Ankadien (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải)

400

Toptailieu.vn xin giới thiệu sơ lược Lý thuyết Ankadien (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải) Hóa học 11 chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 11 ôn luyện để nắm chắc kiến thức cơ bản và đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học.

Mời các bạn đón xem:

Ankadien (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải)

A. Lý thuyết Ankadien

I. Định nghĩa và phân loại

1. Định nghĩa

- Ankađien là hidrocacbon mạch hở có hai liên kết đôi  C = C trong phân tử.

Thí dụ:

 (ảnh 1)

- Công thức chung của các ankađien là CnH2n – 2 (n ≥ 3).

2. Phân loại

- Dựa vào vị trí liên kết đôi, chia ankađien thành ba loại:

+ Hai liên kết đôi cạnh nhau: – C = C = C –

Thí dụ: propađien (anlen): CH2 = C = CH2.

+ Ankađien liên hợp (ankađien có hai liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn):

– C = C – C = C –

Thí dụ: buta-1,3-đien (đivinyl): CH2 = CH – CH = CH2.

+ Có hai liên kết đôi cách nhau từ hai liên kết đơn trở lên:

Thí dụ: penta-1,4-đien: CH2 = CH – CH2 – CH = CH2.

Quan trọng nhất là các ankađien liên hợp. Hai chất có nhiều ứng dụng trong thực tế là: buta-1,3-đien (CH2 = CH – CH = CH2) và isopren CH2 = C(CH3) – CH = CH2.

II. Tính chất hóa học

- Các ankađien có thể tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác niken), halogen và hidro halogenua.

1. Phản ứng cộng

a) Với hiđro

CH2 = CH – CH = CH2 + 2H2 toNi CH3 – CH2 – CH2 – CH3

b) Với brom

+ Cộng 1,2:

 (ảnh 3)

        + Cộng 1,4:

 (ảnh 4)

        + Cộng đồng thời vào 2 nối đôi:

CH2 = CH – CH = CH2 + 2Br2 → CH2Br – CHBr – CHBr – CH2Br

c) Với hiđro halogenua

+ Cộng 1,2:

 (ảnh 5)

+ Cộng 1,4:

CH2 = CH – CH = CH2 + HBr 40Co CH3 – CH = CH – CH2Br (sp chính)

2. Phản ứng trùng hợp

- Khí có mặt của Na hoặc chất xúc tác khác, buta-1,3-đien tham gia trùng hợp, chủ yếu trùng hợp theo kiểu 1,4:

 n CH2 = CH – CH = CH2 xtto,p (– CH2 – CH = CH – CH–)n

3. Phản ứng oxi hoá

a) Oxi hoá hoàn toàn

Thí dụ:

          2C4H6 + 11O2 to 8CO2 + 6H2O

b) Oxi hoá không hoàn toàn

    Buta-1,3-đien và isopren cũng làm mất màu dung dịch KMnO4.

III. Điều chế

1. Điều chế butađien: từ butan hoặc butilen.

CH3 – CH2 – CH2 – CH3 to,xt CH2 = CH – CH = CH2 + 2H2

2. Điều chế isopren: bằng cách tách hidro của isopentan.

 (ảnh 6)

IV: Ứng dụng

Nhờ phản ứng trùng hợp, từ butađien hoặc từ isopren có thể điều chế được polibutađien hoặc poliisopren là những chất đàn hồi cao được dùng để sản xuất cao su.

B. Bài tập Ankadien

Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại ankađien liên hợp?

A. CH2 = C = CH2

B. CH2 = CH – CH2 – CH = CH2

C. CH3 – CH = C = CH2

D. CH2 = CH – CH = CH2

Đáp án: D

Câu 2: Số liên kết  trong 1 phân tử buta - 1,2 - đien là

A. 8

B. 7

C. 6

D. 9

Đáp án: D

Câu 3: Các nhận xét sau, nhận xét nào đúng?

