14 tuổi. Anh đã ngã xuống vì tổ quốc thân yêu khi tuổi đời còn nhỏ. Dù đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh anh sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Kim Đồng đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người. Anh quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo!

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn (mẫu 4)

Kim Đồng là vị anh hùng nhỏ tuổi nhưng chí lớn, là tấm gương để em học tập và noi theo. Anh Kim Đồng là người dân tộc Nùng. Quê của anh ở tỉnh Cao Bằng. Tham gia cách mạng từ nhỏ, anh trở thành thành viên đầu tiên, cũng như là đội trưởng của Đội Nhi đồng cứu quốc. Nhiệm vụ của anh là giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Một lần, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới, anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng bằng cách nhờ bạn về đi lối khác về báo cáo còn mình thì đón đầu để quân lính chú ý đến mình. Quả nhiên, tên lính đã thẳng tay nhắm bắn anh. Tiếng súng kết thúc sinh mạng anh cũng chính là tiếng báo động để các cán bộ rút lui an toàn. Anh Kim Đồng đã gục ngã bên bờ suối năm ấy, để lại cuộc đời của mình mãi mãi ở tuổi mười lăm. Anh Kim Đồng là Anh hùng lực lượng vũ trang được nhà nước truy tặng danh hiệu mà còn là tấm gương sáng về lòng dũng cảm, tình yêu đất nước trong lòng chúng em.

Tiểu sử anh hùng Lê Văn Tám - Các vị anh hùng dân tộc Việt Nam

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn (mẫu 5)

Lê Văn Tám thường lân la tới những nơi có quân Pháp đóng để bán hàng, đánh giầy. Tám tỏ ra hiền lành, nhút nhát nên đã được bọn lính Pháp để cho đi qua, đi lại và dần dần quen mặt em. Tại Thị Nghè, có một kho xăng, đạn lớn của địch. Hình ảnh những hòm đạn, những trái bom hiện ra trong trí nhớ của Tám cùng những cảnh tàn phá, giết chóc dã man của địch đối với đồng bào ta đã thôi thúc em tính đến một việc làm táo bạo. Tám nảy ra ý định sẽ phá kho xăng đạn này. Sau mấy hôm dò la quan sát địch. Tám giấu dầu xăng trong người, thản nhiên khoác hòm lạc rang đến bán cho lính gác như thường lệ. Lợi dụng lúc bọn địch không để ý Tám chạy nhưng bay vào chỗ để xăng và xèo diêm. Dầu xăng trong người Tám bốc cháy và bén luôn vào thùng xăng gần nhất. Thế là cả kho xăng bốc cháy đùng đùng rồi lan tới chỗ để bom đạn. Tiếng nổ ầm trời, khói lửa mịt mù cả thành phố. Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh và để lại trong trí nhớ nhân dân Thành đồng Tổ quốc hình ảnh: Em bé đuốc sống của thành phố mang tên Bác của dân tộc Việt Nam

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn (mẫu 6)

Lý Tự Trọng – người thiếu niên anh hùng bất khuất, kiên gan của dân tộc –anh ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Lí Tự Trọng - người sống có lý tưởng cao đẹp, lòng trung thành, tinh thần tận tụy và đức hy sinh,quên mình xả thân vì cách mạng, anh đã hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc cho nhân dân. Lý Tự Trọng bị đem ra pháp trường, đứng trước ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, anh vẫn một lòng với Đảng, với Nhân dân. Pháp trường hôm ấy như một bức tranh lửa, hừng hực khí thế cách mạng, hàng triệu con tim cùng một nhịp đập trong tiếng hô vang “ Việt Nam! Việt Nam” của người tử tù trẻ. Ngày anh đi, anh chỉ mới 17 tuổi. Anh ra đi, nhưng ngọn lửa khát vọng của tuổi trẻ, khát vọng cống hiến, hi sinh vì tổ quốc, vì dân tộc còn sống mãi trong trái tim những người trẻ mai sau. Noi gương anh Lý Tự Trọng, tuổi trẻ thành phố mang tên Bác hăng hái xung phong đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, không ngại hy sinh gian khổ và dệt nên những thành tích to lớn góp phần xây dựng quê hương đất nước mến yêu. Điều đó đã khẳng định bản lĩnh của tuổi trẻ, nối tiếp truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ cha, anh và thể hiện trách nhiệm của những người chủ tương lai của nước nhà.

Truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho liệt sĩ Nguyễn Bá Ngọc

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn (mẫu 7)

Nguyễn Bá Ngọc là học sinh lớp 4B (năm học 1964 - 1965) trường phổ thông cấp I xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1964, giặc Mỹ vừa ồ ạt đưa quân vào miền Nam, vừa cho máy bay leo thang ra đánh phá các tỉnh miền Bắc nước ta. Chúng ném bom cả trường học và bệnh viện, Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán dưới hầm hào. Ngày 4 tháng 4 năm 1965, máy bay giặc Mỹ đã tới ném bom, bắn phá xã Quảng Trung. Lúc ấy, người lớn đã ra đồng làm việc, trong nhà chỉ còn có trẻ em. Nghe tiếng máy bay, Ngọc đã kịp chạy xuống hầm. Và bom đã rơi xuống bên cạnh nhà Ngọc. Ở dưới hầm, Ngọc nghe thấy có tiếng khóc to bên nhà Khương, Khương là bạn của Ngọc. Không chút ngần ngừ, Ngọc nhào lên, chạy sang nhà Khương thì thấy bạn của mình đã bị thương. Các em nhỏ của Khương là Toanh, Oong, Đơ đang kêu khóc. Ngọc vội vừa bế, vừa dìu hai em Oong, Đơ xuống hầm. Ngọc bò gần tới nơi trú ẩn thì giặc lại thả bom bi và em đã bị một viên bi bắn vào lưng rất hiểm. Cứu được hai em nhỏ rồi, Ngọc mới tái mặt, lả đi. Vết thương quá nặng, Ngọc đã hy sinh vào lúc 2 giờ sáng ngày 5-4-1965 ở bệnh viện. Noi gương quên mình cứu em nhỏ, thiếu nhi cả nước ta đã học tập và làm theo Nguyễn Bá Ngọc. Ngay năm ấy và năm sau, đã xuất hiện: Trần Thị Miên, Trần Thị Vệ (Thanh Hóa), Trần Quốc Ý (Nghệ Tĩnh)… đã liên tiếp dũng cảm cứu bạn, cứu em nhỏ trong bom đạn của địch

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn (mẫu 8)

Hồ Văn Mên sinh năm 1953 tại ấp Thạnh Lộc, xã An Thạnh, huyện Lái Thiêu, tỉnh Sông Bé trong một gia đình nghèo. Lên 6 tuổi, mồ côi mẹ. Năm 10 tuổi, cha bị bọn Mỹ Ngụy bắt đánh đập tàn phế rồi giết chết. Hồ Văn Mên liền vào đội thiếu nhi tham gia giết giặc từ đấy. Đến năm 13 tuổi, Mên đã 3 năm làm cách mạng, tham gia 7 trận lớn nhỏ, diệt 79 tên địch bao gồm các thứ lính, sĩ quan Mỹ, ngụy, lính Pắc-chung-hy (lính ngụy Triều Tiên) cùng nhiều xe cơ giới của địch. Sống với bà nội, Mên tỏ ra là đứa cháu ngoan, đỡ bà việc nhà, cùng bà đi chợ bán trầu cau lấy tiền sinh sống.Nhiều tên đất, tên làng mang dấu tích và chiến công của Hồ Văn Mên dự trận đánh như: Cua Cát, Phú Văn, Chợ Mới… đã đi vào lịch sử đánh giặc của tỉnh Sông Bé. Một lần bị giặc bắt, Mên đã tìm cách trốn thoát và lại tiếp tục đánh  giặc. Trận đánh nổi tiếng nhất là trận diệt hơn năm mươi chín tên sĩ quan và binh lính ngụy ở sòng bạc Phú Văn. Hồ Văn Mên đã được tặng ba danh hiệu vẻ vang: dũng sĩ diệt Mỹ, dũng sĩ diệt xe cơ giới, dũng sĩ diệt xe cơ giới cấp ưu tú. Năm 1967, Hồ Văn Mên được ra miền Bắc thăm Bác Hồ và là đại biểu nhỏ tuổi nhất trong đoàn thiếu nhi dũng sĩ miền Nam ngày đó. Anh mất ngày 5-3-1984 do vết thương ở sọ não trong một trận đánh giặc trước đây tái phát.

