Nêu những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại

136

Với giải Câu hỏi trang 36 SGK Lịch sử 6 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 8. Ấn Độ cổ đại đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Nêu những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại

Câu hỏi trang 36 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Nêu những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại.

Trả lời:

- Những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại:

+ Khoảng năm 2500 TCN, người bản địa Đra-vi-a đã xây dựng những thành thị đầu tiên dọc theo hai bên bờ sông Ấn. Giữa thiên niên kỷ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, thống trị người Đra-vi-a.

+ Trong xã hội tồn tại chế độ đẳng cấp Vác-na (phân biệt về chủng tộc và màu da).

§  Đẳng cấp thứ nhất là Brahman, là những người da trắng có thân phận là Tăng lữ - quý tộc. Đây là đẳng cấp cao nhất – những người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ nghiên cứu - giảng dạy kinh Vê-đa và lo việc cúng tế thần linh.

·        Đẳng cấp thứ hai là Ksatria, là những người da trắng có thân phận là: vương công/ võ sĩ. Những người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ: học kinh Vê-đa; dâng lễ tế thần linh và cai trị thần dân.

·        Đẳng cấp Vaisia (nông dân, thợ thủ công; thương nhân) – những người thuộc đẳng cấp này có nghĩa vụ nộp thuế, lao dịch; phục vụ cho Bram và Ksatria.

·        Đẳng cấp Suđra là những người bản địa da màu bị chinh phục và những người có địa vị thấp kém nhất trong xã hội; họ phải phục tùng không điều kiện cho 3 đẳng cấp trên (Brama, Ksatria và Vaisia).

Đánh giá

0

0 đánh giá