A. Các ankađien đều có công thức CnH2n.

B. Các chất có công thức CnH2n-2 đều là ankađien.

C. Các chất có hai liên kết đôi đều là ankađien.

D. Các ankađien đều có hai liên kết đôi.

Đáp án: D

Câu 4: Trong các chất dưới đây chất nào được gọi tên là đivinyl ?

A.CH= C = CH - CH

B. CH2 = CH - CH = CH - CH3

C. CH2 = CH - CH = CH2

D. CH2 = CH - CH2 - CH = CH2

Đáp án: C

Câu 5: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. CH2 = CH – CH2 – CH3

B. CH3 – CH = C(CH3)2

C. CH3 – CH = CH – CH = CH2

D. CH2 = CH – CH = CH2

Đáp án: C

Câu 6: Hợp chất nào trong số các chất sau có 7 liên kết xích ma và 3 liên kết π?

A. Buta-1,3-đien.

B. Isopren.

C. Propađien.

D. Vinyl axetilen

Đáp án: D

Câu 7: Cho công thức cấu tạo: CH2=CH-CH=CH-CH3. Tên gọi nào sau đây là phù hợp với CTCT đó? 

A. pentađien

B. penta-1,3-đien

C. penta-2,4-đien

D. isopren

Đáp án: A

Câu 8: Hiđro hóa hoàn toàn buta-1,3-đien, thu được

A. butan

B. isobutan

C. isopentan

D. pentan

Đáp án: B

Câu 9: Hiđro hóa hoàn toàn isopren, thu được

A. pentan

B. isobutan

C. isopentan

D. neopentan

Đáp án: C

Câu 10: Chất nào sau đây có tên là isopren?

A. CH2=CH–CH2–CH3                                 

B. CH2=CH–C(CH3)=CH2

C. CH3–CH=CH–CH=CH2                 

D. CH2=CH–CH=CH2

Đáp án: B

Câu 11: Hỗn hợp X gồm anken và một ankađien. Cho 0,1 mol hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thấy có 25,6 gam brom đã phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X thu được 0,32 mol CO2. Vậy công thức của anken và ankađien lần lượt là:

A. C2H4 và C5H8

B. C2H4 và C4H6

C. C3H6 và C4H6

D. C4H8 và C3H4

Đáp án: B

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankađien kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thì thu được 28,6 gam CO2  và 9,18 gam nước. Vậy công thức của 2 ankađien là:

A. C6H10 và C7H12 

B. C5H8 và C6H10

C. C4H6 và C5H8

D. C3H4 và C4H6

Đáp án: C

Câu 13: Oxi hóa hoàn toàn 6,8 gam ankađien X, thu được 11,2 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là

A. C3H2

B. C4H6

C. C5H8

D. C6H10

Đáp án: C

Câu 14: Một hỗn hợp X gồm etan, propen và butađien. Tỷ khối của hỗn hợp X đối với H2 là 20. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được?

A. 45,0 gam

B. 37,5 gam

C. 40,5 gam

D. 42,5 gam

Đáp án: D

Câu 15: Hỗn hợp X gồm một ankađien và hiđro có tỷ lệ mol là 1 : 2. Cho 10,08 lít hỗn hợp X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của hỗn hợp Y đối với hỗn hợp X là 1,25. Hãy cho biết khi cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thì có bao nhiêu mol Br2 đã tham gia phản ứng?

A. 0,15 mol

B. 0,06 mol

C. 0,18 mol

D. 0,21 mol

Đáp án: D

Câu 16: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol butađien, 0,2 mol etilen và 0,4 mol H2. Cho hỗn hợp X qua Ni, nung nóng thu được V hỗn hợp Y (đktc). Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thấy có 32,0 gam brom đã tham gia phản ứng. Vậy giá trị của V tương ứng là:

