Bài 12 trang 98 Toán 11 Tập 2 | Chân trời sáng tạo Giải Toán lớp 11

160

Với giải Bài 12 trang 98 SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài tập cuối chương 9 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Bài 12 trang 98 Toán 11 Tập 2 | Chân trời sáng tạo Giải Toán lớp 11

Bài 12 trang 98 Toán 11 Tập 2: Chọn ngẫu nhiên một số từ tập hợp các số tự nhiên có 3 chữ số. Tính xác suất của các biến cố:

A: "Số được chọn chia hết cho 2 hoặc 7";

B: "Số được chọn có tổng các chữ số là số chẵn".

Lời giải:

Dãy các số tự nhiên có 3 chữ số là 100; 101; 102; …; 999.

Có tất cả 9991001+1=900 số có ba chữ số.

+) Gọi biến cố C “Số được chọn chia hết cho 2” và biến cố D “Số được chọn chia hết cho 7”.

Biến cố CD “Số được chọn chia hết cho cả 2 và 7”.

Biến cố C ∪ D “Số được chọn chia hết cho 2 hoặc 7”.

Khi đó P(C ∪ D) = P(C) + P(D) – P(CD).

Dãy các số có ba chữ số chia hết cho 2 là 100; 102; …; 998.

Có tất cả 9981002+1=450 số có ba chữ số chia hết cho 2.

Do đó P(C)=450900=12.

Dãy các số có ba chữ số chia hết cho 7 là 105; 112; 119; …; 994.

Có tất cả 9941057+1=128 số có ba chữ số chia hết cho 7.

Do đó P(D)=128900=32225.

Dãy các số có ba chữ số chia hết cho 2 và 7 là 112; 126; 140; …; 994.

Có tất cả 99411214+1=64 số có ba chữ số chia hết cho 2 và 7.

Do đó P(CD) = 64900=16225.

Suy ra PCD=12+3222516225=257450.

Vậy xác suất để số được chọn chia hết cho 2 hoặc 7 là 257450.

+) Gọi biến cố E “Số được chọn có ba chữ số chẵn” và biến cố F “Số được chọn có 1 chữ số chẵn và 2 chữ số lẻ”.

Biến cố E  F “Số được chọn có tổng các chữ số là số chẵn”.

Vì E và F xung khắc nên P(E  F) = P(E) + P(F).

Gọi số có ba chữ số chẵn có dạng abc¯ được lập từ các số {0; 2; 4; 6; 8}.

Khi đó ta có 4 cách chọn a, 5 cách chọn b và 5 cách chọn c. Do đó có 4 × 5 × 5 = 100 cách chọn số có ba chữ số chẵn.

Do đó P(E)=100900=19.

Gọi số có ba chữ số có 1 chữ số chẵn và 2 chữ số lẻ có dạng abc¯ được lập từ các số {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}.

Nếu a là số chẵn, b, c là số lẻ thì có 4 × 5 × 5 = 100 cách chọn.

Nếu a là số lẻ, b là số chẵn, c là số lẻ thì có 5 × 5 × 5 = 125 cách chọn.

Nếu a là số lẻ, b là số lẻ và c là số chẵn thì có 5 × 5 × 5 = 125 cách chọn.

Do đó có 100 + 125 + 125 = 350 cách chọn số có ba chữ số có 1 chữ số chẵn và 2 chữ số lẻ.

Suy ra P(F)=350900=718.

Do đó PEF=19+718=12.

Vậy xác suất để số được chọn có tổng các chữ số là số chẵn là 12 .

Đánh giá

0

0 đánh giá