KƠ - PA KƠ - LƠNG - THƯ VIỆN TƯ LIỆU DẠY HỌC- THHN@

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn (mẫu 9)

Kơ-Pa Kơ-Lơng sinh ngày 19-8-1948, người dân tộc Gia Rai, Tây Nguyên. Căm thù Mỹ - Diệm giết cha trong cuộc nổi dậy của dân làng, Kơ-lơng quyết chí trả thù. Mới 13 tuổi, Kơ-lơng đã xin vào du kích, nhưng không được xã đội nhận vì còn bé và không có súng để đánh giặc, Kơ-lơng liền tự làm lấy nỏ, vót tên, phục kích bắn bị thương một tên địch. Nó không chết vì tên không tẩm thuốc. Kơ-lơng xin người già mũi tên có thuốc và bắn chết liên tiếp ba tên liền. Thế là Kơ-lơng được gia nhập du kích và được phát súng. Nhận ba viên đạn với điều kiện: phải hạ ba tên giặc. Kơ-lơng đã bắn như sau: Phát thứ nhất, bắn “xâu táo” xiên một lúc năm tên. Phát thứ hai “xâu táo” ba tên, hai thằng chết tại chỗ. Hạ quá ba tên rồi, Kơ-lơng nộp lại viên thứ ba! Đến một trận khác. Kơ-lơng bắn ba viên hạ bảy tên. Trận khác nữa: bảy viên hạ hẳn mười chín tên giặc! Trong đơn xin gia nhập quân đội, Kơ-pa Kơ-lơng viết: “Em đã giết ba mươi bốn tên Mỹ Ngụy, phá được tám xe cơ giới. Nay em đã lớn, xin cấp trên cho em được làm giải phóng quân”. Năm 15 tuổi, Kơ-lơng đã đánh 30 trận, giật 12 quả mìn, lật nhào 8 xe cơ giới, diệt 88 tên địch, trong đó có 4 tên xâm lược Mỹ. 

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn (mẫu 10)

Vừ A Dính sinh ra và lớn lên trong một gia đình người Mông có truyền thống yêu nước và cách mạng. Ngay từ nhỏ, Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. Pú Nhung luôn bị giặc đột kích vào cướp bóc, đốt nhà, bắt người. Vì thế dân làng phải cử người canh gác để phát hiện giặc. Chưa đầy 13 tuổi nhưng Vừ A Dính đã xung phong được đi canh gác như các anh chị lớn. 13 tuổi Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Đội vũ trang của Vừ A Dính hoạt động trên một địa bàn rất rộng, từ châu Điện Biên ra châu Tuần Giáo rồi ngược lên châu Tủa Chùa. Dấu chân của Dính và đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện. Đội vũ trang thoắt ẩn, thoắt hiện tại nhiều bản làng để vận động, giúp đỡ bà con các dân tộc ổn định cuộc sống, xây dựng các tổ chức đoàn thể cách mạng, bí mật tổ chức kháng chiến, đánh Pháp xâm lược. Cuộc sống kháng chiến gian khổ nhưng Vừ A Dính rất lạc quan yêu đời. Dính rất ham học và học khá. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo. Khuôn mặt tròn, đôi mắt tinh nhanh, chân tay thoăn thoắt là hình ảnh chiến sĩ nhỏ Vừ A Dính hằn sâu trong mắt các chiến sĩ của đội vũ trang Tuần Giáo.

Xem thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện Người thu gió

Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về những thay đổi của xã Ea Lâm

Đoạn văn ngắn tả màu sắc, hương thơm của một số loài hoa

Đoạn văn ngắn về một phát minh hoặc sáng chế mà em biết

Đoạn văn ngắn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết

 

Đánh giá

0

0 đánh giá