A. 13,44 lít

B. 12,32 lít 

C. 10,08 lít

D. 11,20 lít

Đáp án: C

Câu 17: Cao su buna là sản phẩm trùng hợp chủ yếu theo kiểu 1,4 của

A. buta-1,3-đien

B. isopren

C. buta-1,4-đien

D. but-2-en

Đáp án: A

Câu 18: Cho ankađien X tác dụng với HBr trong điều kiện thích hợp thì thu được dẫn xuất Y trong đó brom chiếm 69,56% về khối lượng. Vậy công thức phân tử của X có thể là

A. C6H10

B. C5H8

C. C4H6

D. C3H4

Đáp án: B

Câu 19: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là

A. CH3CHBrCH=CH2.

B. CH3CH=CHCH2Br.

C. CH2BrCH2CH=CH2.

D. CH3CH=CBrCH3.

Đáp án: A

Câu 20: Khi trùng hợp một ankađien X thu được polime M có cấu tạo như sau :

...– CH2CH=CHCH2CH2CH=CHCH2CH2CH=CHCH2–...

Công thức phân tử của monome X ban đầu là

A. C3H4.

B. C4H6.

C. C5H8

D. C4H8.

Đáp án: B

Câu 21: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là

A. CH3CHBrCH=CH2

B. CH3CH=CHCH2Br.

C. CH2BrCH2CH=CH2. 

D. CH3CH=CBrCH3.

Đáp án: B

Câu 22: Trong các hiđrocacbon sau: propen, but-1-en, but-2-en, penta-1,3-đien, buta-1,3- đien. Những chất nào khi hiđro hóa hoàn toàn đều tạo ra butan?

A. propen, but-1-en.

B. penta-1,4-đien, but-1-en.

C. propen, but-2-en.

D. but-1-enbut-2-en, buta-1,3- đien.

Đáp án: B

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm etan, propen, buta-1,3-đien (tỉ khối của hỗn hợp X đối với H2 bằng 22,2) thì thu được m gam hỗn hợp khí CO2 và hơi nước. Giá trị của m là:

A. 38,96 gam

B. 28,16 gam

C. 10,8 gam 

D. 8,88 gam

Đáp án: A

Câu 24: Cho buta-1,3-đien phản ứng cộng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1. Số dẫn xuất đibrom (đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học) thu được là

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Đáp án: A

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn m gam ankađien X, thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch Br2, số mol Br2 tối đa tham gia phản ứng là

A. 0,10 mol

B. 0,20 mol

C. 0,30 mol

D. 0,05mol

Đáp án: B

Câu 26: Ankađien sau đây có bao nhiêu đồng phân hình học?

CH3-CH=CH-CH=CH-CH3

A. 3

B. 5

C. 2

D. 4

Đáp án: A

Câu 27: Ứng với công thức phân tử C5H8 có mấy chất thuộc loại ankađien liên hợp đồng phân của nhau?

A. Hai chất.

B. Ba chất.

C. Bốn chất.

D. Năm chất.

Đáp án: B

Câu 28: Hiện nay trong công nghiệp, buta–1,3–đien được tổng hợp bằng cách: 

A. tách nước của etanol.

B. tách hiđro của các hiđrocacbon.

C. cộng mở vòng xiclobuten.

D. cho sản phẩm đime hoá axetilen, sau đó tác dụng với hiđro (xúc tác Pd–PbCO3).

Đáp án: B

Câu 29: 2,24 lít hỗn hợp X gồm buta–1,3–đien và but–1–in (đktc) có thể tác dụng hết  tối đa bao nhiêu lít dung dịch brom 0,10 M? 

A. 2 lít.

B. 1 lít.

C. 1,5 lít.

D. 2,5 lít.

Đáp án: A

Câu 30: Kết luận nào sau đây là không đúng? 

A. Ankađien là những hiđrocacbon không no mạch hở, phân tử có hai liên kết đôi C=C.

B. Ankađien có khả năng cộng hợp hai phân tử hiđro.

C. Những hợp chất có khả năng cộng hợp hai phân tử hiđro thuộc loại ankađien.

D. Những hiđrocacbon không no mạch hở, phân tử có hai liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn được gọi là ankađien liên hợp.

Đáp án: C

Đánh giá

0

0 đánh giá