Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách bài tập Toán lớp 3 Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Toán lớp 3 Bài 2
Giải Vở bài tập Toán lớp 3 Bài 2 Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000
Vở bài tập Toán lớp 3 Bài 2 Tiết 1
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 7 Bài 1: Tính nhẩm.
a) 60 + 20 = …… b) 500 + 300 = ……
80 – 60 = …… 800 – 500 = ……
80 – 20 = …… 800 – 300 = ……
c) 900 + 100 = …….
1000 – 900 =……
1000 – 100 = ……
Lời giải
a) 60 + 20 = 80 b) 500 + 300 = 800
80 – 60 = 20 800 – 500 = 300
80 – 20 = 60 800 – 300 = 500
c) 900 + 100 = 1000
1000 – 900 = 100
1000 – 100 = 900
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 7 Bài 2: Đặt tính rồi tính.
a) 47 + 53 100 – 35
…………… ……………
…………… ……………
…………… ……………
b) 275 + 18 482 – 247
…………… ……………
…………… ……………
…………… ……………
Lời giải
Đặt tính theo cột dọc sao cho các hàng thẳng cột với nhau, sau đó thực hiện phép cộng các số từ phải qua trái.
Các phép tính được thực hiện như sau:
+ 7 cộng 3 bằng 10, viết 0 nhớ 1 + 4 cộng 5 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10 Vậy 47 + 53 = 100. |
|
+ 5 cộng 8 bằng 13, viết 3 nhớ 1 + 7 cộng 1 bằng 8, thêm 1 bằng 9, viết 9 + 2 cộng 0 bằng 2, viết 2 Vậy 275 + 18 = 293. |
|
+ 0 không trừ được 5, lấy 10 trừ 5 bằng 5, viết 5 nhớ 1 + 3 thêm 1 bằng 4, 10 trừ 4 bằng 6, viết 6 Vậy 100 – 35 = 65. |
|
+ 2 không trừ được 7, lấy 12 trừ 5 bằng 5, viết 5 nhớ 1 + 4 thêm 1 bằng 5, 8 trừ 5 bằng 3, viết 3 + 4 trừ 2 bằng 2, viết 2 Vậy 482 – 247 = 235. |
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 7 Bài 3: Tính khối lượng.
Con lợn cân nặng 75 kg, con chó cân nặng 25 kg. Hỏi: a) Con lợn và con chó cân nặng tất cả bao nhiêu ki – lô – gam? b) Con chó nhẹ hơn con lợn bao nhiêu ki – lô – gam? |
Bài giải ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………… |
Lời giải
a) Con lợn và con chó cân nặng tất cả số ki – lô – gam là:
75 + 25 = 100 (kg)
b) Con chó nhẹ hơn con lợn số ki – lô – gam là:
75 – 25 = 50 (kg)
Đáp số: a) 100 kg
b) 50 kg.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 7 Bài 4: Chọn câu trả lời đúng
Phép tính ghi ở hình nào có kết quả lớn nhất?
A. Hình tam giác
B. Hình tròn
C. Hình chữ nhật
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Tính kết quả của các phép tính và so sánh các kết quả để tìm ra số lớn nhất
Em đặt tính rồi tính
Vậy 225 + 38 = 263
281 – 19 = 262
125 + 161 = 286
Ta thấy: 286 > 263 > 262 (do số 286 có chữ số hàng chục là 8, số 263 và số 262 có chữ số hàng chục là 6).
Trong ba số trên, số lớn nhất là 286, là kết quả của phép tính 125 + 161.
Vậy phép tính ghi ở hình chữ nhật có kết quả lớn nhất.
Vở bài tập Toán lớp 3 Bài 2 Tiết 2
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 8 Bài 1: Số?
Lời giải
a) Muốn tìm tổng, ta lấy số hạng cộng với số hạng.
Số hạng | 216 | 308 | 451 |
Số hạng | 432 | 327 | 173 |
Tổng | 648 | 635 | 624 |
b) Muốn tìm hiệu, ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
Số bị trừ | 456 | 527 | 634 |
Số trừ | 231 | 342 | 208 |
Hiệu | 225 | 185 | 426 |
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 8 Bài 2: Số?
Lời giải
+ Ta có: 34 + 48 = 82
82 – 27 = 55
Do đó hai số cần điền vào ô trống lần lượt là 82; 55.
+ Ta có: 100 – 42 = 58
58 – 33 = 25
Do đó hai số cần điền vào ô trống lần lượt là 58; 25.
Vậy ta điền vào ô trống như sau:
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 8 Bài 3: Viết A, B, C, D, E thích hợp vào chỗ chấm.
a) Bông hoa …… ghi phép tính có kết quả lớn nhất.
b) Bông hoa …… ghi phép tính có kết quả bé nhất.
c) Hai bông hoa …… và …… ghi hai phép tính có kết quả bằng nhau.
Lời giải
Thực hiện tính toán để tìm kết quả của các phép tính và tiến hành so sánh:
Đặt tính rồi tính:
Khi đó:
+ Bông hoa A: 125 + 35 = 160
+ Bông hoa B: 168 + 103 = 271
+ Bông hoa C: 472 – 317 = 155
+ Bông hoa D: 392 – 125 = 267
+ Bông hoa E: 270 – 110 =160
∙ So sánh các kết quả: 160; 271; 155; 267; 160.
Ta thấy: 271 > 267 > 160 > 155.
Trong các số trên, số lớn nhất là 271, tương ứng với kết quả của bông hoa B.
Do đó bông hoa B ghi phép tính có kết quả lớn nhất.
Trong các số trên, số bé nhất là 155, tương ứng với kết quả của bông hoa C.
Do đó bông hoa C ghi phép tính có kết quả bé nhất.
Bông hoa A và bông hoa E đều có kết quả bằng 160.
Do đó hai bông hoa A và E có ghi phép tính có kết quả bằng nhau.
Vậy ta điền vào như sau:
a) Bông hoa B ghi phép tính có kết quả lớn nhất.
b) Bông hoa C ghi phép tính có kết quả bé nhất.
c) Hai bông hoa A và E ghi hai phép tính có kết quả bằng nhau.
Một cửa hàng buổi sáng bán được 100 l nước mắm, buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 25 l nước mắm. Hỏi: a) Buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu lít nước mắm? b) Cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít nước mắm? |
Bài giải ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………… |
Lời giải:
a) Buổi chiều cửa hàng bán được số lít nước mắm là:
100 – 25 = 75 (l)
b) Cả hai buổi của hàng bán được số lít nước mắm là:
100 + 75 = 175 (l)
Đáp số: a) 75 l
b) 175 l
Xem thêm lời giải vở bài tập Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 3: Tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ
Bài 4: Ôn tập bảng nhân 2; 5, bảng chia 2; 5
Bài 5: Bảng nhân 3, bảng chia 3
Bài 6: Bảng nhân 4, bảng chia 4
Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.